H
hardyboywwe
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Dưới ngọn đèn vàng cổ lỗ, ánh sáng hắt lên trong tranh kỳ ảo, mượt mà. Tôi ngỡ ngàng: chân dung của chính tôi. Dáng vẻ phong trần, ánh mắt đắm say, môi nhếch lên khinh bạc. Phác họa một nụ cười xót xa.
Vậy là tôi lên xe đến Đ. để tìm gặp cô gái có cái tên Phi Anh. Đi theo nhiệm vụ được ba tôi giao. Ông là chủ một cửa hàng bán đồ lưu niệm không lớn lắm thuộc khu trung tâm thành phố. Không lớn - nhưng khá nổi tiếng vì chuyên bán những món hàng độc, những món mà khách sưu tập sành điệu cả Tây lẫn ta đều thích săn. Tự hào mà nói: shop đã có tên trong khá nhiều sách guide-book dành cho dân du lịch. Chính vì vậy, vừa nghe phong thanh thông tin về Phi Anh ở Đ., ông không thể bỏ lỡ. Đúng hơn, ông không quan tâm tới bản thân cô gái có cái tên là lạ, mà săn đón chủ yếu vì tranh của cô.
Những bức tranh được thêu bằng tóc!
Tranh thêu, cho tới thời điểm này đã phát triển đại trà, và gần như bão hòa. Đầu ra giảm nóng, đầu vào trăm hoa đua nở. Nhưng tranh tóc là ý tưởng hoàn toàn mới lạ. Người kể chuyện cho ba tôi nghe là một nhà nhiếp ảnh lớn tuổi có óc thẩm mỹ đáng tin cậy. Ông bảo rằng những bức tranh tuyệt đẹp. Họ bàn luận với nhau: có lẽ do được thêu bằng thứ chất liệu sống, nên tranh có hồn. Những đường nét như thở ra làn hơi của sự sống, như chuyển xoay, cựa quậy... Ba muốn là người đầu tiên ở thành phố bày bán những bức tranh khác thường, và nếu có thể, cửa hàng chúng tôi sẽ là đầu mối tiêu thụ độc quyền. Riêng với tôi, đây chính là cơ hội để thể hiện vai trò trợ lý đắc lực cho ba. Bởi tương lai không xa, tôi sẽ thay ông cáng đáng shop. Cũng theo lời nhà nhiếp ảnh già, Phi Anh tự tay thêu tranh không thuê mướn người ngoài, cũng không sao chép những bức họa nổi tiếng theo kiểu mà tranh thêu xưa nay vẫn làm. Cô ấy sáng tác. Tóm lại, có thể nói không quá rằng cô ấy giống như một họa sĩ phá cách cô đơn và độc đáo. “Những tác phẩm mãnh liệt, của một tác giả mãnh liệt”, nhiếp ảnh gia lớn tuổi nhấn đi nhấn lại. Tranh làm ra không nhiều, và không có bản sao. “Phàm thứ gì càng hiếm càng quí!”, ba tôi kết luận sành sỏi. Và tôi càng lúc càng tò mò về nhân vật quí hiếm ấy.
Tôi đã đến thành phố Đ. nhiều lần, nhưng hầu hết là đi chơi cùng đám bạn – chủ yếu lớt phớt cưỡi ngựa xem hoa. Đây là lần đầu công cán. Tôi đi xe đêm, lên đến nơi khoảng bảy giờ sáng. Xuống xe, xóc ba-lô lên vai, tôi ngoắt một anh xe ôm, trả giá chiếu lệ rồi leo lên ngồi sau anh ta. Vừa chạy xe vòng vèo lên đèo xuống dốc trong cái lạnh râm ran những khoảng hở của thịt da, anh vừa tẩn mẩn kể chuyện cho tôi nghe. Truyền thuyết về hoa, về thác, về suối, về thung lũng, về đồi thông... Tản mạn. Nhưng đầy chất thơ. Nghe để nhớ, có khi để quên. Nghe cho ngắn bớt một chặng đường đồi. Tranh thủ khoảng nghỉ lấy hơi giữa hai truyền thuyết, tôi hỏi anh ta về Phi Anh. Nhưng anh ngập ngừng, cuối cùng lắc đầu. Tôi nghĩ như vậy càng hay, một anh xe ôm mà đã biết thì có lẽ tôi chỉ là một đại diện thương mại tới trễ...
