Phát biểu suy nghĩ về gia đình của mình.

D

dangtienmanh9xx

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

minh dang lam 1 bai van ma ko biet lam nhu the nao?
de bai: tu nhung bai van "me toi,nhung cau hat ve tinh cam gia dinh,ban den choi nha ,"em hay phat bieu suy nghi cua minh khi duoc song trong mot gia dinh hanh phuc va dupc moi nguoi sung quanh yeu quy:confused::confused::confused:

* Chú ý gõ tiếng Việt có dấu và cách đặt tên tiêu đề.
 
Last edited by a moderator:
H

happy_1809

Một vài ý thôi:
- niềm hạnh phúc khi có được cuộc sống hoàn mĩ như vậy
- Nghĩ đến những ng` có hoàn cảnh đáng thương (trẻ mồ côi chẳng hạn)
hic, mình chỉ biết vậy thui, bạn tự làm nghen....
 
N

nhungvudieu1

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.
Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.
Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.
Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.
Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.
Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.
Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, *****, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.
Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình
 
K

khoctrongmua1999

“ tổ ấm gia đình , ko gì sánh đc , một mai mốt bc’, đưa ta vào đời ..” Người xưa nói, dù là vua chúa hay anh dân cày, người hạnh phúc nhất là người tìm được sự yên ấm dưới mái nhà của mình. Dù là biệt thự, chung cư, hay nhà ngói, song cần nhất, đó phải là một mái ấm.Có phải chăng chính vì thế mà có câu “ gia đình là bếp lửa sưởi ấm….”.
2 tiếng gia đình thiêng liêng quá đến nỗi lamf tôi chợt xao xuyến , bang khuân lên khi nhắc ddeeens nó . , vẫn còn đó là hình ảnh “ lung linh lug linh tình mẹ tình cha , lung linh lung ling cùng một mái nhà . Lung linh lung linh cùng buồn cùng vui , lung linh lung linh 2 tiếng ... gia đình “. Hồi tôi còn nhỏ , cứ mỗi khi trời trở lạnh , cả nhà tôi thường ngồi quây quần xung quanh bếp lửa, nói chuyện cho tới khuya mới đi ngủ. Quên làm sao được, những ngày tuổi thơ mùa đông. Mỗi khi màn đêm bắt đầu buông xuống, căn nhà nhỏ trong căn hẻm vắng lại bắt đầu rộn lên những tiếng cười hạnh phúc bên bếp lửa bập bùng cháy. Những lúc ngồi bên bếp lửa, tôi thường là trung tâm chú ý của gia đình, nhân vật nhỏ bé đc cưng nựng , tôi đưa tay thò vào bếp lửa cho thật nóng rồi mới rút ra áp vào má của mẹ. Tôi cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như thế, đến nỗi mẹ tôi phải nổi cáu. Còn bố tôi thì không nói gì, bố xoa đầu tôi rồi cười hiền: “Biết bao giờ con lớn, con mua cho cha mẹ máy điều hòa nhiệt độ khỏi phải đốt củi từng đêm như thế này thì tốt nhỉ".Chỉ là những lời nói đùa vu vơ nhưng cũng khiến gia đình tôi trở thành mái ấm hạnh phúc . Mẹ tôi ngồi bên bếp lửa , như nhũng cô con gái còn xanh , đôi má hây hây đỏ thật là đẹp . Bếp lửa này , mẹ đã thổi cơm , nấu ăn cho cả nhà tôi . Còn bố , người luôn ở lại lâu nhất vs bếp lửa , chỉ để gắp những hòn than còn lại bỏ vào một cái lu dành cho bữa khác . Cuộc sống chật vật là vậy , đến nổi chẳng có cái chăng nào cho ra dáng mà đắp , thế nhưng , gia đình tôi luôn đc sưởi ấm bởi bếp lửa này , bếp lửa của tình yêu thương , như là “ bếp lửa “ của nhà thơ Bằng Việt “một sớm một chiều lại bếp lửa bà nhen
Một bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một bếp lửa chứa niềm tin dai dẳng ..”
Bố mẹ tôi ai cũng làm nghề biển , bởi vậy tôi luôn đc theo sau . Không phải là để phụ giúp , mà chỉ là để đc thỏa mình giữa biển cả bao la , tha hồ vùng vẫy . Lúc ấy , bố mẹ như là bến bờ yêu thương để tôi dạt vào , nhẹ nhàng ... Lúc đi làm về , ai cũng nhễ nhại , mồ hôi như nc trút , còn hơn là cả người tôi lúc dưới biển tắm , thế nhưng , ai cũng vui vẻ , những nụ cười làm ấm lòng trái tim con trẻ của tôi . Khiến cho gia đình tôi càng hạnh phúc hơn .
Bố mẹ tôi c’ư hang` ngày nhặt nhạnh , chắt chiu xây tổ ấm , từng ngày , từng ngày , như những người đi xây tình thương cho đời
Thế nhưng , xót xa biết bao khi thời đại tiên tiến bây giờ , các nạn bạo hành lan sâu vào từng ngõ ngách của gia đình. Chính thái độ coi bạo lực gia đình là “chuyện thường” đã khiến bạo lực tồn tại hiển nhiên và có xu hướng gia tăng. Đây không thể coi là bức tranh toàn cảnh gia đình Việt Nam, có chăng chỉ là mảng tối, nhưng nó đang có chiều hướng loang rộng, làm rạn nứt hạnh phúc gia đình.
Còn nữa , ngày nào , các phương tiện thong tin truyền thong cũng loan tin về trẻ mồ côi, những đứa con ngang bướng , những bố mẹ không lắng nghe lời con tâm sự , vậy thì , có thật sự gia đình là tổ ấm của chúng ta , có còn là bến bờ yêu thương ?
Câu trả lời đưa ra không khó đểtra? lời . Chúng ta đang là người , bây giờ và khi lớn lên chúng ta cũng là người , vậy thì hãy cố gắng giữ gìn cái gọi là mái ấm gia đình của chúng . “ một câu nhịn bằngy chin’ câu lành . Tình yêu thương là điều giản dị gần gũi nhất nhưng cúng là điều quý giá thiêng liêng nhất mà bất kì ai cũng mong muốn đc chia sẻ và có được trong cuộc sống. ĐỂ yêu và đc yêu , có một gia đình hạnh phúc , trước hết , bạn hãy mở lòng chia sẻ . Chỉ có những tấm lòng chia sẻ mới tạo ra được những niềm vui chân thật và truyền đến cho các thành viên trong gia đình “ hẫy cố gắng làm sao để tạo nên một gia đình đúng nghĩa của nó , “ gia đình là …” . Như nhũng ngyaf xưa của tôi , của chúng ta vây .

