Sử 8 Phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX

chinhgli@gmail.com

Học sinh
Thành viên
1 Tháng bảy 2018
14
3
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Vì sao khi ''Chiếu Cần Vương'' được ban hành đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân ta hưởng ứng.
2.Trình bày những nét chính về khởi nghĩa Hương Khê(1885-1896).
3.Dưới thời Pháp thuộc đời sống của giai cấp nông dân và công nhân như thế nào? Vì sao hai giai cấp này lại có tinh thần đấu tranh chống thực dân và phong kiến triệt để nhất”
 

Tirigo Miku

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng một 2019
217
344
66
Thanh Hóa
THCS Thị Trấn
1.Vì sao khi ''Chiếu Cần Vương'' được ban hành đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân ta hưởng ứng.
2.Trình bày những nét chính về khởi nghĩa Hương Khê(1885-1896).
3.Dưới thời Pháp thuộc đời sống của giai cấp nông dân và công nhân như thế nào? Vì sao hai giai cấp này lại có tinh thần đấu tranh chống thực dân và phong kiến triệt để nhất”
1.
Vì :
- Đó là chiếu chỉ của nhà vua yêu nước, ông đã đứng về phía của người dân và phái chủ chiến chống thực dân Pháp để giành độc lập cho dân tộc trong khi triều đình đang đứng về phía Pháp , làm tay sai cho chúng.
- Chiếu Cần vương đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng đấu tranh giành tự do của đại đa số nhân dân.
- Nhân dân có lòng nồng nàn yêu nước, oán giận bộ phận vua quan phong kiến nhu nhược và lòng căm thù thực dân Pháp xâm lược

2.
Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng, ông từng làm quan Ngự sử trong triều đình Huế. Do cương trực, thẳng thắn, dám phản đối việc phế lập của phe chủ chiến nên ông đã bị cách chức, đuổi về quê. Tuy vậy, năm 1885 ông vẫn hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, đứng ra mộ quân khởi nghĩa và trở thành thủ lĩnh có uy tín nhất trong phong trào cần vương ở Nghệ - Tĩnh.
Bên cạnh Phan Đình Phùng còn có nhiều tướng lĩnh tài ba khác, tiêu biểu là Cao Thắng.
Để đối phó, thực dân Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn bốt dày đặc nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời, chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào Ngàn Trươi, là căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa.
Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn. lực lượng suy yếu dần. Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh.
3.

