Sử 9 Phong trào đấu tranh ở Châu Phi và Mĩ la tinh

really really really

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng mười 2020
14
25
6
18
Nghệ An
THCS Bá Ngọc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

B1: Hãy trình bày các dai đoạn đấu tranh dành độc lập ở Châu Phi sau năm 1945?
B2: Trình bày đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau năm 1945?
B3: So sánh đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi và Châu Á sau năm 1945?
B4: Nêu những nét nổi bật của Mĩ La-tinh sau năm 1945?
B5: Quá trình đấu tranh của cách mạng Cuba diễn ra như thế nào ? Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh đó?
B6: Tại sao gọi khu vực Mĩ La-tinh là đại lực núi lực?
 
Last edited by a moderator:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
B1: Hãy trình bày các giai đoạn đấu tranh giành độc lập ở Châu Phi sau năm 1945?
  • Từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX:
    • Phong trào giành độc lập diễn ra sôi nổi ở Châu Phi, trước hết là khu vực Bắc Phi, sau đó lan ra các khu vực khác, nhiều nước giành được độc lập như Ai Cập (1953), An giê ri (1962)
    • Tiếp theo đó là phong trào đấu tranh của nhân dân khắp Châu Phi chống lại ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc giành độc lập như Xu - đăng, Tuy - ni - di, Ma - rốc (1956); Gana (1957), Gine (1959)
    • Năm 1960, 17 nước Châu Phi giành độc lập và đi vào lịch sử với tên gọi năm Châu Phi. Từ đó hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc lần lượt tan rã ở khu vực này
  • Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX: Ở Châu Phi đã diễn ra cuộc đấu tranh giành độc lập của ba nước Angola, Modambich và Ghinebitxao chống lại ách thống trị của Bồ Đào Nha. Từ những năm 60, nhân dân ba nước này đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Đến năm 1974, chính phủ Bồ Đào Nha phải công nhận độc lập cho Ginebitxao (9/1974); Modambich (6/1975) và Anggola (11/1975) Đây là thắng lợi quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi, đã cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên giành độc lập
  • Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX:
    • Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ tại Châu Phi, Nhằm lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai, tập trung ở ba nước miền Nam Châu Phi: Rodedia, Tây Nam Phi và Công hòa Nam Phi. Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường, bền bỉ, chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ.
    • 1980, chính quyền của người da đen được thành lập ở Rodedia, sau đó đổi tên thành Dimbabue, 1990 Tây Nam Phi dành độc lập và đổi tên thành Nammibia, 1993 chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Cộng Hòa Nam Phi. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sụp đổ hoàn toàn tại Châu Phi
B2: Trình bày đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau năm 1945?
  • Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi từ sau thế chiến II đến nay tuy phát triển rộng khắp và lên cao những diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia và các khu vực. Ở Bắc Phi phong trào phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Lãnh đạo: Thông qua tổ chức thống nhất phi.Lãnh đạo của phong trào hầu hết thuộc về chính đảng hoặc tổ chức của giai cấp tư sản
  • Hình thức đấu tranh: chủ yếu đấu tranh chính trị hợp pháp, thương lượng với các nước phương Tây để giành độc lập
  • Mức độ giành độc lập và phát triển ở đất nước sau khi giành độc lập không đồng đều nhau.
B3: So sánh đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi và Châu Á sau năm 1945?
Châu PhiChâu Á
Tổ chức lãnh đạoThông qua tổ chức thống nhất phi.
Lãnh đạo của phong trào hầu hết thuộc về chính đảng hoặc tổ chức của giai cấp tư sản
Thông qua chính đảng của giai cấp vô sản hoặc tư sản ở từng nước.
Lãnh đạo của phong trào hầu hết thuộc về chính đảng hoặc tổ chức của giai cấp vô sản hoặc tư sản
Hình thức đấu tranhchủ yếu đấu tranh chính trị hợp pháp, thương lượng với các nước phương Tây để giành độc lậpđấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang
Mức độ giành độc lậpở mức độ khác nhauở mức độ đồng đều
Sự phát triển ở đất nước sau khi giành độc lậpKhông đồng đều sau khi giành độc lập. Hiện nay vẫn còn nhiều nước gặp khó khănKinh tế phát triển nhanh chóng sau khi giành độc lập
[TBODY] [/TBODY]
B4: Nêu những nét nổi bật của Mĩ La-tinh sau năm 1945?
+ Quá trình giành và bảo vệ độc lập:
  • Khác với Châu Á và Phi, nhiều nước ở Mĩ latinh đã sớm dành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ.
  • Sau chiến tranh, Mĩ tìm cách biến khu vực này thành "sân sau" của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ => cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba. Ngày 1/1/1959, Cuba giành độc lập, chế độ độc tài thân Mỹ bị lật đổ.
  • Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, 8/1961 Mĩ đề xướng tổ chức Liên Minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ latinh. Tuy nhiên từ các thập niên 60 - 70 phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài ở khu vực này ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi
  • 1964, phong trào đấu tranh của nhân dân Panama đòi chủ quyền kênh đào diễn ra sôi nổi, buộc Mĩ phải trả lại kênh đào vào năm 1999
  • Do phong trào đấu tranh mạnh mẽ, các nước thuộc vùng biển Caribe lần lượt giành độc lập. Và đến năm 1983, đã có 13 quốc gia dành độc lập tại vùng biển này.
  • Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước Venezuela, Goatêmala, Côlômbia, Pêru, Ni ca ra goa, Chilê, En Xanvađo… diễn ra liên tục, dẫn đến kết quả lật đổ các chính quyền độc tài, thiết lập các chính phủ dân tộc dân chủ.
+ Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước:
  • Sau khi khôi phục độc lập, giành được chủ quyền, các nước Mĩ latinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, một số nước đã trở thành nước công nghiệp mới.
  • Đến thập niên 80, các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn: sự suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát tăng nhanh, khủng hoảng trầm trọng, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến nhiều biến động về chính trị
  • Bước sang thập kỉ 90, nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực hơn: lạm phát giảm, đầu tư nước ngoài đạt khối lượng lớn.
  • Tuy nhiên, tình hình kinh tế ở nhiều nước còn gặp không ít khó khăn.
B5: Quá trình đấu tranh của cách mạng Cuba diễn ra như thế nào ? Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh đó?
Là một quốc đảo nằm trên vùng biển Ca ri bê, sau thế chiến thứ hai, Cuba được mệnh danh là hòn đảo anh hùng trong công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng đất nước.
  • 3/ 1953, được Mĩ giúp, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba. Dưới chế độ độc tài, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân CuBa với chế độ độc tài Batixxta trở nên gay gắt
  • 26/7/1953, Phi đen Caxtoro lãnh đạo 135 thanh niên tấn công pháo đài Môn-ca-đa. Dù cuộc tấn công không thành nhưng tiếng súng Moncada đã mở đầu giai đoạn mới của cách mạng Cuba - giai đoạn đấu tranh vũ trang
  • Bị chính quyền Batixta trục xuất, 1955, Phi đen Caxtoro cùng các đồng chí sang Mê hi cô hoạt động. Tại đây, ông tiếp tục tập hợp lực lượng huấn luyện và mua sắm vũ khí chờ thời cơ về nước tiếp tục chiến đấu.
  • 11/1956, Phi đen Caxtoro cùng 81 chiến sĩ về nước, chị địch phát hiện nhưng Phi đen Caxtoro cùng các chiến sĩ còn lại đã kiên cường chiến đấu...
  • 1958, lực lượng cách mạng phát triển nhanh chóng và liên tiếp mở các cuộc tấn công vào quân đội Batixta
  • Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. Cách mạng giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của chính quyền tay sai.
  • 1961, được sự giúp đỡ của mĩ, quân phản động lưu vong đã đổ bộ lên bãi biển Hyron, hòng tiêu diệt cách mạng Cuba. Nhân dân Cuba đã anh dũng đánh trả và bảo vệ thành quả cách mạng
Ý nghĩa:
  • Cách mạng Cuba thắng lợi đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, dành độc lập cho đất nước, xóa bỏ chế độ thuộc địa kiểu mới, mở ra kỉ nguyên mới cho đất nước.
  • Cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh.
  • Cuba xứng đáng là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc của Mĩ la tinh
B6: Tại sao gọi khu vực Mĩ La-tinh là đại lực núi lực?
  • ý 1: Giới thiệu về khu vực Mĩ La Tinh
  • Nhiều nước ở Mĩ latinh đã sớm dành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ đầu thế kỉ XIX như Braxin, Ác - hen - ti - na, Peru... Phong trào đấu tranh nổ ra ở hầu hết các nước trong khu vực, với nhiều hình thức: Bãi công. khởi nghĩa vũ trang....
  • thắng lợi của cách mạng Cuba vào ngày 1/1/1959 đã đánh dấu bước phát triển mới qua phong trào giải phóng dân tộc ở mĩ La Tinh
  • Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, 8/1961 Mĩ đề xướng tổ chức Liên Minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ latinh. Tuy nhiên từ các thập niên 60 - 70 phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài ở khu vực này ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi. Khu vực này được ví như "lục địa bùng cháy" của phong trào cách mạng. Đấu tranh vũ trang, bãi công, nổi dậy của nhân dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập chính phủ tiến bộ bùng nổ ở nhiều nước như Bolivia, Nicaragoa....
  • Chính quyền độc tài ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập, trong đó có Colombia, Chile...
  • 9/1970, ở Chile chính phủ liên minh đoàn kết nhân dân lãnh đạo đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ, củng cố độc lập chủ quyền trong những năm 1970 - 1973
  • Tại Nicaragoa, dưới sự lãnh đạo của mặt trận Xandino, nhân dân đã đứng lên chống chế độ độ tài, đưa đất nước phát triển theo con đường dân chủ. Nhưng do sự can thiệp của mĩ, cuộc đấu tranh của Chile và Nicaragoa thất bại 1973 - 1991.
  • Sau khi khôi phục độc lập, giành được chủ quyền, các nước Mĩ latinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, một số nước đã trở thành nước công nghiệp mới.
P/s: Lần sau bạn hạn chế đăng quá nhiều câu hỏi trong cùng 1 topic và đặt tiêu đề khái quát nhé!
 
Top Bottom