Vào đến khu trung tâm, tôi nhờ đưa đến một chỗ trọ nhỏ, anh ta hăng hái quá mức (có lẽ vì khoản hoa hồng chủ trọ hứa trước?). Tôi muốn có thời gian sửa sang hình thức, dù sao đối tác cũng là phái nữ. Anh ta dừng xe trước Hoa Hồng - khách sạn tư nhân ở khu khuất nẻo. Nội thất tầm thường, cảnh quan nhàm tẻ. Tuy nhiên tôi đã không phàn nàn, cũng không đòi đổi chỗ khác. Vì hai lẽ: từ đây lại địa chỉ của Phi Anh khá gần, và tôi nghĩ mình sẽ không ở lâu. Tôi trả tiền và bo thêm cho anh xe ôm, chào vui vẻ sau khi nhận số điện thoại của anh, hứa hẹn với anh sẽ gọi nếu cần đi đâu đó.
Ngay buổi chiều, cơm nước nghỉ ngơi tỉa tót xong xuôi, không điện thoại trước, tôi đến gặp Phi Anh.
o0o
Nhà nằm ở đầu đường dẫn vào một thung lũng đầy thông, hoa, rau, cây và trái. Biệt thự bé nhỏ, cheo leo đeo lấy sườn đồi, xinh như nấm nhà trong cổ tích. Dây leo hoa đậu biếc bao kín cổng, lan sang những bờ rào nghiêng ngả. Hoàng anh vàng mượt phủ kín vòm cong. Góc kia, bụi loa kèn trắng xanh đầy ấn tượng... Tôi kéo chuông cửa - một loại chuông tay cổ điển. Sợi dây truyền vào trong dội lại tiếng reo lanh canh vui tai của hàng cà-rem. Một cô gái xuất hiện khá nhanh ngay sau hồi chuông, mở rộng cánh cổng nhìn tôi. Cái nhìn thẳng và sâu của người bạo dạn. Nụ cười nặng chất thăm dò xã giao. Cô mặc đầm trắng, khoác áo len trắng. Nhẹ nhàng tươi tắn và xinh đẹp hơn rất nhiều so với những gì tôi đã nghĩ. “Một nhan sắc mãnh liệt”, thốt nhiên tôi lẩm bẩm, dùng luôn cái từ mà nhà nhiếp ảnh già đã dùng. Phải, “Mãnh liệt!”. Gật đầu chào, tôi vào đề bằng một câu hỏi:
- Có lẽ cô là Phi Anh?
Cô gái nhíu mày, thủng thẳng trả lời bằng câu hỏi khác:
- Có chuyện gì không, thưa ông?
Ấn tượng ra phết. Tôi mỉm cười:
- Chuyện khá dài dòng. Tôi có thể vào nhà?
Cô gái gật:
- Đồng ý. Nếu ông thấy cần.