@-)@-)@-)@-)@-)@-)@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-:):):):):):):) ĐƯNG QUÊN THANKS CHO MÌNH NẾU THẤY HAY NHA HJHJHJHJ:p
 
N

nguyentuyetnu123

Mẹ tôi

"Vũ trụ có rất nhiều kì quan nhưng kì quan đẹp nhất, lớn nhất đó chính là trái tim của mẹ". Tôi nghe được câu nói này ở đâu đó và nó làm tôi nhớ mãi. Tôi thực sự chưa thể nào hiểu hết được ý nghĩa của câu nói này vì nó rộng lớn quá, kì vĩ quá. Tôi chỉ biết rằng trái tim con người ta được hình thành từ một khối máu và gắn liền với từng nhịp đập, vậy mà giờ nhìn mẹ tôi cảm nhận được từng nhịp đập trong tim mẹ, và tôi biết được rằng bên trong quả tim ấy là cả một tâm hồn sâu thẫm cùng với sự tần tảo, vất vả của mẹ. Tôi yêu mẹ- yêu quả tim với từng nhịp đập đã cho tôi sự sống như ngày nay.




Lúc mẹ sinh con ra đã không có sự lo lắng, chăm sóc của cha vì nội đã không cho cha với mẹ sống với nhau. Mẹ đã một mình cưu mang con chín tháng 10 ngày và sanh con ra trong sự cô đơn và bùn tẻ. Tuy họ hàng và hàng xóm thường xuyên giúp đỡ mẹ, nhưng có ai biết được rằng trong những đêm khuya từng cơn đau bụng đã nhòi xé ruột gan mẹ, trong nhưng bữa cơm mẹ thường ói rất nhiều, lượng thức ăn mẹ ăn được chỉ đủ để đứa con thơ bé bỏng trong bụng không bị đói. Những lúc như thế mẹ rất cô đơn, buồn tủi, và con biết mẹ đã khóc rất nhiều.



