Bài thơ Cảnh khuya của Bác là 1 bài thơ rất hay, và câu thơ thứ 2, tức câu "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" đã đc nhìu nhà bình luận, nhà văn, nhà thơ có nhìu ý kiến khác nhau về từ "lồng"
Trước tiên, ta phải giải thích nghĩa của từ "lồng", tớ đã tra từ điển, đây:
- Danh từ: Đồ thường đan thưa bằng tre nứa hoặc đóng bằng gỗ hay kim loại, dùng để nhốt chim, gà, các loài động vật khác.
VD: Lồng gà.
Chim sổ lồng.
- Động từ:
1/ Cho vào bên trong một vật khác thật khớp để cùng làm thành một chỉnh thể.
VD: Lồng ruột bông vào vỏ chăn.
Lồng ảnh vào khung kính.
2/ Chạy cất cao vó lên với một sức hăng đột ngột rất khó kìm giữ, do quá hoảng sợ.
VD: Trâu lồng.
Ngựa chạy lồng lên.
3/ Bộc lộ hành vi phản ứng quá mạnh không kiềm chế được, do bị tác động, kích thích cao độ.
VD: Lồng lên vì mất của.
Tức lồng lên.
Từ "lồng" mà Bác đã sử dụng là 1 động từ. Thế nhưng nó hoàn toàn không có nghĩa như định nghĩa ở trên.
Cái hình ảnh mà Bác nhìn đc có thể mtả như sau: Tầng 1 là trăng (bầu trời), tầng 2 là cổ thụ, tầng 3 (dưới đất) là hoa, lá. Chính vì thế, trăng soi rọi đến cây làm in bóng xuống đất, chỗ đất ấy lại có những bông hoa, thế nên "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" là như thế. Nếu thay từ lồng bằng một từ khác thì sẽ dễ hiểu hơn. Xét "hiện tượng" mà Bác đã thấy thì dùng từ "chui" hay "luồn lách" là đúng nhất: Trăng luồn qua từng kẽ của cây cổ thụ, làm in bóng xuống mặt đất. Cái bóng cây ấy lại chui vào trong những hoa, những lá làm nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
-> "Chui qua", "Luồn qua" là những hoạt động của động vật, con người nên biện pháp tu từ thể hiện ở đây là Nhân hoá
Nói thế không có nghĩa là thầy giáo của bạn đã nói sai. Theo như 1 số bạn đã phân tích thì trong câu đấy còn sd bptt Điệp từ "lồng" nữa. Vậy thì, có 2 biện pháp tu từ, tại sao lại không thể có 3? Tóm lại, trong câu thơ đó của Bác có sd nhiều biện pháp tu từ độc đáo, đb là từ "lồng", nhưng thể hiện rõ nhất là Điệp từ (trong cấu trúc câu).
[Đúng thì thanks nha ^^~]