A, cô gái này. Không lẽ cô luôn ở thế vừa phòng thủ vừa tấn công? Tôi so vai, chỉ còn cách gật: “Cần chứ!”. Và theo chân cô đi dọc lối sỏi nhỏ. Một phòng khách giản dị, ấm cúng. Một bộ bàn ghế kiểu xưa thật xưa. Vừa nhìn lên những bức tường, tôi đã bật nghĩ: mình đi chuyến này thật không uổng công. Đó, kia, và kia nữa! Trên tường treo hai bức tranh khổ sáu mươi - chín mươi, quá lạ lùng. Vừa dữ dội vừa huyền ảo. Một là cảnh cơn bão giữa ngàn trùng biển khơi - con tàu, những mảnh buồm, những thân người, những mỏm đá nhọn hoắt... tất cả tan nát, xô dạt, ngả nghiêng. Một là cảnh cháy rừng - muông thú hoảng loạn cuống cuồng, lửa đỏ tàn than khốc liệt. Thứ vật liệu kỳ diệu mà tôi đã biết trước là tóc đã làm cho cả hai bức tranh óng ánh khác thường. Thứ ánh sáng có hồn - theo cách nói của nhà nhiếp ảnh già. Đẹp mê muội. Chưa kể tài nghệ thêu và phối màu tuyệt hảo. Tuy nhiên vẫn nảy trong tôi thắc mắc về những sắc màu trái với màu tự nhiên của tóc: đỏ, cam, lam, tím, vàng, hồng, biếc... Như đọc được suy nghĩ của tôi (hoặc có thể tôi không phải là người đầu tiên nảy ra loại thắc mắc ấy), Phi Anh thủng thẳng:
- Hoàn toàn có thể đem nhuộm màu những sợi tóc trước khi thêu. Giống như nhuộm chỉ. Không có gì lạ hết!
Ra vậy. Tôi à lên, nhưng mắt vẫn chưa dứt được thứ ánh sáng óng ả trong hai khung gỗ như thôi miên. Ảo quang huyền hoặc. Từng mẩu nhỏ trong tranh đều phản sáng hoặc hắt lân tinh. Và chủ đề tranh. Và bố cục. Và đường nét... Quả tình không có từ ngữ nào phù hợp hơn từ mãnh liệt. Lại một lần nữa, Phi Anh đoán được suy nghĩ của tôi (hoặc tôi tiếp tục phản ứng giống như nhiều người đã tới đây?). Cô cười cười:
- Những bức tranh khác còn dữ dội hơn...
- Còn nhiều không? Tôi có thể xem được không?
- Sao nhỉ. Tôi còn chưa biết anh là ai?
- À... Tôi quên... Xin lỗi cô...
Vậy là một màn giao đãi diễn ra. Tôi nói về cửa hàng của ba tôi, về những cuốn guide-book, về website trên mạng, về khách Tây khách ta, về những món hàng độc đáo, và về nhiệm vụ của tôi. Nhắc nhở ít nhiều nhà nhiếp ảnh già có chòm râu bạc. Bài nói dài dòng, khô khan. Chứa đựng chủ yếu những thông tin cần trao đổi, những thương lượng, hơn là cảm xúc của tôi khi thấy người, thấy tranh, thấy cảnh trước mắt... Đã khiến cho không khí cuộc nói chuyện trở về đúng nghĩa một cuộc mua bán. Phi Anh lạnh lẽo:
- Ra vậy.
Tôi bỗng như đọc trong mắt cô ngay lập tức thái độ kẻ cả, cao ngạo. Tuy nhiên bề ngoài cô vẫn cố tỏ ra nhã nhặn, khiêm tốn:
- Cũng không nhiều đâu, tất cả chỉ mười hai. Nếu anh thật sự muốn, tôi sẽ cho anh xem mười bức còn lại.
Lại còn không muốn ư? Tôi đi theo cô vào gian trong. Ngay khi chúng tôi vừa bước vào, một cô gái khác cũng mặc toàn trắng đang ngồi trên chiếc ghế mây gần cửa sổ vội vã đứng bật lên, đi như chạy vào gian buồng kế tiếp. Và khép ập cánh cửa. Tôi chỉ kịp nhìn thoáng. Cô gái trẻ hơn Phi Anh. Tóc cũng dài nhưng lưa thưa. Thân hình mảnh dẻ xanh xao, nước da trắng bệch. Cái nhìn hình như hoảng hốt. Có lẽ sợ sệt. Một nhan sắc nhạt nhòa, không sức sống. Một cái bóng mờ. Một ảnh ảo... Phi Anh giọng dịu hẳn đi:
- Em gái tôi, Phi Yến. Nhà chỉ còn hai chị em. Bố mẹ tôi mất đã lâu.
