Sử 11 phong trào cần vương

haitranhoangdieu@gmail.com

Học sinh
Thành viên
16 Tháng bảy 2019
29
3
21

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Tại sao kháng chiến theo lập trường phong kiến lại thất bại (phong trào cần vương)?
Mình cảm ơn ạ
  • Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn của 1 lực lượng xã hội tiên tiến. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không đủ sức tập hợp, đoàn kết toàn dân chống thực dân Pháp.
  • Thiếu sự phối hợp, liên kết thống nhất giữa các cuộc khởi nghĩa nên chưa tạo thành phong trào toàn quốc.
  • Hình thức đấu tranh mới chỉ là khởi nghĩa vũ trang với cách đánh chủ yếu là du kích, phụ thuộc vào địa thế... nên khó thành công
  • Do lực lượng chênh lệch
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Tại sao kháng chiến theo lập trường phong kiến lại thất bại (phong trào cần vương)?
Mình cảm ơn ạ
+ Nguyên nhân thất bại:
* Khách quan

- Nền thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam đã dần dần ổn định.
- Chủ nghĩa đế quốc đang ở thế thắng trên phạm vi thế giới.
* Chủ quan :
- Thực dân Pháp đã khuất phục được triều đình Huế. Thiếu một giai cấp lãnh đạo có đủ năng lực ( giai cấp phong kiến đã đầu hàng, giai cấp nông dân không có khả năng tổ chức, định ra đường lối )
- Do ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến và khả năng lãnh đạo, tổ chức của các văn thân sĩ phu còn hạn chế như chưa chú trọng chuẩn bị cơ sở vật chất để kháng chiến lâu dài, phong trào nổ ra lẻ tẻ, rời rạt, thiếu sự chỉ huy thống nhất, chưa liên kết và phát triển thành một phong trào quy mô toàn quốc.
- Con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến không đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử.

Trên đây là đáp án tham khải của mình, bạn có thể xem qua.
=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại:
Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Top Bottom