C1:
Hãy nêu các giai đoạn của phong trào giải phóng dân tộc từ sau 1945 ở châu Á- Phi- Mĩ Latinh và những sự kiện tiêu biểu ở mỗi giai đoạn
C2:
Vì sao nói ĐNA từ sau chiến tranh tg thứ 2 đến nay có nhiều biến đổi lớn?
C3:
Trình bày quá trình liên kết khu vực ở các nước Tây Âu?
C4:
NX về quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh đến nay?
Help me.......
Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX:
Ở Đông Nam Á, sau khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, nhân dân nhiều nước nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa vũ trang lật đổ ách thống trị của Phát xít, thành lập chính quyền cách mạng.
Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á, Bắc Phi: nhiều nước nổi dậy giành độc lập như Ấn Độ (1946 - 1950), Ai Cập (1952), Angieri (1954 - 1962)...
1/1/1959, Cuba giành độc lập, chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ. Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ la tinh dẫn đến kết quả nhiều nước giành độc lập.
Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Đến 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km vuông với 35 triệu dân, chủ yếu ở miền Nam châu Phi.
Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
Nét nổi bật của phong trào đấu tranh giai đoạn này là phong trào đấu tranh giành độc lập của ba nước Mô dăm bích, Ăng Gô La, Ghi nê bít xao đã buộc Bồ Đào Nha trao trả độc lập. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhân dân ba nước này đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Đến năm 1974, Bồ Đào Nha phải công nhận độc lập cho Ghi nê bít xao, Mô dăm bích (6/1975) và Anggola (11/1975). Đây là thắng lợi quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc của các nước Châu Phi, đã góp phần cổ vũ tinh thần nhân dân các nước thuộc địa, đặc biệt là nhân dân Châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, bảo vệ chủ quyền.
Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX:
Phong trào diễn ra tại Châu Phi, diễn ra nhằm mục đích lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc, tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi: Tây Nam Phi, Rô đê di a, Cộng Hòa Nam Phi. Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường, bền bỉ, chính quyền thực dân da trắng buộc phải xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Năm 1980, chính quyền của người da đen thành lập ở Rô đê di a, sau đó đổi tên thành Dim - ba - bu - e. Năm 1990, Tây Nam Phi giành độc lập sau đổi tên thành Nam - mi - bi - a. 1993, chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Cộng Hòa Nam Phi. Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt của nó sau hơn 3 thế kỉ tồn tại. Nam Phi bước vào thời kì phát triển mới.
Trước chiến tranh, Đông Nam Á là một nước thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Trong thế chiến 2, các nước Đông Nam Á bị nhật thống trị. Từ 1945, khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, các nước Đông Nam Á tiến hành công cuộc đấu tranh t xít giành độc lập như Indonesia, Việt Nam, Lào...
Liền sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước đế quốc trở lại xâm lược Đông Nam Á. Nhân dân Đông Nam Á phải tiến hành kháng chiến chống sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân như Indonesia, Việt Nam.... Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, các nước đế quốc phải trao trả lại độc lập cho 3 nước Đông Dương (1954), Philipin (7/1946), Miến điện (1/1948)....
Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng do Mỹ can thiệp vào khu vực
Hiện nay, các nước Đông Nam Á đều có nền kinh tế phát triển và đạt nhiều thành tựu to lớn như Singapore. Hầu hết các nước đều tham gia tổ chức ASEAN, chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
Sau thế chiến II, nhất là từ năm 1950 trở đi, kinh tế Tây Âu được phục hồi, một xu thế phát triển ở Tây Âu là liên minh kinh tế giữa các nước trong khu vực.
Nguyên nhân dẫn đến sự liên kết:
các nước đều có chung nền văn minh, nền kinh tế không khác biệt nhau lắm, từ lâu đã có sự liên hệ mật thiết với nhau.
trong xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật, hợp tác phát triển là cần thiết.
Các nước Tây Âu liên kết để mở rộng thị trường, tạo sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, khắc phục những nghi kỵ, chia rẽ nhiều lần trong lịch sử
Từ 1950, sau khi kinh tế phục hồi phát triển, thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ, các nước Tây Âu cần phải liên kết lại.
Các nước Tây Âu liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực
Quá trình hình thành và phát triển:
4/1951, cộng đồng gang thép châu Âu ra đời với sự tham gia của 6 nước: Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc - xăm - bua.
3/1957, 6 nước Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc - xăm - bua cùng nhau thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử" rồi "Cộng đồng kinh tế châu Âu"
7/1967, ba cộng đồng trên sáp nhập thành "Cộng đồng châu Âu" (EC)
12/1991, các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Hà Lan,thông qua quyết định quan trọng về việc thống nhất Châu Âu và sử dụng đồng tiền chung Châu Âu
Cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, các nước thuộc Liên Minh châu Âu đã có nghị viện chung và đồng tiền chung là EURO
Từ 1993, cộng đồng Châu Âu chính thức mang tên liên minh Châu Âu (EU)
hiện nay, sau nhiều năm thành lập, liên minh châu Âu đã trở thành liên minh kinh tế, chính trị lớn, có tổ chức chặt chẽ và là 1 trong những trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.