Sử Phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX

Ducanh Pham

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng hai 2022
4
7
6
17
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Phân tích những tác động của tình hình TG và trong nước đến phong trào yêu nước ở VN đầu thế kỉ XX. Kể tên những phong trào yêu nước tiêu biểu từ đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh TG thứ nhất và cho biết khuynh hướng đấu tranh của những phong trào này.
Câu 2: Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 thế kỉ XX, " một chương mới đã mở ra trong lịch sử Đông Nam Á". Hãy quái quát những nét chính trong quan hệ giữa VN và ASEAN.
NL: mong mn giúp đỡ ạ ;-;
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Câu 1: Phân tích những tác động của tình hình TG và trong nước đến phong trào yêu nước ở VN đầu thế kỉ XX. Kể tên những phong trào yêu nước tiêu biểu từ đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh TG thứ nhất và cho biết khuynh hướng đấu tranh của những phong trào này.
Những tác động của tình hình TG và trong nước đến phong trào yêu nước ở VN đầu thế kỉ XX là:
+ Thế giới:
- Ảnh hưởng từ Trung Quốc:
  • Cùng với cuộc cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, nhiều loại tân văn, tân báo truyền bá vào nước ta, các sĩ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng tư sản, chuyển từ tư tưởng quân chủ sang quân chủ lập hiến.
  • Cách mạng Tân Hợi lật đổ triều đình Mãn Thanh, lập Trung Hoa Dân quốc, các sĩ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam đoạn tuyệt với tư tưởng quân chủ, chuyển sang tư tưởng cộng hoà cũng có tác động không nhỏ đến tư tưởng của các văn thân, sĩ phu yêu nước Việt Nam thời bấy giờ.
- Ảnh hưởng từ Nhật Bản:
  • Với sự thành công của cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản đã trở thành mét đế quốc hùng mạnh, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc.…
  • Sau chiến thắng trong chiến tranh Nga-Nhật, Nhật càng được các sỹ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam ngưỡng mộ, muốn noi gương Nhật Bản tiến hành cải cách và nhờ Nhật giúp đánh Pháp.
+ Trong nước:
  • Phong trào Cần Vương thất bại dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến đã đặt ra yêu cầu cần có con đường mới thay thế.
  • Thực dân Pháp sau khi hoàn thành căn bản công cuộc bình định quân sự, chúng bắt tay vào công cuộc khai thác lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bước đầu phân hoá, các giai tầng xã hội mới ra đời như tư sản, tiểu tư sản, công nhân. Tuy nhiên những tầng lớp này còn non yếu bà chưa đủ sức phát động được một cuộc cách mạng mới, trong khi các sĩ phu Nho học có nhiều chuyển biến về tư tưởng, chính trị đã nắm lấy thời cơ để tổ chức nên mét trào lưu cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản…
Những phong trào yêu nước tiêu biểu từ đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh TG thứ nhất: (Ở đây bạn xem sgk nhé, trong đó có ghi rõ nhaa)
Câu 2: Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 thế kỉ XX, " một chương mới đã mở ra trong lịch sử Đông Nam Á". Hãy quái quát những nét chính trong quan hệ giữa VN và ASEAN.
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong khu vực Đông Nam Á vì:
  • Trước chiến tranh thế giới thứ 2 Đông Nam Á là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, trừ Thái Lan.
  • 8 - 8 - 1867, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập. Đây là liên minh chính trị, kinh tế của khu vực Đông Nam Á với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần hòa bình và ổn định khu vực.
  • Từ năm 1967 đến 1975 ASEAN còn là một tổ chức non yếu, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.
  • Từ năm 1975 về sau ASEAN có bước phát triển mới có vai trò quan trọng trên trường thế giới. Năm 1984 Brunei gia nhập tổ chức ASEAN thành viên của tổ chức này tăng lên 6.
  • Từ đầu những năm 90 của thế kỉ 20 một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á khi thời gian này ASEAN có xu hướng mở rộng thành viên: Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, Lào và Myanmar năm 1997, Campuchia năm 1999.
  • Như vậy hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thành viên của ASEAN. Trong tương lai Đông ti mo cũng gia nhập tổ chức này.
  • Trên cơ sở đó ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết định biển Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA - 1992), lập diễn đàn khu vực ARF (1994), xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Khái quát những nét chính trong quan hệ Việt Nam - ASEAN:
  • Giai đoạn 1967-1973: Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN bị hạn chế, vì thời gian này Việt Nam đang tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
  • Giai đoạn 1973-1978: Ngay sau khi hiệp định Pari được kí kết, nước ta bắt đầu triển khai, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước ASEAN.
  • Giai đoạn 1978-1989: Tháng 12/1978, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia giúp nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng Pônpốt, mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở nên căng thẳng, thậm chí là đối đầu (Do hành động này của Việt Nam đã vi phạm một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức.)
  • Giai đoạn 1989 đến nay: ASEAN đã chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với ba nước Đông Dương.