Và cô khẳng định luôn:
- Tôi yêu em tôi nhất trên đời.
Tôi gật đầu với vẻ cảm thông, tránh không hỏi thêm những gì người ta không muốn nói. Thật ra, ánh mắt tôi đã bị hút vào những bức tranh khác treo ngay ngắn thành hàng trên tường. Cùng một phong thái tả thực mãnh liệt, cùng một cách tỏa sáng phi phàm, cùng những chủ đề dữ dội. Một đôi ngựa bờm đỏ tung vó dội ngược những cái đầu kiêu hãnh - những chiếc sừng bạc nhọn vút như sừng kỳ lân, hai con mắt hai bên và một con mắt giữa trán phát ra những tia sáng quắc; một đàn chim bay tan tác trong cơn mưa giông - một con trong đó cắp trong mỏ một ngọn lửa màu cam chói sáng; ba bức khỏa thân từ những góc độ hết sức khốc liệt, hai bức khác là những đôi tình nhân đang âu yếm nhau - hầu như luông tuồng, buông thả, đắm mê; một bức là những cánh bướm mang những con mắt người bén ngọt, bức khác là ba đóa hồng đỏ rực, trên nền lờ mờ một chân dung thiếu nữ sắc xám ủ ê, mắt và môi tươm máu; bức cuối cùng vẽ một người đàn bà mọc cánh bay lên, vẻ mặt bà ta nhuốm vàng cơn thất vọng chất ngất... Tôi hoàn toàn bị thuyết phục. Phi Anh khoanh tay, có vẻ hài lòng. Và chậm rãi nói, như đang cân nhắc từng lời:
Giờ thì em đang hòa nhập, hư ảo, loãng tan ra trong một thế giới khác. Thế giới nơi người ta chỉ còn là những tia lửa không bóng sắc,
những sinh thể dạt trôi phiêu linh quá vãng,
những mảnh phù du lập lòe váng vất,
chút u mê sót lại của phần hồn.
những sinh thể dạt trôi phiêu linh quá vãng,
những mảnh phù du lập lòe váng vất,
chút u mê sót lại của phần hồn.
Vậy là tôi lên xe đến Đ. để tìm gặp cô gái có cái tên Phi Anh. Đi theo nhiệm vụ được ba tôi giao. Ông là chủ một cửa hàng bán đồ lưu niệm không lớn lắm thuộc khu trung tâm thành phố. Không lớn - nhưng khá nổi tiếng vì chuyên bán những món hàng độc, những món mà khách sưu tập sành điệu cả Tây lẫn ta đều thích săn. Tự hào mà nói: shop đã có tên trong khá nhiều sách guide-book dành cho dân du lịch. Chính vì vậy, vừa nghe phong thanh thông tin về Phi Anh ở Đ., ông không thể bỏ lỡ. Đúng hơn, ông không quan tâm tới bản thân cô gái có cái tên là lạ, mà săn đón chủ yếu vì tranh của cô.
Những bức tranh được thêu bằng tóc!