Đến lúc sanh con ra, nhìn thấy đứa con thơ bụ bẫm nằm bên vòng tay của người mẹ hiền mà không có cha nó đâu, từng giọt nước mắt mẹ rơi trên nước da non của con khiến ai cũng bật khóc. Trong suốt năm năm không có cha vậy mà mẹ đã chăm sóc, nuôi nấng con không thua kém đứa trẻ nào. Ai nấy cũng đều rất khâm phục mẹ, khâm phục một người đàn bà đảm đang, nhân từ. Không bao giờ thấy mẹ khóc hay than thở với ai nhưng tôi biết trong đêm khuya nước mắt của mẹ thấm ướt đẫm gối nằm.



Khi cha đã từ bỏ gia đình và trở về với mẹ và tôi thì cuộc sống gia đình trở nên ấm cúng hơn, vui tươi hơn. Nhưng oái oăm thay khi cha về lại mang theo trong người căn bệnh bướu. Khổng thể xin việc làm mà cha lại phải thường xuyên khám bệnh và điều trị. Vậy là người phụ nữ duy nhất trong gia đình lại phải lao tâm, khổ cực hơn gấp bội.

Trong ánh mắt của tôi, trong cảm nhận của tôi thì mẹ không đẹp. Mẹ không có gương mặt bầu bỉnh, hình trái xoan, không có thân hình đầy đặn và nước da trắng theo định nghĩa của cái đẹp. Mẹ tôi có đôi gò má cao, hai mắt sâu thẫm, thâm quần và nước da rám nắng vì công việc mưu sinh vất vả. Nhưng sẽ không ai bằng mẹ, không ai có một nghị lực phi thường như mẹ, không ai đảm đang, giỏi giang bằng mẹ, mẹ biết nấu, biết làm tất cả mọi món ăn, mọi thứ bánh. Và không ai yêu chồng, yêu con được như mẹ.

Có đôi lúc tôi đã rất hỗn với mẹ khi mẹ đánh tôi, tôi rất uất ức, tức tối và ... giận mẹ. Nhưng khi đêm đến trong sự mơn man, mơ màng trong giấc ngủ có bàn tay ấm áp đến rờ chán tôi, xoa đầu tôi và vuốt tóc tôi, hành động đó khiến tôi thức giấc. Trong đêm tối tôi chỉ kịp nhìn thấy phía sau lưng mẹ đang dần bước ra khỏi phòng tôi. Bỗng nhiên tôi thấy sợ, bóng tối u ám của sự tội lỗi bao trùm lấy tôi. Tôi như nghẹt thở, và ý thức của một đứa con đã sống dậy trong tôi. Tôi chạy ra ôm lấy mẹ từ phía sau và xin lỗi mẹ. Ôm mẹ khóc một hồi tôi ngủ thiếp đi.



Rồi đến những ngày tựu trường là những lúc mẹ cực nhọc và lo toan nhiều nhất. Mẹ đã cho tôi một cuộc sống đầy đủ không thua kém bạn bè, mẹ thường xuyên hỏi thăm thầy cô giáo về tình hình học tập của tôi. Đến lớp 10 khi tôi đậu vào trường chuyên trong tỉnh, niềm vui nào có thể tả được, mẹ tôi còn mừng, còn vui hơn tôi nữa. Mặc chiếc áo dài mẹ may và tự soi mình trong gương, tôi thấy mình trở nên chững chạc hơn, trưởng thành hơn. " Mẹ đã cho con hình hài này, cho con cuộc sống này, cho con trái tim này và cho con có .... mẹ".



Những lúc tôi bệnh không ai có thể lo lắng, chăm sóc cho con ngoài mẹ. Nhưng ngược lại những khi mẹ bệnh tôi lại không thể làm gì được. Nhìn thấy mẹ nằm yên trên giường không giãy giụa giống lúc tôi bệnh. Không phải vì mẹ không đau nhưng tôi biết mẹ đang cố chịu đựng, mẹ muốn tôi chuyên tâm học hành. Tôi biết mẹ đang chiến đấu với những con đau đầu, đau tim, đau dạ dày,... và còn nhiều thứ bệnh đáng ghét để dành lại sự sống lo cho tôi.

