phương pháp học tập có hiệu quả

H

hang173

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[FONT=Verdana, Arial]Trong quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư... nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả.

Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học

Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán... Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.

Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.

2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học

Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:

Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.

+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.

+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.


Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?

3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.
[/FONT]
 
H

hang173

Bạn đang tìm một phương pháp để việc học thật hiệu quả và không tốn nhiều thời gian, công sức? M.U.R.D.E.R (Mood – Understanding – Recall – Digest – Expant – Review) là một phương pháp đơn giản nhưng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy.

1. Mood (Tâm trạng):

Hãy tạo ra một tâm trạng thoải mái cho mình trước khi bắt đầu học.

Hãy chọn một khoảng thời gian, không gian và thái độ thích hợp để bắt đầu việc học.

2. Understanding (Sự hiểu biết):

Khi gặp một cái gì không hiểu trong một phần, hãy đánh dấu lại.

Cố tập trung vào một phần hay một nhóm các bài tập mà bạn có thể giải quyết được.

3. Recall (nhắc lại):

Sau khi đã học được một phần, dừng lại và chuyển những gì bạn vừa học sang ngôn ngữ của chính bạn.

4. Digest (hấp thụ):

Quay trở lại với cái mà lúc nãy bạn chưa hiểu và thử xem xét lại các dữ kiện.

Có thể tham khảo thêm các tài liệu khác ( một quyển sách nào đó hay sự chỉ dẫn của thầy cô chẳng hạn). Nếu bạn vẫn không hiểu được. 5. Expand (mở rộng):

Trong bước này, hãy đặt ra ba dạng câu hỏi liên quan tới những gì bạn vừa học:

- Nếu tôi có thể nói chuyện với tác giả của cuốn sách thì tôi sẽ hỏi gì và sẽ phê bình cái gì?

- Những tài liệu này sẽ được áp dụng như thế nào vào những thứ tôi thấy thú vị?

- Tôi sẽ phải làm như thế nào để khiến vấn đề này trở nên hấp dẫn và dễ hiểu đối với các học sinh, sinh viên khác?

6. Review (ôn lại):

Lướt qua tất cả những gì bạn mới hoàn thành xem phương thức nào đã giúp bạn hiểu và/hoặc giữ lại những kiến thức cũ để áp dụng vào những gì bạn đang học.

Đây là một cách học giúp bạn hiểu biết chính xác về việc bạn nắm vững các vấn đề đến đâu, và buộc bạn phải nghĩ về chuyện này, chứ không đơn thuần là bỏ qua nó.

- Thường xuyên xem lại sách và những ghi chép của bạn để cho những kiến thức ấy luôn mới mẻ.

- Trong khi đọc sách hoặc xem lại các ghi chép, hãy tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó.

- Hãy tưởng tượng bạn là giáo viên của khóa học đó. Bạn sẽ đặt ra những câu hỏi như thế nào trong bài kiểm tra?

- Hãy luôn trau dồi thông tin về những gì bạn cần phải biết.

Hãy viết những câu hỏi hay một thuật ngữ nào đó vào một mặt của tấm thẻ phụ lục. Ở mặt sau của tấm thẻ ấy hãy viết câu trả lời hay định nghĩa cho câu hỏi hay thuật ngữ ở mặt trước. Bạn hãy tráo đổi vị trí của những tấm thẻ để bạn không thể nhớ các từ ấy theo vị trí của nó và sau đó thì nhìn vào tấm thẻ đặt trên cùng. Lúc này, bạn phải cố gắng trả lời câu hỏi hay nêu định nghĩa của thuật ngữ. Thật tuyệt nếu như bạn biết câu trả lời. Chuyển tấm thẻ xuống dưới cùng của cả tập thẻ. Nếu bạn không có câu trả ời, hãy nhìn vào mặt sau của tấm thẻ, rồi lại cất nó xuống sau một vài tấm thẻ khác để lát nữa bạn sẽ gặp lại nó và xem xem lần này thì bạn đã nhớ chưa. Cứ như vậy, bạn đi qua tất cả các tấm thẻ cho tới khi bạn đã nắm được hết các dữ liệu.

Một mẹo nhỏ khi luyện tập với các tấm thẻ đó là luôn mang theo mình những tấm thẻ này. Hãy lợi dụng những chiếc túi trên quần áo của bạn. Tự kiểm tra bản thân khi bạn đang xếp hàng, đang ngồi tren xe bus ..v.v… Nếu bạn nghĩ là bạn biết câu trả lời, nhưng không biết diễn đạt chúng ra sao, thì có nghĩa là bạn chưa nắm thật chắc vấn đề đó. Cách duy nhất để có thể chắc chắn là bạn biết một cái gì là bạn phải giải thích được điều đó. Đó cũng là cách tốt nhất để tránh cảm giác hồi hộp trong lúc kiểm tra.

Bạn cũng nên học với một người bạn cùng lớp để cùng nhau chia sẻ ý tưởng và giúp đỡ nhau nắm chắc các khái niệm mới. Và nhờ có nhau, các bạn có thể kiểm tra xem cách giải thích của mình như vậy đã hợp lí chưa.
(ST)
 
Top Bottom