Sử 11 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
760
166
17
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918

  1. ĐIỀU KIỆN BÙNG NỔ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP ĐẦU THẾ KỈ XX
  1. Yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc
- Đất nước bị mất độc lập → Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết.

- Thất bại của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX chứng tỏ con đường cứu nước phong kiến không còn phù hợp.

→ Cần tìm kiếm một con đường cứu nước mới.

  1. Kinh tế
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) ở Việt Nam.

- Phương thức sản xuất TBCN du nhập, tồn tại song song với phương thức phong kiến.

Xuất hiện các ngành kinh tế mới: tài chính, công nghiệp, giao thông vận tải…

Kinh tế vẫn nghèo nàn, lệ thuộc vào Pháp.

- Tạo điều kiện cho chuyển biến xã hội, tư tưởng ở Việt Nam.

  1. Xã hội
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 -1914) ở Việt Nam.

Cơ cấu xã hội thay đổi, phân hóa xã hội sâu sắc.

Giai cấp địa chủ: phân hóa thành đại địa chủ và trung – tiểu địa chủ.

Giai cấp nông dân bị bần cùng hóa.

Giai cấp công nhân ra đời, còn trong giai đoạn đấu tranh tự phát.

Tầng lớp tư sản ra đời nhưng thế lực yếu.

Tầng lớp tiểu tư sản ra đời cùng với sự mở rộng khai thác của Pháp.

Chuyển biến nhận thức của các sĩ phu phong kiến.

  1. Văn hóa – tư tưởng
- Tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam.

Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị (cuối thế kỉ XIX) đã đưa Nhật Bản trở thành tấm gương của Việt Nam.

Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (1898) và Cách mạng Tân Hợi (1911) có tác động với nhận thức của các sĩ phu, cổ vũ phong trào đấu tranh ở Việt Nam.

Trào lưu Triết học Ánh trong Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

→ Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, lãnh đạo phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng bạo động và cải cách.

  1. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN TRƯỚC NĂM 1914
  1. Hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
PHAN BỘI CHÂU (1867 – 1940)
PHAN CHÂU TRINH (1872 – 1926)
Quê quán​
Nghệ An.​
Quảng Nam.​
Xu hướng đấu tranh​
Bạo động.​
Cải cách.​
Kẻ thù​
Thực dân Pháp và phong kiến tay sai.​
Nhiệm vụ, mục tiêu​
- Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội mới tiến bộ.
- Coi độc lập là điều kiện tiên quyết để tiến tới dân chủ, dân quyền.​
- Lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội tiến bộ.
- Coi dân chủ, dân quyền là điều kiện tiên quyết để đi tới yêu cầu thực dân Pháp trao trả độc lập.​
Nhiệm vụ, mục tiêu​
- Bạo động vũ trang có sự chuẩn bị.
- Cầu viện Nhật Bản để chống Pháp.
- Bí mật, bất hợp pháp.​
- Cải cách để nâng cao dân trí, dân quyền.
- Phản đối bạo động.
- Dựa vào Pháp để chống phong kiến.
- Công khai, hợp pháp.​
Hoạt động tiêu biểu​
- Năm 1904, lập Hội Duy tân để đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.
- 1905 – 1908, tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập.

- Năm 1912, lập Việt Nam Quang phục hội để đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. Hội bí mật tổ chức cử người về nước ám sát một số tên thực dân đầu sỏ, tay sai.​
- 1906, mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
+ Kinh tế: cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển nghề thủ công.
+ Giáo dục: mở trường dạy chữ Quốc ngữ và các môn học mới.
+ Xã hội: cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, lên án các hủ tục phong kiến.

- Năm 1908, dưới ảnh hưởng của phong trào Duy tân đã diễn ra phong trào chống thuế ở Trung Kì.
→ Phan Châu Trinh bị bắt​
Kết quả​
Bị thực dân Pháp đàn áp → các hoạt động đấu tranh đều thất bại.​
Bài học​
- Xác định đúng kẻ thù dân tộc, tập trung mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính.
- Đấu tranh bằng bạo lực cách mạng, có sự chuẩn bị chu đáo.
- Xác định đúng lực lượng, động lực cách mạng là đông đảo quần chúng nhân dân.
- Xác định đúng bạn và thù.​


  1. Đông Kinh nghĩa thục (1907)
- Hoạt động:

3/1907: Lương Văn Can và một số sĩ phu mở trường học tại Hà Nội lấy tên Đông Kinh nghĩa thục.

Chương trình học gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Cách trí, Vệ sinh… Ngoài việc giảng dạy chính thức, nhà trường còn tổ chức những buổi diễn thuyết, bình văn…

Ban đầu, trường hoạt động chủ yếu ở Hà Nội, sau đó mở rộng ra nhiều địa phương. Số học sinh có lúc lên tới 1000 người.

11/1907: thực dân Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục, tịch thu sách vở, tài liệu. Lương Văn Can và các sĩ phu bị bắt.

- Ý nghĩa:

Nhà trường trở thành trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kì.

Tuyên truyền tư tưởng mới, đời sống mới trong xã hội.

Cổ đông cách mạng, phát triển văn hóa, ngôn ngữ dân tộc.