Có giấy bút nào có thể kể hết công lao của mẹ, có thể kể hết sự vất và của mẹ. Có giấy mực nào có thể viết được, tả được tình mẹ yêu con. Nó vô bờ, vô bến, kì vĩ và tuyệt vời lắm. Không gì có thể chứa đựng hết những giọt nước mắt đã rơi trong cuộc đời mẹ nhưng những nụ cười thực sự của mẹ thì có thể đếm trên đầu ngón tay. " Con sẽ cố làm cho mẹ vui, cho mẹ có cuộc sống sung sướng. đó không còn là ước mơ, hy vọng mà nó là sự quyết tâm của con, con sẽ làm được, bằng con đường học vấn mà mẹ đã lo cho con, con sắp đến đích rồi mẹ ạ, những gì con cần làm bây giờ là cố gắng bước qua cánh cửa đại học một cách nhẹ nhàng nhất".



( nguồn : INTERNET )
 
Last edited by a moderator:
N

nguyentuyetnu123

Cảm nghĩ về bố

(Nguồn: INTERNET )

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này. Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.

Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…


Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo. Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.

Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.

Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, *****, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
 
Last edited by a moderator:
T

talaxakama

“ Tổ ấm gia đình , ko gì sánh đc , một mai mốt bc’, đưa ta vào đời ..” Người xưa nói, dù là vua chúa hay anh dân cày, người hạnh phúc nhất là người tìm được sự yên ấm dưới mái nhà của mình. Dù là biệt thự, chung cư, hay nhà ngói, song cần nhất, đó phải là một mái ấm.Có phải chăng chính vì thế mà có câu “ gia đình là bếp lửa sưởi ấm….”.
2 tiếng gia đình thiêng liêng quá đến nỗi lamf tôi chợt xao xuyến , bang khuân lên khi nhắc đến nó . , vẫn còn đó là hình ảnh “ lung linh lug linh tình mẹ tình cha , lung linh lung ling cùng một mái nhà . Lung linh lung linh cùng buồn cùng vui , lung linh lung linh 2 tiếng ... gia đình “. Hồi tôi còn nhỏ , cứ mỗi khi trời trở lạnh , cả nhà tôi thường ngồi quây quần xung quanh bếp lửa, nói chuyện cho tới khuya mới đi ngủ. Quên làm sao được, những ngày tuổi thơ mùa đông. Mỗi khi màn đêm bắt đầu buông xuống, căn nhà nhỏ trong căn hẻm vắng lại bắt đầu rộn lên những tiếng cười hạnh phúc bên bếp lửa bập bùng cháy. Những lúc ngồi bên bếp lửa, tôi thường là trung tâm chú ý của gia đình, nhân vật nhỏ bé đc cưng nựng , tôi đưa tay thò vào bếp lửa cho thật nóng rồi mới rút ra áp vào má của mẹ. Tôi cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như thế, đến nỗi mẹ tôi phải nổi cáu. Còn bố tôi thì không nói gì, bố xoa đầu tôi rồi cười hiền: “Biết bao giờ con lớn, con mua cho cha mẹ máy điều hòa nhiệt độ khỏi phải đốt củi từng đêm như thế này thì tốt nhỉ".Chỉ là những lời nói đùa vu vơ nhưng cũng khiến gia đình tôi trở thành mái ấm hạnh phúc . Mẹ tôi ngồi bên bếp lửa , như nhũng cô con gái còn xanh , đôi má hây hây đỏ thật là đẹp . Bếp lửa này , mẹ đã thổi cơm , nấu ăn cho cả nhà tôi . Còn bố , người luôn ở lại lâu nhất vs bếp lửa , chỉ để gắp những hòn than còn lại bỏ vào một cái lu dành cho bữa khác . Cuộc sống chật vật là vậy , đến nổi chẳng có cái chăng nào cho ra dáng mà đắp , thế nhưng , gia đình tôi luôn đc sưởi ấm bởi bếp lửa này , bếp lửa của tình yêu thương , như là “ bếp lửa “ của nhà thơ Bằng Việt “một sớm một chiều lại bếp lửa bà nhen
Một bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một bếp lửa chứa niềm tin dai dẳng ..”
Bố mẹ tôi ai cũng làm nghề biển , bởi vậy tôi luôn đc theo sau . Không phải là để phụ giúp , mà chỉ là để đc thỏa mình giữa biển cả bao la , tha hồ vùng vẫy . Lúc ấy , bố mẹ như là bến bờ yêu thương để tôi dạt vào , nhẹ nhàng ... Lúc đi làm về , ai cũng nhễ nhại , mồ hôi như nc trút , còn hơn là cả người tôi lúc dưới biển tắm , thế nhưng , ai cũng vui vẻ , những nụ cười làm ấm lòng trái tim con trẻ của tôi . Khiến cho gia đình tôi càng hạnh phúc hơn .
Bố mẹ tôi c’ư hang` ngày nhặt nhạnh , chắt chiu xây tổ ấm , từng ngày , từng ngày , như những người đi xây tình thương cho đời
Thế nhưng , xót xa biết bao khi thời đại tiên tiến bây giờ , các nạn bạo hành lan sâu vào từng ngõ ngách của gia đình. Chính thái độ coi bạo lực gia đình là “chuyện thường” đã khiến bạo lực tồn tại hiển nhiên và có xu hướng gia tăng. Đây không thể coi là bức tranh toàn cảnh gia đình Việt Nam, có chăng chỉ là mảng tối, nhưng nó đang có chiều hướng loang rộng, làm rạn nứt hạnh phúc gia đình.
Còn nữa , ngày nào , các phương tiện thong tin truyền thong cũng loan tin về trẻ mồ côi, những đứa con ngang bướng , những bố mẹ không lắng nghe lời con tâm sự , vậy thì , có thật sự gia đình là tổ ấm của chúng ta , có còn là bến bờ yêu thương ?
Câu trả lời đưa ra không khó đểtra? lời . Chúng ta đang là người , bây giờ và khi lớn lên chúng ta cũng là người , vậy thì hãy cố gắng giữ gìn cái gọi là mái ấm gia đình của chúng . “ một câu nhịn bằngy chin’ câu lành . Tình yêu thương là điều giản dị gần gũi nhất nhưng cúng là điều quý giá thiêng liêng nhất mà bất kì ai cũng mong muốn đc chia sẻ và có được trong cuộc sống. ĐỂ yêu và đc yêu , có một gia đình hạnh phúc , trước hết , bạn hãy mở lòng chia sẻ . Chỉ có những tấm lòng chia sẻ mới tạo ra được những niềm vui chân thật và truyền đến cho các thành viên trong gia đình “ hẫy cố gắng làm sao để tạo nên một gia đình đúng nghĩa của nó , “ gia đình là …” . Như nhũng ngyaf xưa của tôi , của chúng ta vây .

