Sử Phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1918

Phan Mai Anh

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng bảy 2017
36
5
54
20
Yên Bái
Trường THCS Nguyễn Du
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nêu nguyên nhân bùng nổ kháng chiến của phe chủ chiến trong kinh thành Huế?
2. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?
3. Phân chia giai đoạn trong Phong trào Cần vương và nêu rõ đặc điểm của mỗi giai đoạn?
4. Nêu các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Cuộc k/n nào tiêu biểu nhất? Vì sao?.
5. Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa khởi nghĩa Yên Thế (1884 -1913)
6. Nêu nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế?
 

An Nhã Huỳnh

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng chín 2017
399
503
164
21
Quảng Ngãi
Trường THCS Bình Chánh
Nêu nguyên nhân bùng nổ kháng chiến của phe chủ chiến trong kinh thành Huế?
Nguyên nhân:
+ Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp.

+ Thực dân Pháp lo sợ, tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.----->bùng nổ kháng chiến của pe chủ chiến trong kinh thành huế
Nêu nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế?
Do quá trình chuẩn bị gặp nhiều trắc trở, thời gian phát dộng cuộc khởi nghĩa lúc đầu được ấn định vào ngày 10-2-1930, sau đó Nguyễn Thái Học lại quyết định hõan tới 15-2. Nhưng do chỉ đạo không thống nhất và thiếu sự phối hợp nên cuộc nổi dậy của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng đã diễn ra không đồng nhất.
 
  • Like
Reactions: Phan Mai Anh

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
1. Nêu nguyên nhân bùng nổ kháng chiến của phe chủ chiến trong kinh thành Huế?
2. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?
3. Phân chia giai đoạn trong Phong trào Cần vương và nêu rõ đặc điểm của mỗi giai đoạn?
4. Nêu các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Cuộc k/n nào tiêu biểu nhất? Vì sao?.
5. Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa khởi nghĩa Yên Thế (1884 -1913)
6. Nêu nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế?
1.
- Nguyên nhân:
+ Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
+ Phong trào đấu tranh của văn thân, sĩ phu và nhân dân diễn ra vô cùng sôi nổi.
+ Pháp ăn không ngon, ngủ không yên.
+ Nhân dân: Kháng chiến diễn ra mạnh mẽ. Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu muốn dành lại chủ quyền từ tay Pháp (Xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới, trừng trị những kẻ thân Pháp, đưa Hoàng thân Ưng Lịch lên ngôi – vua Hàm Nghi) và được nhân dân ủng hộ nhiệt tình.
+ Pháp: Tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách loại bỏ phái chủ chiến ra khỏi triều đình.
2.
- Diễn biến:
+ Đêm rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá.
+ Quân Pháp nhất thời rối loạn.
+ Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành.
+ Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị chúng giết chết.
- Kết quả:
+ Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại. ( Vì: sự chuẩn bị của phái chủ chiến vội vàng ,hấp tấp ,chưa chu đáo, do kế hoạch bị bại lộ nên pháp đã có sự đề phòng, ngoài ra lúc này lực lượng của pháp còn mạnh).
3.
Phong trào Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn:
a)Từ năm 1885 đến năm 1888
Thời gian này, phong trào được đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, vời hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là Bắc Kì và Trung Kì.
Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, cùng nổi dậy có Bùi Điển, Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Địch, Nguyễn Duy Cung…,;Trần Văn Dự, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Thanh Phiến nổi lên ở Quảng Nam; Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân nổi dậy ở Quảng Ngãi; Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như ở Quảng Trị; Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình; Lê Ninh, Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hà Tĩnh; Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhạ ở Nghệ An. Tại Thanh Hóa có các đội nghĩa quân của Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Cao Điển…Vùng đồng bằng Bắc Kì có khởi nghĩa của Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên). Tại vùng Lạng Sơn, Bắc Giang có khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh); vùng Tây Bắc có các phong trào của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp, Đề Kiều, Đốc Ngữ, Đèo Văn Thanh, Cầm Văn Toa…
Lúc này, đi theo Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết có nhiều văn thân, sĩ phu và tướng lĩnh khác như: Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Thiệp (2 con của Tôn Thất Thuyết), Phạm Tường, Trần Văn Định….Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía tây hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Cuối năm 1888, do có sự chỉ điểm của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).
b)Từ năm 1888 đến năm 1896
Ở giai đoạn này, không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.
Trước những cuộc hành quân càn quét dự dỗi của thực dân Pháp, phong trào ở vùng đồng bằng ngày càng bị thu hẹp và chuyển lên hoạt động ở vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân và Cao Điển chỉ huy ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Thanh Hóa, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh.
Khi tiếng súng kháng chiến đã lặng im trên núi Vụ Quang (Hương Khê-Hà Tĩnh) vào cuối năm 1895-đầu năm 1896, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.
4.
+ Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
+ Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
+ Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
Trong 3 cuộc khởi nghĩa trên thì Khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất. Lý do:
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
- Tính chất ác liệt chống Pháp và chính quyền phong kiến bù nhìn, tính chất cuộc khởi nghĩa có sự thay đổi : đó là sự xung đột giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và chính quyền phong kiến tay sai , tức nội dung dân tộc của cuộc khởi nghĩa đã thể hiện rõ, chứ không còn là xung đột giữa đế quốc và phong kiến.
5, 6.
* Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

