Một tác giả đc coi là nhà văn, nhà thơ lớn chỉ khi các tác phẩm của họ chứa đựng những giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc đồng thời thể hiện được phong cách nghệ thuật đặc sắc của họ mà ng` đọc chỉ cần tiếp xúc với tác phẩm đã có thể nhận ra tác phẩm đó của ai. Điều này có thể xem như tác giả đó đã gặt hái đc thành công lớn.Và Tố Hữu là một nhà thơ như thế.
Nếu như Chế Lan Viên có biệt tài thơ hóa những vấn đề trí tuệ khô khan thì Tố Hữu khác người và hơn người ở khả năng thơ hóa những vấn đề chính trị.Hồn thơ TH luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con ng` CM, của cả dân tộc.Thơ ông chủ yếu khai thác từ cảm hứng chính trị của đất nước, từ những hoạt động CM, từ lí tưởng và lẽ sống CM.Chính vì vậy các sáng tác của ông tràn đầy chất men say mê , hứng khởi đối với lí tưởng cộng sản:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hươngvà rộn tiếng chim”
(Từ ấy)
Trong thơ ông, chất trữ tình và chính trị luôn hòa quyện làm một không thể tách rời. Thơ ông không đi sâu vào tình cảm cá nhân mà thường đi vào những tình cảm lớn, có tính chất tiêu biểu, phổ biến của con người CM: đó là tình yêu lí tưởng (Từ ấy),tình yêu lãnh tụ (Sáng tháng năm), tình cảm đồng bào đồng chí, tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên),...Niềm vui trong thơ TH cũng không nhỏ bé tầm thường mà là niềm vui lớn ,sôi nổi, hân hoan, la` niềm vui chung của toàn dân tộc(Huế tháng 8, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Toàn thắng về ta…)
Do nội dung chính trị nên thơ TH thường tìm đến khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.Thơ ông thường đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính chất toàn dân, liên quan đến vận mệnh dân tộc. Đó là sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta (Bài ca xuân 1961) hay hình ảnh cả nước “ Bốn mươi thế kỉ cùng ra trận”(Theo chân Bác).Là
một nhà thơ chiến sĩ , lấy lịch sử- dân tộc làm cảm hứng sáng tác nên cái tôi trữ tình trong thơ TH thường gắn với cái tôi công dân, hòa nhập với tình cảm chung, với đất nước , với dân tộc.Cái tôi ấy hóa thân vào những nhân vật trữ tình mang những phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc qua các thời kì lịch sử khác nhau, từ bà má Hậu Giang tới các anh giải phóng quân, chị Trần Thị Lí, anh Nguyễn Văn Trỗi,…
Ở nhiều tác giả, khi viết về đề tài chính trị họ thường tỏ ra lúng túng, khó viết nhưng với TH lại khác.Nội dung chính trị tưởng như khô khan đc TH diễn đạt bằng một giọng thơ tâm tình như những lời thủ thỉ ngọt ngào dễ đi vào lòng người.Ví dụ như khi nói về cuộc chia tay của cán bộ miền xuôi với nhân dân Việt Bắc, TH đã sử dụng trong bài cách nói đối đáp tâm tình, cách xưng hô “mình-ta” gần gũi thân quen:
“Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già…”
(Việt Bắc)
Phải chăng một phần do ông xuất thân từ xứ Huế mộng mơ, nơi có những âm điệu ngọt ngào của lời ca trên sông Hương, nhưng câu hát nam ai nam bằng, những điệu hò sông nước…đã có tác động mạnh mẽ đến hồn thơ TH , tạo cho lời thơ tuy mang đậm chất chính trị mà vẫn nhẹ nhành , êm ái , thiết tha?
Tính dân tộc là một thuộc tính chung của văn học. Nó đc nhiều nhà thơ sử dụng nhưng với TH, tính dân tộc trong thơ ông đậm đà đến mức trở thành bản sắc riêng của ông.Những bài thơ lục bát của ông như: Khi con tu hú, Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du…không chỉ mang sác thái của thể lục bát thuần túy mà còn đậm chất ca dao dân ca, dạt dào những âm hưởng nghĩa tình. Đọc thơ TH ta khó có thể phân biệt đc đâu là thơ TH, đâu là ca dao. Hai yếu tố này đc TH dung hòa làm một trong thơ ông.Còn những bài thơ theo thể thất ngôn như Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi!, Theo chân Bác…lại có phần trang trọng nhưng không khuôn sáo,thể hiện đc nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau.
Về ngôn ngữ, TH không chú ý sáng tạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà lại sử dụng từ ngữ, cách nói quen thuộc với dân tộc kết hợp với tính nhạc phong phú của tiếng Việt như biện pháp láy âm, láy vần,thanh điệu và cả cách gieo vần liền như:
“Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn”
(Em ơi … Ba Lan…)
Hay như:
“Thác bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời”
(Non nước ngàn dặm)
Tóm lại có thể xem đây là một số nét tiêu biểu của phong cách thơ Tố Hữu, cũng là ưu thế đặc biệt của ông.Với những tác phẩm của mình,Tố Hữu đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả qua nhiêu thế hệ,góp cho khu vườn thi ca Việt Nam nhiều hương sắc mới đồng thời cũng góp phần duy trì và phát huy thể thơ dân tộc truyền thống cho thế hệ mai sau.