phong cách nghệ thuật của các nha` văn.

A

abde

phong cách NT của NAQ_HCM

NAQ_HCM(1890-1969) quê ở làng Sen,xã Kim Liên,huyện Nam Đàn ,tỉnh Nghệ An.Thuở nhỏ ,Người có tên là Nguyễn Sinh Cung ,lớn lên đổi thành tên Nguyễn Tất Thành.Trong những năm hoạt động cách mạng ,Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốcvaf một số bí danh khác.HCM ko chỉ là một nhà cách mạng vĩ đại mà còn lânhf văn ,nhà thơ lớn có phong cách nghệ thuật độc đáo
HCM có phang cách nghệ thuật rất phong phú mà đa dạng .Đặc điểm này ko chỉ được thể hiện qua thể loại mà còn được thể hiện qua phong cách sáng tác :vừa hiện đại ,vừa cổ điển.Ở trong từng nhóm thể loại,sự phang phú ,đa dạng được bộc lộ khá rõ:
Thơ
ca là thể loại thể hiện sâu sắc nhất phong cách nghệ thuật của HCM.Người sử dụng khá nhiều himnhf thức:
Bài ca, bài vè nhằm tuyên truyền cách mạng (ca binh lính.ca dân cày),lời lẽ giản dị ,mộc mạc , dễ nhớ,dễ thuộc ,mang màu sắc hiện đại
VD Thân người như thể thân trâu
Cái phần no ấm có đâu đến mình(ca dân cày)
Mẹ tôi là mọt đoá hoa
thân tôi trong sạch ,tôi là cây bông
Thơ châm ngôn
Thơ mừng tết
Thơ trữ tình cổ điển ,giàu chất trữ tình ,phần lớn viết bằng chư Hán, theo hìng thức cổ thi hàm súc.Thơ Người vừa hồn nhiên ,tự nhiên vừa thâm trầm sâu sắc,vừa trẻ trung hiện đại ,vừa đậm đà phong vị cổ điển,vuùa đầy chất thép kiên cường,vừa chan chứa tinh thần nhân đạo và dạt dào cảm xúc trước vẻ dẹp của thiên nhiên ...(chiều tối ,giải đi sớm....)
Đối với truyện và kí khi viết cho người Pháp đọc thì
 
A

abde

xin lỗi để hôm nào tơ viết tiếp tơ phải đi học rồi
nhất đinh tớ sẽ hoan thành bài này tớ làm bài này rồi mà
 
Q

quanghuy9xlove

Bạn nào có bài viết về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh poss cho mình tham khảo với nha

:khi (34): tuần này viết bài văn về phong cách nghệ thuật HCM nhưng mình thì mù tịt bạn nào có thể giúp mình đc ko
 
T

thuy_078

chủ đề 2: hai tác gia lớn:Hồ Chí Minh và Tố Hữu.
- Hồ Chí minh :