Kết quả khởi nghĩa Yên Thế: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
- Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
 

Diệp Ngọc Tuyên

Typo-er xuất sắc nhất 2018
HV CLB Hội họa
Thành viên
13 Tháng mười một 2017
2,339
3,607
549
Đắk Lắk
THCS
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác với các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời :
Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời (khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương).
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám) : căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo : trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Về địa bàn : khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì.
- về cách đánh : nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động...
- Về thời gian : cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
lần sau đăng một bài mới nha bạn ;)
 
  • Like
Reactions: Lê thị na

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
1. Nêu nguyên nhân bùng nổ kháng chiến của phe chủ chiến trong kinh thành Huế?
- Phái chủ chiến trong triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết dẫn đầu muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
- Thực dân Pháp tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến
2. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?
- Đêm 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá.
- Pháp nhất thời rối loạn, sau đó phản công và chiếm Hoàng Thành.
[tex]\rightarrow[/tex] Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra Tân Sở.

4. Nêu các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Cuộc k/n nào tiêu biểu nhất? Vì sao?.
Phân chia giai đoạn trong Phong trào Cần vương và nêu rõ đặc điểm của mỗi giai đoạn?[/QUOTE]
* Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
* Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
* Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu nhất. Vì:
+ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân, sĩ phu yêu nước.
+Có quy mô lớn, địa bàn rộng, thời gian chiến đấu dài.
+Trình độ tổ chức cao, chế tạo được vũ khí, có nhiều trận đánh lớn.
13. Phân chia giai đoạn trong Phong trào Cần vương và nêu rõ đặc điểm của mỗi giai đoạn?
- Phong trào diễn ra qua 2 giai đoạn: 1885-1888 và 1888- 1896.
+ 1885-1888: Phong trào yêu nước chống xâm lược bùng nổ mạnh mẽ khắp cả nước, tiêu biểu ở Bắc Kì, Trung Kì.
+ Tháng 11/1888, Vua Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển.
5. Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa khởi nghĩa Yên Thế (1884 -1913)
6. Nêu nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế?
*Nguyên nhân: Do Pháp bình định lên Yên Thế --> Để bảo vệ cuộc sống, nhân dân Yên Thế đứng lên chống Pháp. * Diễn biến: gồm 3 giai đoạn
- 1884- 1892: nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.
- 1893-1908: vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở, dưới sự chỉ huy của Đề Thám (Hoàng Hoa Thám). Nghĩa quân 2 lần hòa với Pháp để bảo toàn lực lượng.
- 1909-1913: Thực dân Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế. ->Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
*Nguyên nhân thất bại: Pháp còn mạnh, lực lượng nghĩa quân mỏng, phạm vi hoạt động bó hẹp.
 

hunghamobile869@gmail.com

Học sinh
Thành viên
28 Tháng tám 2018
136
84
36
Hà Nội
THCS Hoàng Liệt
Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản động của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?

Bài làm:
Nguyên nhân: Sau 2 hiệp ước 1883 và1884, phe chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền. Điều đó khiến Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu nhưng không thành.
Trước tình hình đó, phe chủ chiến quyết định ra tay tránh bị quân Pháp tiêu diệt.
Diễn biến:
  • Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/1885, phe chủ chiến tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá.
  • Lúc đầu Pháp hoảng hốt rối loạn, sau đó chúng chiếm lại Hoàng Thành.
  • Chúng tàn sát, cướp bóc dã man, giết hại hàng trăm người dân vô tội.
Kết quả: Vụ biến kinh thành Huế thất bại.
 
Top Bottom