Tranh thêu, cho tới thời điểm này đã phát triển đại trà, và gần như bão hòa. Đầu ra giảm nóng, đầu vào trăm hoa đua nở. Nhưng tranh tóc là ý tưởng hoàn toàn mới lạ. Người kể chuyện cho ba tôi nghe là một nhà nhiếp ảnh lớn tuổi có óc thẩm mỹ đáng tin cậy. Ông bảo rằng những bức tranh tuyệt đẹp. Họ bàn luận với nhau: có lẽ do được thêu bằng thứ chất liệu sống, nên tranh có hồn. Những đường nét như thở ra làn hơi của sự sống, như chuyển xoay, cựa quậy... Ba muốn là người đầu tiên ở thành phố bày bán những bức tranh khác thường, và nếu có thể, cửa hàng chúng tôi sẽ là đầu mối tiêu thụ độc quyền. Riêng với tôi, đây chính là cơ hội để thể hiện vai trò trợ lý đắc lực cho ba. Bởi tương lai không xa, tôi sẽ thay ông cáng đáng shop. Cũng theo lời nhà nhiếp ảnh già, Phi Anh tự tay thêu tranh không thuê mướn người ngoài, cũng không sao chép những bức họa nổi tiếng theo kiểu mà tranh thêu xưa nay vẫn làm. Cô ấy sáng tác. Tóm lại, có thể nói không quá rằng cô ấy giống như một họa sĩ phá cách cô đơn và độc đáo. “Những tác phẩm mãnh liệt, của một tác giả mãnh liệt”, nhiếp ảnh gia lớn tuổi nhấn đi nhấn lại. Tranh làm ra không nhiều, và không có bản sao. “Phàm thứ gì càng hiếm càng quí!”, ba tôi kết luận sành sỏi. Và tôi càng lúc càng tò mò về nhân vật quí hiếm ấy.
Tôi đã đến thành phố Đ. nhiều lần, nhưng hầu hết là đi chơi cùng đám bạn – chủ yếu lớt phớt cưỡi ngựa xem hoa. Đây là lần đầu công cán. Tôi đi xe đêm, lên đến nơi khoảng bảy giờ sáng. Xuống xe, xóc ba-lô lên vai, tôi ngoắt một anh xe ôm, trả giá chiếu lệ rồi leo lên ngồi sau anh ta. Vừa chạy xe vòng vèo lên đèo xuống dốc trong cái lạnh râm ran những khoảng hở của thịt da, anh vừa tẩn mẩn kể chuyện cho tôi nghe. Truyền thuyết về hoa, về thác, về suối, về thung lũng, về đồi thông... Tản mạn. Nhưng đầy chất thơ. Nghe để nhớ, có khi để quên. Nghe cho ngắn bớt một chặng đường đồi. Tranh thủ khoảng nghỉ lấy hơi giữa hai truyền thuyết, tôi hỏi anh ta về Phi Anh. Nhưng anh ngập ngừng, cuối cùng lắc đầu. Tôi nghĩ như vậy càng hay, một anh xe ôm mà đã biết thì có lẽ tôi chỉ là một đại diện thương mại tới trễ...
Vào đến khu trung tâm, tôi nhờ đưa đến một chỗ trọ nhỏ, anh ta hăng hái quá mức (có lẽ vì khoản hoa hồng chủ trọ hứa trước?). Tôi muốn có thời gian sửa sang hình thức, dù sao đối tác cũng là phái nữ. Anh ta dừng xe trước Hoa Hồng - khách sạn tư nhân ở khu khuất nẻo. Nội thất tầm thường, cảnh quan nhàm tẻ. Tuy nhiên tôi đã không phàn nàn, cũng không đòi đổi chỗ khác. Vì hai lẽ: từ đây lại địa chỉ của Phi Anh khá gần, và tôi nghĩ mình sẽ không ở lâu. Tôi trả tiền và bo thêm cho anh xe ôm, chào vui vẻ sau khi nhận số điện thoại của anh, hứa hẹn với anh sẽ gọi nếu cần đi đâu đó.