+ Chủ ý 1:quan điểm sáng tác:
• Sinh thời HCM không tự nhận mình là nhà văn nhà thơ,mà chỉ coi mình là người bạn của văn nghệ,người yêu văn nghệ với tấm lòng yêu nước thương dân cháy bỏng,sinh ra trong cảnh nước mất,nhân dân cơ cực,lầm than.Người đặc ra nhiệm vụ là phải tìm đường cứu nước cứu dân “suốt đời tôi chỉ có 1 ham muốn tột bật là sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập dân tộc ta hoàn toàn tự do,đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc,ai cũng được học hành”.Trong quá trình hoạt động cách mạng,Người nhận ra văn chương là vũ khí sắc béng để đấu tranh cách mạng từ đó,Người sử dụng văn chương như một vũ khí cần thiết hữu ích quan trọng để công phá và tiêu diệt kẻ thù.Người trở thành nhà văn,nhà thơ lớn.Với 1 số quan điểm sáng tác :
+/ Hồ Chí Minh coi văn chương là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.Nhà văn cũng có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận.:
“Nay ở trong thơ phải có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
(cảm tưởng đọc thiên gia thi)
Quan điểm này được kế thừa và phát huy từ truyền thống của dân tộc.Nguyễn Trài có quân trung từ mệnh tập,Nguyễn Đình chiểu nổi tiếng với hai câu thơ
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Phan Bội Châu lấy văn chương tuyên truyền cách mạng,Sóng hồng “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ-Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”,Tố Hữu,Hồ chí Minh,…………..
+/ Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc trong văn học.Văn chương phải phản ánh cuộc sống 1 cách chân thực, hấp dẫn,hình thức văn học giản dị,tránh cầu kì,ngôn ngữ trong sáng phát huy sự sáng tạo của người nghệ sĩ.Đây là quan niệm đúng đáng tiến bộ không chỉ có giá trị hiện thời mà cả mai sau.
+/ Hồ Chí Minh luôn xuất paths từ mục đích đối tượng để quyết định nôi dung và hình thức của tác phẩm.Người luôn đặt câu hỏi “viết cho ai? Viết cái gì? Viết như thế nào? Và viết để làm gì?”.Vì thế tác phẩm củ Người không chỉ có tư tưởng sâu sắc,nội dung thiết thực mà hình thức nghệ thuật ,sinh động,đa dạng.
 Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay,đây là nguyên lí sống và làm việc của bất cứ 1 người nghệ sĩ chân chính nào trong cuộc đấu tranh hiện nay của dân tộc ta,cho côg cuộc đổi mới đất nước,
+ chú ý 2: phong cách nghệ thuật
Ở mỗi thể loại,Bác đều thể hiện phong cách riêng,độc đáo,hấp dẫn.
* Văn chính luận của Người thường ngắn gọn,súc tích,lập luận chặt chẽ,lí lẽ đanh thép,bằng chứng đầy thuyết phục,giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.Văn chính luận mà vẫn thấm đượm tình cảm,giàu hình ảnh.Giongj văn chính luận cũng đa dạng:khi ôn tồn thấu tình đạt lí.khi đanh thép mạnh mẽ hùng hồn.
* Truyện và kí của Người rất hiện đại,thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc béng.Tiếng cười trào phúng của Nguyễn Aí Quốc tuy nhẹ nhàng hốm hỉnh nhưng thâm thuye sâu cay.
* Thơ Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng
+/ Thơ tuyên truyền thường giản dị,mang màu sắc dân gian hiện đại.
+/ Thơ nghệ thuật thường kết hợp hài hòa chất cổ điển với tinh thần hiện đại,hòa quyện giữa tâm hồn thi nhân và tư thế chiến sĩ.
Nhìn chung,ở thể loại nàm,phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh đều hết sức phong phú,đa dạng mà thống nhất.Đó là cách viết ngắn gọn,trong sáng,giản dị,sử dụng limh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm thể hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc nhất tư tưởng của người cầm bút.
+chú ý 3:tính cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh.
• Tính cổ điển:
+/ thường sử dụng những thể loại cổ xưa truyền thống:thất ngôn tứ thuyệt.
+/ Đề tài: thiên nhiên
+/ Nhân vật trữ tình có phong thái ung dung tự tại,hòa hợp với thiên nhiên,coi thiên nhiên là người bạn tâm tình.
+/ Sử dụng bút pháp nghệ thuật quen thuộc,đối lập ước lệ tượng trưng,tả cảnh ngụ tình chấm phá.
• Tính hiện đại:
+/ Thiên nhiên không tĩnh lặng như trong thơ xưa mà vui tươi,khỏe khoắn,vươn tới sự sống con người,trong thơ không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ.
+ Chú ý 4:những bài học rút ra
• Tấm long yêu thương con người,đất nước,thiên nhiên
• Ý chí kiên cường,đấu tranh không mệt mỏi về quyền con người,vì nền độc lập dân tộc.
• Tinh thần lạc quan tin tưởng vào sức mạnh của con người đang vươn tới chân thiện kĩ.
+ chú ý 5: 1 số chú ý về tập nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
• Hoàn cảnh ra đời : Vào tháng 8-1942 Hồ Chí Minh lên đường sang TQ để tranh thủ sự viện trợ của TQ.Sau nửa tháng đi bộ đến Túc Vinh-Quảng Tây,Người bị chính quyền Tưởng Giơí Thạch bắt giam vô cớ,trong suốt 13 tháng tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu năm 1943)tuy bị đày ải vô cùng cực khổ nhưng Người vần làm thơ.Người đã sáng tác 133 bài bằng chữ Hán tập trung trong 1 cuốn sổ tay mà Người đặt tên “Ngục trung nhật kí”(Nhật kí trong tù).
• Nội dung:
+/ Phản ánh chân thực bộ mặt đen tối của chế đọ nhà tù cũng như của xã hội TQ thời Tưởng Giới Thạch ( đánh bạc, Lai tân,…)
+/ thể hiện tâm hồn phong phú cao đẹp của người tù vĩ đại,có thể xem đây là bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh .
 một tâm hồn yêu thương thiết tha và trân trọng những kiếp người đang bị đày đọa đau khổ(Phu làm đường,vợ người tù đến thăm chồng,…)
 Một con người hết lòng yêu nước thương dân,luôn khắc khoải lo âu cho vận mệnh nước nhà (không ngủ được, ốm nặng,tức cảnh,………..)
 một tâm hồn nhạy cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên và sự sống( Ngắm trăng, trên đường đi,mới ra tù tập leo núi,chiều tối,………….)
 
Top Bottom