Trên đây là đáp án tham khảo của mình, nếu có thắc mắc bạn có thể cmt ngay bên dưới topic ạ.

=> Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Cùng chờ đón phiên bản mới của diễn đàn nhé! Chi tiết xem ở:
 
  • Like
Reactions: Ducanh Pham

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Chị cho em hỏi với, câu 1 khuynh hướng các cuộc đấu tranh đó là j ạ ?
Ở đây mình xác định hai phong trào tiêu biểu là phong trào của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh nhé!
+ Phan Bội Châu với khuynh hướng bạo động.
+ Phan Châu Trinh cùng khuynh hướng cải cách
 
  • Like
Reactions: Ducanh Pham

nguyenthihong1401giolinh

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng hai 2022
10
13
6
Câu 2: Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 thế kỉ XX, " một chương mới đã mở ra trong lịch sử Đông Nam Á". Hãy quái quát những nét chính trong quan hệ giữa VN và ASEAN.
NL: mong mn giúp đỡ ạ ;-;[/QUOTE]
Câu 2: Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 thế kỉ XX, " một chương mới đã mở ra trong lịch sử Đông Nam Á". Hãy quái quát những nét chính trong quan hệ giữa VN và ASEAN.
NL: mong mn giúp đỡ ạ ;-;

-Vì trước những năm 90 của thế kỉ 20,mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á và 3 nước Đông Dương căng thẳng đối đầu.Sau chiến tranh lạnh và vấn đề Campuchia được giải quyết,tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
-Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức này,từ Asean 6 phát triển thành Asean 10 (1967:Indonexia,Malaixia,Philippn,Singapo và Thái Lan;1984:Bru-nây;1995:Việt Nam;1997:Lào,Mi-an-ma;1999:Campuchia)trên cơ sở đó,Asean chuyển trọng tâm sang hợp tác kinh tế,đồng thời xây dựng 1 khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để phát triển phồn vinh.
-Để đạt đc mục tiêu này,năm 1992,Asean biến Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tự do(AFTA).Năm 1994,lập diễn đàn khu vực với sự tham gia của 23 nước nhằm phát triển kinh tế,ổn định khu vực.
-->Như vậy,một chương mới đã mở ra trong khu vực Đông Nam Á.

*Những nét chính trong quan hệ của Việt Nam và Asean là:
-Từ khi thành lập năm 1967 đến cuối những năm 80 của thế kỉ 20,mối quan hệ giữa Việt Nam với Asean có lúc căng thẳng,lúc hòa dịu.Theo tình hình thay đổi của thời gian và khu vực sau chiến tranh lạnh.
-Quan hệ giữa Việt Nam và các nước Asean:Việt Nam là thành viên thứ 7 đánh dấu bươvs phát triển quan trọng,sự tăng trưởng,hợp tác giao lưu trên các lĩnh vực kinh tế,chính trị,văn hóa,khoa học,kĩ thuật,...
 
Top Bottom