Ngay buổi chiều, cơm nước nghỉ ngơi tỉa tót xong xuôi, không điện thoại trước, tôi đến gặp Phi Anh.
o0o
Nhà nằm ở đầu đường dẫn vào một thung lũng đầy thông, hoa, rau, cây và trái. Biệt thự bé nhỏ, cheo leo đeo lấy sườn đồi, xinh như nấm nhà trong cổ tích. Dây leo hoa đậu biếc bao kín cổng, lan sang những bờ rào nghiêng ngả. Hoàng anh vàng mượt phủ kín vòm cong. Góc kia, bụi loa kèn trắng xanh đầy ấn tượng... Tôi kéo chuông cửa - một loại chuông tay cổ điển. Sợi dây truyền vào trong dội lại tiếng reo lanh canh vui tai của hàng cà-rem. Một cô gái xuất hiện khá nhanh ngay sau hồi chuông, mở rộng cánh cổng nhìn tôi. Cái nhìn thẳng và sâu của người bạo dạn. Nụ cười nặng chất thăm dò xã giao. Cô mặc đầm trắng, khoác áo len trắng. Nhẹ nhàng tươi tắn và xinh đẹp hơn rất nhiều so với những gì tôi đã nghĩ. “Một nhan sắc mãnh liệt”, thốt nhiên tôi lẩm bẩm, dùng luôn cái từ mà nhà nhiếp ảnh già đã dùng. Phải, “Mãnh liệt!”. Gật đầu chào, tôi vào đề bằng một câu hỏi:
- Có lẽ cô là Phi Anh?
Cô gái nhíu mày, thủng thẳng trả lời bằng câu hỏi khác:
- Có chuyện gì không, thưa ông?
Ấn tượng ra phết. Tôi mỉm cười:
- Chuyện khá dài dòng. Tôi có thể vào nhà?
Cô gái gật:
- Đồng ý. Nếu ông thấy cần.
A, cô gái này. Không lẽ cô luôn ở thế vừa phòng thủ vừa tấn công? Tôi so vai, chỉ còn cách gật: “Cần chứ!”. Và theo chân cô đi dọc lối sỏi nhỏ. Một phòng khách giản dị, ấm cúng. Một bộ bàn ghế kiểu xưa thật xưa. Vừa nhìn lên những bức tường, tôi đã bật nghĩ: mình đi chuyến này thật không uổng công. Đó, kia, và kia nữa! Trên tường treo hai bức tranh khổ sáu mươi - chín mươi, quá lạ lùng. Vừa dữ dội vừa huyền ảo. Một là cảnh cơn bão giữa ngàn trùng biển khơi - con tàu, những mảnh buồm, những thân người, những mỏm đá nhọn hoắt... tất cả tan nát, xô dạt, ngả nghiêng. Một là cảnh cháy rừng - muông thú hoảng loạn cuống cuồng, lửa đỏ tàn than khốc liệt. Thứ vật liệu kỳ diệu mà tôi đã biết trước là tóc đã làm cho cả hai bức tranh óng ánh khác thường. Thứ ánh sáng có hồn - theo cách nói của nhà nhiếp ảnh già. Đẹp mê muội. Chưa kể tài nghệ thêu và phối màu tuyệt hảo. Tuy nhiên vẫn nảy trong tôi thắc mắc về những sắc màu trái với màu tự nhiên của tóc: đỏ, cam, lam, tím, vàng, hồng, biếc... Như đọc được suy nghĩ của tôi (hoặc có thể tôi không phải là người đầu tiên nảy ra loại thắc mắc ấy), Phi Anh thủng thẳng:
- Hoàn toàn có thể đem nhuộm màu những sợi tóc trước khi thêu. Giống như nhuộm chỉ. Không có gì lạ hết!
Ra vậy. Tôi à lên, nhưng mắt vẫn chưa dứt được thứ ánh sáng óng ả trong hai khung gỗ như thôi miên. Ảo quang huyền hoặc. Từng mẩu nhỏ trong tranh đều phản sáng hoặc hắt lân tinh. Và chủ đề tranh. Và bố cục. Và đường nét... Quả tình không có từ ngữ nào phù hợp hơn từ mãnh liệt. Lại một lần nữa, Phi Anh đoán được suy nghĩ của tôi (hoặc tôi tiếp tục phản ứng giống như nhiều người đã tới đây?). Cô cười cười:
- Những bức tranh khác còn dữ dội hơn...
