Văn 9 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích "Người ăn xin"

Hanna Alice

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng mười một 2021
1
1
6
17
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1
Cảm nhận về nhân vật chính trong văn bản, một bạn học sinh viết như sau:
“Nhà văn đã dành sự đồng cảm sâu sắc, ca ngợi vẻ đẹp của nhân vật, dẫu trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ ấy vẫn ánh lên những phẩm chất tốt đẹp.”
Bằng sự hiểu biết về văn bản em vừa xác định, hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch ( khoảng 10 - 12 câu) làm sáng tỏ luận điểm trên, trong đó có sử dụng một câu ghép, từ ngữ làm phép thế (gạch chân câu ghép và từ ngữ dùng làm phép thế, chú thích rõ
bài 2
Em hãy đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi.Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Ngữ văn 9 tập I trang 22) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và chỉ ra một câu có lời dẫn trực tiếp trong ngữ
liệu trên.
Câu 2: Theo em, vì sao người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó ?
Câu 3: Người đọc vô cùng xúc động trước cách cư xử, thái độ của cậu bé đối với ông lão ăn xin trong câu chuyện. Thái độ đó khiến chúng ta nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Hãy trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sống đó bằng một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy kiểm tra).
 
  • Like
Reactions: wyn.mai

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
bài 1
Cảm nhận về nhân vật chính trong văn bản, một bạn học sinh viết như sau:
“Nhà văn đã dành sự đồng cảm sâu sắc, ca ngợi vẻ đẹp của nhân vật, dẫu trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ ấy vẫn ánh lên những phẩm chất tốt đẹp.”
Bằng sự hiểu biết về văn bản em vừa xác định, hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch ( khoảng 10 - 12 câu) làm sáng tỏ luận điểm trên, trong đó có sử dụng một câu ghép, từ ngữ làm phép thế (gạch chân câu ghép và từ ngữ dùng làm phép thế, chú thích rõ
bài 2
Em hãy đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi.Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Ngữ văn 9 tập I trang 22) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và chỉ ra một câu có lời dẫn trực tiếp trong ngữ
liệu trên.
Câu 2: Theo em, vì sao người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó ?
Câu 3: Người đọc vô cùng xúc động trước cách cư xử, thái độ của cậu bé đối với ông lão ăn xin trong câu chuyện. Thái độ đó khiến chúng ta nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Hãy trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sống đó bằng một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy kiểm tra).
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
- Lời dẫn trực tiếp: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Câu 2:
- Theo em, người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình nhận được từ người kia một cái gì đó vì:
+ Cậu bé mặc dù không cho người ăn xin cái gì nhưng cậu vẫn nhận lại lời cảm ơn từ ông, hiểu hơn về giá trị của tình cảm con người quý giá hơn tất cả những của cải, vật chất.
+ Còn ông lão ăn xin nhận lại là sự nhân ái, bao dung và lòng thương người của cậu bé.
Câu 3:
a, Mở đoạn:
- Trong cuộc sống, mỗi người trong chúng ta, ai cũng đều có quan niệm sống cho riêng mình và nhà thơ Tố Hữu cũng vậy, quan niệm của ông được thể hiện dưới ngòi bút đa tài của mình qua bài thơ "Một khúc ca xuân".
"Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".

b, Thân đoạn:
- Giải thích:
+ Cho và nhận vốn là hai từ đi đôi với nhau, cho là ban tặng những gì tốt đẹp nhất của mình cho những người đang cần nó để rồi khi mình khó khăn sẽ nhận được vô vàn điều tốt đẹp từ người khác.
+ Khi biết sống có cho đi sẽ nhận lại những điều còn tốt đẹp hơn thế gấp nhiều lần, cho và nhận cũng là một đức tính quý báu hiểu hiện cho tình người ấm áp, làm tăng mối quan hệ khăng khít giữa người với người trong xã hội, tạo ra một nơi đáng sống hơn.

- Bàn luận, chứng minh:
+ Quan niệm của nhà thơ là vô cùng đúng đắn, đẹp đẽ. Bởi mỗi con người được sinh ra là thành quả hoàn hảo nhất của cha mẹ nhưng để tồn tại qua hàng vạn năm thì không thể không kể đến yếu tố tình người đã giúp ta vượt qua mọi phong ba bão táp.
+Cũng như Billgate - một tỉ phú giàu có, khi còn đang ở cảnh nghèo đói, việc mua báo ở một quầy báo gần sân bay mà không có tiền, người bán báo vẫn sẵn sàng tặng ông với một tâm trạng vui vẻ mà không đòi hỏi gì. Sau này, khi trở thành tỉ phú nước Mỹ, ông lại đến mua báo nhưng lại không có tiền lẻ, người bán báo vẫn vui vẻ tặng ông một tờ báo dù biết ông là tỉ phú. Điều đó làm Bill Gate vô cùng ngạc nhiên và rút ra một bài học quý giá: Hãy biết cho đi khi có thể và không đòi hỏi điều gì. Cho đi là mãi mãi.

- Phản biện vấn đề:
+ Ngoài ra vẫn còn tồn tại nhiều cá nhân ích kỉ, chỉ biết có bản thân mình, cứ thản nhiên nhận hết tất cả sự yêu thương từ người khác rồi đến khi người khác khó khăn thì lai làm ngơ, thậm chí là giương mắt nhìn với một thái độ vô cùng bình thản.
+ Cho đi và nhân lại là tiền đề để phát triển một con người, đừng vì chỉ nghĩ đến bản thân mà quên đi mất những thứ quý giá hơn.

c, Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
+ Nếu con người trong cộng đồng sống quá ích kỷ chỉ biết tới quyền lợi, lợi ích của mình mà không quan tâm yêu thương những người xung quanh mình thì xã hội của chúng ta khi đó sẽ chỉ là một xã hội ích kỷ, chỉ có đấu tranh hận thù và căm ghét lẫn nhau. Như vậy con người chẳng khác nào những con rô bốt vô tri vô giác, chẳng còn bất kì một nơi nào có tình thương, chỉ còn lại nơi tàn khốc, ác liệt.

Bạn tham khảo ^^
 
  • Like
Reactions: Hưng Gia...
Top Bottom