Sử 8 Phong trào vũ trang

  • Thread starter kienduc_vatli
  • Ngày gửi
  • Replies 4
  • Views 9,097

K

kienduc_vatli

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ em hãy nhận xét về phong trào vũ tranh chống pháp cuối thế kỉ xix
2/tại sao nói từ năm 1858->1884 là quá trình triều đình huế đi từ đầu hàng từng bước đến đàu hàng toàn bộ trước quân xâm lược
3/tinh thần kháng chiến dân ta thể hiện như thế nào trong việc chống pháp
 
B

boboiboydiatran

Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập chế độ thống trị rất tàn bạo, hà khắc và phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi lớn: Từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến; hai mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong xã hội ngày càng gay gắt. Đó là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc Pháp xâm lược và giữa nhân dân ta chủ yếu là nông dân với bọn địa chủ, phong kiến tay sai, chỗ dựa của thực dân Pháp.
Nhiệm vụ chống đế quốc Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống bọn phong kiến tay sai là không tách rời nhau. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai ở khắp mọi nơi, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu và các nhà yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau.
Phong trào Cần Vương ( phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo ) đã chấm dứt ở cuối thế kỉ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1896). Sang đầu thế kỉ XX khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913.
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại : Tư tưởng dân chủ tư sản là điều mới mẻ, thu hút sự chú ý của một số tầng lớp nhân dân ta, nhất là với tầng lớp trên. Song, từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược, nô dịch các quốc gia, dân tộc nhỏ yếu và biến các quốc gia, dân tộc đó thành thuộc địa, thi hành chính sách thực dân tàn bạo, thì tư tưởng dân chủ tư sản ngày càng lộ rõ sự lỗi thời.
Nói chung các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta trên đây phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới, các phong trào đấu tranh đó đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai cấp tiên tiến và một tổ chức cách mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong trào. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự bế tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước.

Nguồn : yahoo .com
 
M

manh550

2.
Ký Hiệp ước Nội dung thể hiện từng bước đầu hàng
Nhâm Tuất
5/6/1862 - Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ
- Mở ba cửa biển cho Pháp tự do buôn bán, bồi thường chiến phí cho Pháp. Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long khi nào nhà Nguyễn buộc nhân dân ngừng kháng chiến.
Giáp Tuất
15/3/1874 - Triều đình chính thức thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kỳ.
- Pháp được tự do đi lại buôn bán, kinh doanh công nghiệp ở một số tỉnh, kiểm soát, điều tra tình hình Việt Nam. Người pháp hay người ngoại quốc nào vào Việt Nam buôn bán phải được Pháp cấp giấy phép.
Hác-măng
25/8/1883 - Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kỳ nhập vào Nam Kỳ, ba tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kỳ.
- Triều đình chỉ cai quản vùng đất Trung Kỳ. Mọi việc giao thiệp với bên ngoài đều do người Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân ở Bắc Kỳ về Trung Kỳ.
Pa-tơ-nốt
6/6/1884 - Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của Pháp, là nước sẽ thay mặt Việt Nam trong việc giao thiệp với bên ngoài.
- Tại các tỉnh nằm trong giới hạn từ giáp Nam Kỳ đến giáp Ninh Bình, các quan lại tiếp tục cai trị như cũ, trừ các việc thương chính, công chính cùng các việc cần có chủ truơng nhất trí, cần có kỹ sư Pháp hay người châu Âu giúp.

Nhân xét :
- Quá trình đi từ các Hiệp ước 1862,1874,1883,1884 là quá trình cắt từng phần lãnh thổ, rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ nước ta.
- Các điều khoản, điều kiện ngày càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt chấm dứt sự tồn tại của nhà nước VN với tư cách một nước độc lập.
- Sự “bảo hộ” của Pháp được xác lập trên toàn bộ nước ta.
 
M

manh550

3.Nhân dân ta kiên quyết chống Pháp với tinh thần yêu nước, bất khuất, nhân dân ta đã làm cho thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn. Từ sau khi triều đình Huế kí hiệp ước 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân ta phần nào đã bao hàm cả 2 nhiệm vụ:chống thực dân xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.
 
Top Bottom