- Còn nhiều không? Tôi có thể xem được không?
- Sao nhỉ. Tôi còn chưa biết anh là ai?
- À... Tôi quên... Xin lỗi cô...
Vậy là một màn giao đãi diễn ra. Tôi nói về cửa hàng của ba tôi, về những cuốn guide-book, về website trên mạng, về khách Tây khách ta, về những món hàng độc đáo, và về nhiệm vụ của tôi. Nhắc nhở ít nhiều nhà nhiếp ảnh già có chòm râu bạc. Bài nói dài dòng, khô khan. Chứa đựng chủ yếu những thông tin cần trao đổi, những thương lượng, hơn là cảm xúc của tôi khi thấy người, thấy tranh, thấy cảnh trước mắt... Đã khiến cho không khí cuộc nói chuyện trở về đúng nghĩa một cuộc mua bán. Phi Anh lạnh lẽo:
- Ra vậy.
Tôi bỗng như đọc trong mắt cô ngay lập tức thái độ kẻ cả, cao ngạo. Tuy nhiên bề ngoài cô vẫn cố tỏ ra nhã nhặn, khiêm tốn:
- Cũng không nhiều đâu, tất cả chỉ mười hai. Nếu anh thật sự muốn, tôi sẽ cho anh xem mười bức còn lại.
Lại còn không muốn ư? Tôi đi theo cô vào gian trong. Ngay khi chúng tôi vừa bước vào, một cô gái khác cũng mặc toàn trắng đang ngồi trên chiếc ghế mây gần cửa sổ vội vã đứng bật lên, đi như chạy vào gian buồng kế tiếp. Và khép ập cánh cửa. Tôi chỉ kịp nhìn thoáng. Cô gái trẻ hơn Phi Anh. Tóc cũng dài nhưng lưa thưa. Thân hình mảnh dẻ xanh xao, nước da trắng bệch. Cái nhìn hình như hoảng hốt. Có lẽ sợ sệt. Một nhan sắc nhạt nhòa, không sức sống. Một cái bóng mờ. Một ảnh ảo... Phi Anh giọng dịu hẳn đi:
- Em gái tôi, Phi Yến. Nhà chỉ còn hai chị em. Bố mẹ tôi mất đã lâu.
Và cô khẳng định luôn:
- Tôi yêu em tôi nhất trên đời.
Tôi gật đầu với vẻ cảm thông, tránh không hỏi thêm những gì người ta không muốn nói. Thật ra, ánh mắt tôi đã bị hút vào những bức tranh khác treo ngay ngắn thành hàng trên tường. Cùng một phong thái tả thực mãnh liệt, cùng một cách tỏa sáng phi phàm, cùng những chủ đề dữ dội. Một đôi ngựa bờm đỏ tung vó dội ngược những cái đầu kiêu hãnh - những chiếc sừng bạc nhọn vút như sừng kỳ lân, hai con mắt hai bên và một con mắt giữa trán phát ra những tia sáng quắc; một đàn chim bay tan tác trong cơn mưa giông - một con trong đó cắp trong mỏ một ngọn lửa màu cam chói sáng; ba bức khỏa thân từ những góc độ hết sức khốc liệt, hai bức khác là những đôi tình nhân đang âu yếm nhau - hầu như luông tuồng, buông thả, đắm mê; một bức là những cánh bướm mang những con mắt người bén ngọt, bức khác là ba đóa hồng đỏ rực, trên nền lờ mờ một chân dung thiếu nữ sắc xám ủ ê, mắt và môi tươm máu; bức cuối cùng vẽ một người đàn bà mọc cánh bay lên, vẻ mặt bà ta nhuốm vàng cơn thất vọng chất ngất... Tôi hoàn toàn bị thuyết phục. Phi Anh khoanh tay, có vẻ hài lòng. Và chậm rãi nói, như đang cân nhắc từng lời: