Sử 8 phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Trần Uyển Nhi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng năm 2016
424
976
214
Hà Tĩnh
C
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Phần lịch sử thế giới :

Câu 1 : Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Câu 2 : Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Tại sao năm 1917 ở Nga có hai cuộc cách mạng?

Câu 3 : Vì sao cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?

II. Phần lịch sử Việt Nam :

Câu 4 : Tại sao gọi là phong trào Cần Vương. Trong phong trào Cần Vương có nhiều cuộc khởi nghĩa nhưng tại sao khởi nghĩa Hương Khê lại được đánh giá là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

Câu 5 : Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX. Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ.
 
  • Like
Reactions: Kagome811

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Câu 1 : Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực này, trừ Xiêm (Thái Lan) đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở khu vực này.

Hiểu được trong khi giai cấp phong kiến trở thành tay sai cho chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp tư sản dân tộc, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc.

Thấy rõ những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Ở các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.

Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội In-đô-nê-xi-a có nhiều biến đổi, việc đầu tư của tư bản nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa xã hội sâu sắc, giai đoạn công nhân và tư sản ra đời, ngày càng trưởng thành về ý thức dân tộc. Vì vậy, phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Nhận xét về phong trào đấu tranh 3 nước Đông dương:

Phong trào đấu tranh ở Cam-pu-chia, Lào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.

Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc song còn ở giai đoạn tự phát.

Phong trào do sĩ phu hoặc nông dân lãnh đạo.

Kết quả phong trào thất bại do: tự phát, thiếu tổ chức vững vàng, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.

Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống Pháp.

=> Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại,vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giửa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.
Câu 3 : Vì sao cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
1. Nguyên nhân sâu xa.

- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.

- Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.

2. Nguyên nhân trực tiếp.

- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt đầu châm ngòi lửa cho cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ.

- Năm 1931: Nhật tiến hành xâm lược Mãn Châu của Trung Quốc.

- Năm 1935, Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc-xai, tiến hành tổng động viên. Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia và hình thành nên 3 lò lửa chiến tranh trên toàn thế giới.

- Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục phát xít Ber-lin – Rô ma – Tô-ki-ô và chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh thế giới mới.

Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít là kẻ thù trực tiếp châm ngòi cho cuộc đại chiến thế giới nhằm phá vỡ trật tự Véc-xai Oasinhton để phân chia lại bộ mặt địa cầu và tiêu diệt Liên Xô.
sưu tầm
 

Lăng Sóc

Giải Ba "Thử thách cùng Box Hóa 2017"
Thành viên
19 Tháng tư 2016
395
191
199
Hà Nội
Câu 2 : Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Tại sao năm 1917 ở Nga có hai cuộc cách mạng?
* Ý nghĩa lịch sử
a. Ý nghĩa trong nước.
- Cách mạng đã đập tan ách thống trị của giai cấp phong kiến và tư bản Nga, thiết lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới trên phạm vi diện tích bằng 1/6 diện tích thế giới. Cách mạng đã đưa nhân dân Nga từ thân phận nô lệ lên cuộc sống làm chủ đồng thời mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga – kỉ nguyên độc lập tự do và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Thế giới.
- Đập tan chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu nhất là đế quốc Nga từ đó phân chia thế giới thành hai chế độ đối lập nhau là Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội.
- Mở ra con đường Cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cách mạng tháng Mười như một tấm gương chói lọi, nó thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức đứng lên tự giải phóng.
- Cách mạng tháng Mười đã mở đầu sự gắn bó chặt chẽ giữa phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thành một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc. Bởi vậy từ sau Cách mạng tháng Mười, phong trào cách mạng ở mỗi nước trong đó có Việt Nam đều là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.
- Cách mạng tháng Mười đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác Lê-nin đồng thời nó mở đường cho chủ nghĩa Mác Lê-nin thâm nhập vào tất các quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới nhất là các nước thuộc địa và phụ thuộc.
- Cung cấp những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho phong trào Cách mạng thế giới.
- Cách mạng tháng Mười và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc thời kì Lịch sử thế giới cận đại và mở ra thời kì phát triển mới trong lịch sử loài người: Lịch sử thế giới hiện đại – giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
* Nga có hai cuộc cách mạng :
- Cuộc cách mạng lần thứ nhất bùng nổ vào tháng Hai 1917 đã lật đổ chế độ Nga Hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

- Cuộc cách mạng thứ hai do Lê – Nin và Đảng Bôn – sê – vich lãnh đạo, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết. Đó là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

Sở dĩ nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng như vậy vì ở Nga năm 1917 có hai chính quyền tồn tại. Đó là chính phủ Nga Hoàng và chính phủ lâm thời của tư sản. Cách mạng tháng Hai nhằm lật đổ chế độ Nga Hoàng, xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại lâu đời trên đất nước Nga, tiếp đó là cách mạng tháng Mười nhằm lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX. Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ.
Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
- Đinh Vãn Điền (1868) xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
- Nguyễn Lộ Trạch (1877. 1882) : đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
 
Last edited by a moderator:

DS Trang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
772
973
159
24
Bắc Ninh
K
Câu 4 : Tại sao gọi là phong trào Cần Vương. Trong phong trào Cần Vương có nhiều cuộc khởi nghĩa nhưng tại sao khởi nghĩa Hương Khê lại được đánh giá là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
- Cần vương là hỗ trợ vua
-Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy
Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc kn của phong trào Cần Vương
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
I. Phần lịch sử thế giới :

Câu 1 : Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Câu 2 : Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Tại sao năm 1917 ở Nga có hai cuộc cách mạng?

Câu 3 : Vì sao cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?

II. Phần lịch sử Việt Nam :

Câu 4 : Tại sao gọi là phong trào Cần Vương. Trong phong trào Cần Vương có nhiều cuộc khởi nghĩa nhưng tại sao khởi nghĩa Hương Khê lại được đánh giá là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

Câu 5 : Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX. Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ.
Hướng dẫn.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì :
Mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc : các nước đế quốc Đức, I-ta-li-a, Nhật Bán, bị mất hết thuộc địa sau chiến tranh, tìm cách gây chiến để chia lại thị trường thế giới. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các đế quốc.
- Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ tạo điều kiện cho phát xít Đức gây chiến tranh. Đây là nguyên nhân trực tiếp của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1934- 1945).
Nguon: lazi hay hì like
 

_Minh_Thư_

Banned
Banned
1 Tháng mười 2017
162
245
76
20
Quảng Ngãi
Vì sao cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
Lý do dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai khác nhau trong mỗi nơi giao chiến. Tại châu Âu, lý do nằm xung quanh hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất: Đức muốn tránh phải tuân theo các điều kiện trong Hòa ước Versailles, chủ nghĩa phát xít ngày càng phổ biến và các lãnh tụ chủ nghĩa này có tham vọng cao, trong khi tình hình không ổn định tại Trung Âu và Đông Âu sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã làm chiến tranh dễ xảy ra.

Tại Thái Bình Dương, ý định biến thành cường quốc số một của Nhật Bản và sự thắng thế của một số tướng lãnh quân phiệt đã khiến nước này có ý đồ chiếm Trung Quốc và các thuộc địa lân cận (của Anh, Pháp) để thoả mãn nhu cầu tài nguyên mà đảo quốc nhỏ bé này không thể tự đáp ứng được, cuối cùng đã cuốn Nhật Bản vào chiến tranh.
 
  • Like
Reactions: thienabc

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
22
Hải Dương
th
I. Phần lịch sử thế giới :
Câu 1 : Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
- Nhận xét:
+ Phong trào đấu tranh ở Cam-pu-chia, Lào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
+ Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc song còn ở giai đoạn tự phát.
+ Phong trào do sĩ phu hoặc nông dân lãnh đạo.
+ Kết quả phong trào thất bại do: tự phát, thiếu tổ chức vững vàng, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.
+ Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
TÓM LẠI :Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại,vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giửa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.
Câu 2 : Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Tại sao năm 1917 ở Nga có hai cuộc cách mạng?
Trả lời:
*Ý nghĩa:
- Với nước Nga
+ Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động. Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người.
+ Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
- Với thế giới
+ Làm thay đổi cục diện thế giới.
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
=> Đây là biến cố lịch sử trọng đại nhất ở thế kỉ XX để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân dân lao động bị áp bức, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước

*Nguyên nhân:
Cuộc cách mạng lần thứ nhất vào tháng 2/1917 nhằm lật đổ chế độ PK Nga Hoàng, đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Cuộc cách mạng này do Lênin và Đảng Bôsêvich lãnh đạo, lực lượng chủ yếu là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Cuộc cách mạng này mang tính chất là cách mạng DCTS kiểu mới.
Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Hai, cục diện 2 chính quyền // tồn tại ở nước Nga: Một là chính quyền Xô viết của Công - Nông, và 2 là chínhphủ lâm thời Tư sản(chính phủ của giai cấp bóc lột), vì vậy, Lênin và Đảng Bôsêvich đặt ra nhiệm vụ tiếp theo của cách mạng là phải tiếp tục lật đổ chính phủ lâm thời Tư sản, giành chính quyền hoàn toàn về tay Vô sản. Vì vậy cuộc cách mạng lần thứ 2 bùng nổ vào tháng Mười năm 1917 và đó là cuộc cách mạng XHCN.
Câu 3 : Vì sao cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
Trả lời:
1. Nguyên nhân sâu xa.
- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.
- Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề...)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để "phục thù".

2. Nguyên nhân trực tiếp.
- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt ...
II. Phần lịch sử Việt Nam :
Câu 4 : Tại sao gọi là phong trào Cần Vương. Trong phong trào Cần Vương có nhiều cuộc khởi nghĩa nhưng tại sao khởi nghĩa Hương Khê lại được đánh giá là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
Trả lời:
*Phân tích tên gọi:
Cần Vương ở đây là theo vua , bảo vệ vua . Vua Hàm Nghi chống Pháp , bất ngờ tấn công đồn Móng Cái của Pháp , nhưng thất bại , 2 quan cận thần là Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng phò vua chạy ra Tân Sở để trốn , bây giờ Tôn Thất Thuyết mới thảo hịch Cần Vương , kêu gọi toàn dân theo vua để chống Pháp , hịch chống Pháp đó mang tên là Hịch Cần Vương , nên gọi là Phong Trào Cần Vương .
*Cuộc khởi nghĩa Hương Khê
1.
- Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, địa bàn rộng (phân bố trên bốn tỉnh)
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh. Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất, tài giỏi..
- Tính chất chiến đấu ác liệt. Thời gian tồn tại hơn 10 năm
- Tự chế tạo được vũ khí tương đối hiện đại (súng trường theo mẫu súng của Pháp
2. - Tính chất: Theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
3. Nguyên nhân thất bại :
- Văn thân, sĩ phu còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến
- Khẩu hiệu cần vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu của nhân dân còn về cơ bản chưa giải quyết triệt để yêu cầu khách quan của sự tiến bộ xã hội vì thế sức hấp dẫn của khẩu hiệu này với nông dân bị hạn chế
- Do sự chênh lệch lực lượng cũng như vũ khí giữa quân ta và địch
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra còn rời rạc không có sự đoàn kết thống nhất nên dễ bị quân pháp đàn áp
- Bị chi phối bởi quan điểm Nho giáo nên những người lãnh đạo thường phiêu lưu mạo hiểm, ít chú ý đến điều kiện đảm bảo thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa, dể dao động khi bị dồn vào thế bí hiểm tìm đến cái chết một cách mù quáng
- Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo
Câu 5 : Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX. Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ.
Trả lời:
Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX. Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ :
- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
- Đinh Vãn Điền (1868) xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
- Nguyễn Lộ Trạch (1877. 1882) : đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
Nguồn: Tổng hợp
 
Top Bottom