Đặc điểm của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức VN:
- Đặc điểm của giai cấp công nhân VN:
Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:
+Giai cấp công nhân VN tuy ra đời muộn và chiếm 1 tỷ lệ ít trong thành phần dân cư, nhưng do kế thừa được truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cười của dân tộc mà giai cấp công nhân nước ta luôn tỏ rõ là một giai cấp kiên cường, bất khuất.
+ Giai cấp công nhân VN ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức bóc lột của giai cấp T sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc kết hợp làm 1, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và tính triệt để của CM của giai cấp công nhân được nhân lên gấp bội.
+ Giai cấp công nhân VN ra đời trước giai cấp tư sản VN, lại có Đảng lãnh đạo nên luôn giữ được sự đoàn kết thống nhất và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình
+ Giai cấp công nhân VN đa số xuất thân từ nông dân, có mối liên hệ máu thịt với nông dân. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự liên minh giai cấp, trước hết là đối với giai cấp nông dân. Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, sẽ có nhiều người nông dân làm việc ở các cơ sở công nghiệp và trở thành công nhân ở chính ngay quê hương mình…
Tuy nhiên số lượng công nhân nước ta còn ít, trình độ văn hóa, tay nghề, khoa học kỹ thuật còn thấp, cách thức làm việc có nơi, có chỗ còn tỏ ra tùy tiện, manh mún. Do vậy để đảm đương được sứ mệnh lịch sử của mình, một trong những điều kiện quan trọng là giai cấp công nhân VN phải liên minh được với giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân khác.
- Đặc điểm của giai cấp nông dân VN:
Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp…
Giai cấp nông dân có nhiều ưu điểm như: lao động rất cần cù, chịu khó, tạo ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và hàng xuất khẩu. là lực lượng chiếm số đông trong xã hội, và gắn bó lâu đời với cội nguồn của dân tộc nên có nhiều công lao đóng góp to lớn trong sự nghiệp xâu dựng và bao vệ tổ quốc. Trong xã hội cũ, nông dân bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất nên họ có tinh thần phản kháng chống áp bức, bóc lột, bất công.
Về hạn chế: giai cấp nông dân là những người tư hưũ nhỏ, tuy nhiên tư hữu nông dân không đồng nhất với tư hữu của giai cấp bóc lột. Do phương thức sản xuất phân tán nên nông dân không có sự liên kết chặt chẽ về kinh tế, tư tưởng và tổ chức. Giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng độc lập mà tư tưởng của họ phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội. Muốn được giải phóng, nông dân phải tham gia vào khối liên minh và chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
- Đặc điểm của tầng lớp trí thức:
Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt của 1 bộ phận lao động trí óc phức tạp và sáng tạo. sản phẩm lao động trực tiếp của họ là những trí thức khoa học, những giá trị về tinh thần, được tạo ra trong quá trình nghên cứu, phát minh,, giảng dạy, quản lý có tác dụng định hướng cho nhận thức và hành động thực tiễn trên mọi lĩnh vực.
Trí thức là những người có trình độ học vấn cao, am hiểu sâu trong lĩnh vực công việc của mình. Các sản phẩm do trí thức tạo ra được áp dụng vào mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là trong sản xuất làm tăng năng xuất, chất lượng và hiệu quả. Ngày nau, cách mạng KHKT và công nghệ hiện đại đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trí thức ngày càng có vai trog quan trọng trong quá trình xây dựng CNXH và hội nhập khu vực, quốc tế. Trong các chế độ XH cũ, phần lớn trí thức là những người lao động, họ bị áp bức bóc lột bất công nên họ cũng có tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi hòa bình, độc lập dân tộc và dân chủ.
Trí thức không có phương thức sản xuất riêng và địa vị kinh tế, xã hội độc lập nên trí thức cũng ko có hệ tư tưởng độc lập. Mặc dù vậy, trí thức luôn giúp giai cấp thống trị khái quá về lý luận để hình thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội. Tri thức tuy có tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột nhưng lại thieeys kiên quyết, triệt để. Vì vậy, trí thức muôn được giải phóng phải chịu sự lãnh đạo của GC công nhân và tham gia vào khối liên minh.


trị về tinh thần, được tạo ra trong quá trình nghên cứu, phát minh,, giảng dạy, quản lý có tác dụng định hướng cho nhận thức và hành động thực tiễn trên mọi lĩnh vực.
Trí thức là những người có trình độ học vấn cao, am hiểu sâu trong lĩnh vực công việc của mình. Các sản phẩm do trí thức tạo ra được áp dụng vào mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là trong sản xuất làm tăng năng xuất, chất lượng và hiệu quả. Ngày nau, cách mạng KHKT và công nghệ hiện đại đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trí thức ngày càng có vai trog quan trọng trong quá trình xây dựng CNXH và hội nhập khu vực, quốc tế. Trong các chế độ XH cũ, phần lớn trí thức là những người lao động, họ bị áp bức bóc lột bất công nên họ cũng có tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi hòa bình, độc lập dân tộc và dân chủ.
Trí thức không có phương thức sản xuất riêng và địa vị kinh tế, xã hội độc lập nên trí thức cũng ko có hệ tư tưởng độc lập. Mặc dù vậy, trí thức luôn giúp giai cấp thống trị khái quá về lý luận để hình thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội. Tri thức tuy có tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột nhưng lại thieeys kiên quyết, triệt để. Vì vậy, trí thức muôn được giải phóng phải chịu sự lãnh đạo của GC công nhân và tham gia vào khối liên minh.
 
Top Bottom