Phân tích nguyên nhân bùng nổ,đặc điểm và ý nghĩa của phong trào ở nước ta đầu thế kỉ 20
Nguyễn Xuân Hòa 2010Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Mình xin phép được nhắc lại câu hỏi của bạn: Phân tích nguyên nhân bùng nổ,đặc điểm và ý nghĩa của phong trào ở nước ta đầu thế kỉ 20
Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
* Nguyên nhân:
Bạn tham khảo tại link sau, nguyên nhân bùng nổ và điều kiện lịch sử trường hợp này là như nhau:
Link
* Đặc điểm: (có thể tham khảo cho câu hỏi về điểm mới và tiến bộ, so sánh với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX)
- Thay đổi phạm trù yêu nước từ phong kiến thành dân chủ tư sản [imath]\to[/imath] phong trào diễn ra phức tạp: bạo động liên quan đến Việt Nam Quang phục hội; phong trào công nhân (tự phát); phong trào Thiên địa hội (1916) của Phan Xích Long (phản ánh sự bế tắc của nông dân khi thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến).
-
Quan niệm yêu nước: yêu nước gắn với nhân dân, xây dựng xã hội tiến bộ (cứu nước, cứu dân), gắn với "dân quyền", "dân chủ", "tự do".
-
Mục tiêu: chống thực dân Pháp gắn liền với cải biên xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa.
-
Tư tưởng: khuynh hướng dân chủ tư sản
-
Lãnh đạo: sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ
-
Lực lượng: bước đầu chú ý đến thành lập tổ chức đoàn kết có cùng chí hướng, quy mô lớn.
-
Hình thức, phương pháp đấu tranh: hai xu hướng là bạo động và cải cách, kết hợp nhiều biện pháp (tuyên truyền vận động, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm giúp đỡ từ bên ngoài,...)
* Ý nghĩa:
- Tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất, kiên cường của dân tộc.
- Đề xướng chủ trương cứu nước mới, thoát khỏi phạm trù và tư tưởng phong kiến, hòa nhập vào trào lưu tiến bộ của nhân loại.
- Làm thức tỉnh, dấy lên ý thức đấu tranh giành độc lập của quần chúng nhân dân.
- Có những tiến bộ rõ rệt về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động, phương pháp đấu tranh. Đặt cơ sở cho việc tập hợp giai cấp, đoàn kết các dân tộc chống đế quốc, áp bức, cường quyền.
- Đóng góp về mặt văn hóa, tạo ra bước ngoặt về ngôn ngữ, chữ viết, cải cách giáo dục Việt Nam.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình.
Bên cạnh đó, bạn có thể xem lại kiến thức cơ bản của bài học: Bài 23
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn một ngày tốt lành!