Phương pháp học tập và giảm áp lực trước thi cử

G

giaolun

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong nhiều trường hợp, áp lực cũng là một động lực để bạn làm tốt hơn công việc của mình hoặc học hành chăm chỉ cho kỳ thi, vì bạn có sợ thất bại, sợ thua kém bạn bè, sợ làm ba mẹ thất vọng…thì bạn mới có nhân tố thúc đẩy để làm tốt hơn, để không bị rơi vào những trường hợp mà bạn lo sợ. Nhưng không ít trường hợp, những lo ngại, áp lực này lại gây ra tác dụng tiêu cực, khiến bạn chuyển từ nỗi sợ hãi sang sự trốn tránh, bất lực, bế tắc. Hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra: bạn có thể làm một vài hành động xuẩn ngốc nào đó để khỏi đối mặt với nó. Hãy nhớ điều này: nhiều người đã từng nghĩ đến cái chết vì nỗi sợ hãi áp lực học hành và kết quả đạt được không như ý muốn. Và thật không may nếu bạn đã từng, hoặc đang hiện là một trong những số đó.

Vậy chúng ta sẽ làm gì để đối mặt với những kỳ thi và giảm bớt stress do việc học hành mang lại?

Phuong-phap-hoc-tap-giam-ap-luc.jpg

Sau đây là một số lời khuyên hữu ích mà DeltaViet đã tổng hợp và khảo sát:
Có một lượng thời gian vừa đủ để chuẩn bị cho các kỳ thi:
Thời gian vừa đủ sẽ khiến chúng ta có chuẩn bị tốt về mặt tâm lý cũng như các kiến thức cần thiết cho kỳ thi. Đừng để đến gần phút chót, sắp diễn ra kỳ thi, bạn mới quáng quàng ôn tập vội vã hay học tủ, trông chờ may rủi…Để làm được điều này, bạn hãy lập một lịch ôn thi khoa học và cố gắng tuân theo lịch này, tự nhắc nhở bản thân hoặc chia sẻ với bạn bè để có thêm động lực thực hiện.
Tìm cho mình cách ôn tập tốt nhất:
Bạn học như thế nào thì hiệu quả nhất? Thời gian nào, địa điểm nào, học cùng với ai hay học một mình thì dễ học bài hơn? Hãy tận dụng các phương pháp ghi chú, sơ đồ tư duy, vẽ hình minh họa, ghi âm bài học rồi nghe lại…để tận dụng tối đa các hình thức ghi nhớ của não bộ.
Chọn tài liệu hợp lý:
Ngoài giáo trình, sách giáo khoa, bạn sẽ cần phải đọc thêm tài liệu tham khảo, sách bài tập, hướng dẫn ôn luyện thì việc ôn tập mới có hiệu quả. Về vấn đề này, bạn có thể hỏi bạn bè, ý kiến thầy cô hoặc tự mày mò một buổi trong nhà sách, chắc chắn bạn sẽ nhận được một vài điều thú vị.
Ăn uống đầy đủ và hợp lý:
Thường khi chịu áp lực công việc hay tập trung vào làm việc gì đó quá nhiều, chúng ta có khuynh hướng xem nhẹ vấn đề ăn uống của mình. Ăn vớ vẩn cho qua bữa, giờ ăn không cố định, thất thường…sẽ dễ khiến cho bạn gặp rắc rối với hệ tiêu hóa và trong nhiều trường hợp, bạn không đủ sức khỏe để ôn tập một cách hiệu quả. “Có thực mới vực được đạo” – ông bà ta đã dạy, vậy nên hãy chú trọng bữa ăn của mình nhé bạn.
Đừng quên chơi:
Cái gì? Vui chơi, giải trí ư? Tớ còn một đống bài tập chưa xong đây này! – Có lẽ bạn sẽ hét toáng lên khi ai đó đề nghị ra ngoài vui chơi một tí. Kỳ thực, việc bạn vui chơi làm mất thời gian hay xao nhãng học tập là suy nghĩ không đúng đắn. Một ngày chúng ta có 24 giờ, ngoài việc dành thời gian ngủ đủ 6-8 giờ/ ngày, bạn còn khoảng 16 – 18 giờ để sinh hoạt và học tập. Trong đó bạn giành bao nhiêu thời gian cho việc thực sự tập trung vào bàn học? Việc cặp kè với chiếc bàn học cả ngày không phải là một phương pháp học tập hay ho, vì càng học nhiều, tiếp thu nhiều thông tin dồn dập một lúc, chúng ta có khuynh hướng quên nhiều hơn. Vậy nên, hãy chia nhỏ thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý trong ngày. Dựa vào nhịp sinh học của mình, bạn có thể đoán được giờ nào mình học hiệu quả nhất và kém hiệu quả nhất. Vào giờ kém hiệu quả, bạn không nên cố học nữa mà có thể thư giãn bằng một giấc ngủ ngắn, xem ti vi, hát hò, nấu ăn, chơi thể thao…để tập trung sức lực cho giờ mà bạn học hiệu quả nhất. Theo nhịp sinh học thông thường, chúng ta sẽ hoạt động trí não kém linh hoạt nhất vào các khoảng thời gian từ 6h – 7h sáng, 11h – 13h, 17h – 19h. Bạn nên tận dụng thời gian này để giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ.
Tham khảo bí quyết ôn luyện của các bạn có thành tích học tập tốt, hay trên diễn đàn; chia sẻ tâm trạng, mục tiêu của bạn trước kỳ thi:
Trao đổi bí quyết học tập với nhau trên các diễn đàn cũng là một cách giảm áp lực và tìm ra nhiều phương pháp hay mà bạn không ngờ tới đó bạn. Trước kỳ thi, bạn có thể sẽ gặp rất nhiều áp lực và mệt mỏi, chán nản, khi học tập không hiệu quả, bài tập khó, học trước quên sau…Đừng ngần ngại chia sẻ điều này với bạn bè, người thân của bạn. Có thể họ không cho bạn lời khuyên hữu ích nhưng họ sẽ động viên, cho bạn thêm liều thuốc tinh thần và quan tâm bạn nhiều hơn. Bạn sẽ thấy tâm trạng nhẹ nhàng hơn khi đối mặt với những vấn đề của mình.
Và dĩ nhiên, phải ngủ đủ giấc nhé các bạn.
Còn rất nhiều phương pháp khác mà có thể sau khi đọc bài viết này bạn muốn chia sẻ với những người bạn của mình, hãy xích lại gần nhau để học tập tốt hơn và vượt qua mọi trở ngại nhé bạn.
Chúc bạn học tập tốt!
Nhóm tác giả (hanhtrinhdelta.com
 
Top Bottom