  1. Vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội (1908) và những năm cuối của cuộc khởi nghĩa Yên Thế
- Ý nghĩa:

Vụ “Hà thành đầu độc” đã đánh dấu cuộc nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

Chứng tỏ tinh thần yêu nước và khả năng đấu tranh nhất định của họ.

Là lực lượng cần được tập hợp trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế đã chứng minh sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân Việt Nam.

  1. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
  1. Chính sách thống trị của Pháp
- Vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương phục vụ chiến tranh:

Tăng cường bắt lính.

Chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng các cây công nghiệp: cao su, thầu dầu…

Đẩy mạnh khai thác khoáng sản.

Bắt nhân dân mua công trái.

- Tăng cường nền thống trị thông qua hệ thống cảnh sát, mật vụ; sẵn sàng đàn áp các cuộc nổi dậy.

  1. Chuyển biến kinh tế, xã hội ở Việt Nam
- Kinh tế:

Các cơ sở công nghiệp được duy trì, mở rộng.

Các cơ sở buôn bán, giao thông vận tải của người Việt phát triển.

Cơ cấu cây trồng thay đổi. Nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn.

- Xã hội:

Xã hội tiếp tục phân hóa sâu sắc.

Số lượng công nhân tăng, họ tích cực tham gia các phong trào đấu tranh.

Tư sản phát triển cả về số lượng và thế lực kinh tế.

Tiểu tư sản đông hơn trước, đời sống bấp bênh.

Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc → Bùng nổ phong trào đấu tranh:

Nội dung​
Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội​
Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế​
Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên​
Phong trào Hội kín ở Nam Kì​
Khởi nghĩa của đồng bào dân tộc thiểu số​
Thời gian​
1914 – 1916​
1916​
1917​
1916​
1914 – 1918​
Lãnh đạo​
Phan Bội Châu​
Thái Phiên, Trần Cao Vân, Vua Duy Tân​
Lương Ngọc Quyến, Đội Cấn​
Phan Xích Long​
Các tù trưởng dân tộc​
Hình thức​
Bạo động, ám sát, cá nhân​
Khởi nghĩa của binh lính​
Khởi nghĩa của binh lính​
Tôn giáo, mê tín​
Khởi nghĩa vũ trang​


  1. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI – Ý NGHĨA LỊCH SỬ
  1. Nguyên nhân thất bại
- Khách quan:

Thực dân Pháp đã ổn định được nền thống trị ở Việt Nam.

Pháp cấu kết với các lực lượng đế quốc bên ngoài để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

- Chủ quan:

Các sĩ phu yêu nước tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản với một nhãn quan chính trị hạn chế.

Tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản gián tiếp qua nhiều lăng kính chủ quan.

Có những nhận thức khác nhau, hạn chế về vấn đề dân tộc, dân chủ.

Việt Nam thiếu cơ sở kinh tế xã hội để khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh.

Kinh tế:

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập không trọn vẹn.

Kinh tế chuyển biến nhưng mang tính cục bộ, còn lại vẫn nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc vào Pháp.

Xã hội: Bộ phận tư sản, tiểu tư sản ra đời nhưng vẫn là các tầng lớp, thế lực nhỏ yếu.

Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất và đường lối đấu tranh đúng đắn.

Nhiệm vụ: chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa.

Lực lượng: chưa xác định được động lực cách mạng là công nhân, nông dân.

  1. Ý nghĩa lịch sử
- Tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc, phản ánh sự nỗ lực của các sĩ phu tiến bộ đầu thế kỉ XX.

- Chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản.

- Có đóng góp cho nền văn hóa mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

- Để lại những bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau.

- Thất bại của phong trào chứng tỏ Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng đường lối.

→ Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới.



BUỔI ĐẦU HOẠT ĐỘNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH (1911 – 1918)

  1. Bối cảnh Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
- Thời đại:

Ảnh hưởng của văn minh phương Tây đến nhận thức của Nguyễn Tất Thành.

Thời đại đế quốc chủ nghĩa và sự phát triển của những mâu thuẫn gay gắt trong lòng nó.

Phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa trên thế giới.

- Dân tộc:

Đất nước bị xâm lược → giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết.

Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước → yêu cầu tìm kiếm một con đường mới.

- Gia đình, quê hương:

Sinh ra trong gia đình nhà Nho nghèo yêu nước.

Quê hương Nghệ An giàu truyền thống đấu tranh.

- Cá nhân:

Lòng yêu nước, ý chí đánh đuổi Pháp, giải phóng đồng bào.

Nhãn quan chính trị nhạy bén → khâm phục tinh thần yêu nước của các tiền bối nhưng không tán thành cách làm của họ.

  1. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 – 1917)
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

- Năm 1917, đi khảo sát ở nhiều nước, châu lục, đặc biệt dừng chân khá lâu ở Pháp, Mĩ, Anh.

- Thông qua khảo sát thực tiễn, Nguyễn Tất Thành đã rút ra được các kết luận quan trọng.

Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác. Ở đâu nhân dân lao động cũng bị áp bức, bóc lột nặng nề.

Trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Và cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: hữu ái vô sản.

  1. Nhận xét
- Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đúng hướng.

- Đặt cơ sở để người đến được với chủ nghĩa Mác – Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
 
Top Bottom