ĐƯNG QUÊN THANKS CHO MÌNH NẾU THẤY HAY NHA
 
T

talaxakama

Mẹ tôi
"Vũ trụ có rất nhiều kì quan nhưng kì quan đẹp nhất, lớn nhất đó chính là trái tim của mẹ". Tôi nghe được câu nói này ở đâu đó và nó làm tôi nhớ mãi. Tôi thực sự chưa thể nào hiểu hết được ý nghĩa của câu nói này vì nó rộng lớn quá, kì vĩ quá. Tôi chỉ biết rằng trái tim con người ta được hình thành từ một khối máu và gắn liền với từng nhịp đập, vậy mà giờ nhìn mẹ tôi cảm nhận được từng nhịp đập trong tim mẹ, và tôi biết được rằng bên trong quả tim ấy là cả một tâm hồn sâu thẫm cùng với sự tần tảo, vất vả của mẹ. Tôi yêu mẹ- yêu quả tim với từng nhịp đập đã cho tôi sự sống như ngày nay.
Lúc mẹ sinh con ra đã không có sự lo lắng, chăm sóc của cha vì nội đã không cho cha với mẹ sống với nhau. Mẹ đã một mình cưu mang con chín tháng 10 ngày và sanh con ra trong sự cô đơn và bùn tẻ. Tuy họ hàng và hàng xóm thường xuyên giúp đỡ mẹ, nhưng có ai biết được rằng trong những đêm khuya từng cơn đau bụng đã nhòi xé ruột gan mẹ, trong nhưng bữa cơm mẹ thường ói rất nhiều, lượng thức ăn mẹ ăn được chỉ đủ để đứa con thơ bé bỏng trong bụng không bị đói. Những lúc như thế mẹ rất cô đơn, buồn tủi, và con biết mẹ đã khóc rất nhiều.
Đến lúc sanh con ra, nhìn thấy đứa con thơ bụ bẫm nằm bên vòng tay của người mẹ hiền mà không có cha nó đâu, từng giọt nước mắt mẹ rơi trên nước da non của con khiến ai cũng bật khóc. Trong suốt năm năm không có cha vậy mà mẹ đã chăm sóc, nuôi nấng con không thua kém đứa trẻ nào. Ai nấy cũng đều rất khâm phục mẹ, khâm phục một người đàn bà đảm đang, nhân từ. Không bao giờ thấy mẹ khóc hay than thở với ai nhưng tôi biết trong đêm khuya nước mắt của mẹ thấm ướt đẫm gối nằm.
Khi cha đã từ bỏ gia đình và trở về với mẹ và tôi thì cuộc sống gia đình trở nên ấm cúng hơn, vi tươi hơn. Nhưng oái oăm thay khi cha về lại mang theo trong người căn bệnh bướu. Khổng thể xin việc làm mà cha lại phải thường xuyên khám bệnh và điều trị. Vậy là người phụ nữ duy nhất trong gia đình lại phải lao tâm, khổ cực hơn gấp bội.
Trong ánh mắt của tôi, trong cảm nhận của tôi thì mẹ không đẹp. Mẹ không có gương mặt bầu bỉnh, hình trái xoan, không có thân hình đầy đặn và nước da trắng theo định nghĩa của cái đẹp. Mẹ tôi có đôi gò má cao, hai mắt sâu thẫm, thâm quần và nước da rám nắng vì công việc mưu sinh vất vả. Nhưng sẽ không ai bằng mẹ, không ai có một nghị lực phi thường như mẹ, không ai đảm đang, giỏi giang bằng mẹ, mẹ biết nấu, biết làm tất cả mọi món ăn, mọi thứ bánh. Và không ai yêu chồng, yêu con được như mẹ.
Có đôi lúc tôi đã rất hỗn với mẹ khi mẹ đánh tôi, tôi rất uất ức, tức tối và ... giận mẹ. Nhưng khi đêm đến trong sự mơn man, mơ màng trong giấc ngủ có bàn tay ấm áp đến rờ chán tôi, xoa đầu tôi và vuốt tóc tôi, hành động đó khiến tôi thức giấc. Trong đêm tối tôi chỉ kịp nhìn thấy phía sau lưng mẹ đang dần bước ra khỏi phòng tôi. Bỗng nhiên tôi thấy sợ, bóng tối u ám của sự tội lỗi bao trùm lấy tôi. Tôi như nghẹt thở, và ý thức của một đứa con đã sống dậy trong tôi. Tôi chạy ra ôm lấy mẹ từ phía sau và xin lỗi mẹ. Ôm mẹ khóc một hồi tôi ngủ thiếp đi.
Rồi đến những ngày tựu trường là những lúc mẹ cực nhọc và lo toan nhiều nhất. Mẹ đã cho tôi một cuộc sống đầy đủ không thua kém bạn bè, mẹ thường xuyên hỏi thăm thầy cô giáo về tình hình học tập của tôi. Đến lớp 10 khi tôi đậu vào trường chuyên trong tỉnh, niềm vui nào có thể tả được, mẹ tôi còn mừng, còn vui hơn tôi nữa. Mặc chiếc áo dài mẹ may và tự soi mình trong gương, tôi thấy mình trở nên chững chạc hơn, trưởng thành hơn. " Mẹ đã cho con hình hài này, cho con cuộc sống này, cho con trái tim này và cho con có .... mẹ".
Những lúc tôi bệnh không ai có thể lo lắng, chăm sóc cho con ngoài mẹ. Nhưng ngược lại những khi mẹ bệnh tôi lại không thể làm gì được. Nhìn thấy mẹ nằm yên trên giường không giãy giụa giống lúc tôi bệnh. Không phải vì mẹ không đau nhưng tôi biết mẹ đang cố chịu đựng, mẹ muốn tôi chuyên tâm học hành. Tôi biết mẹ đang chiến đấu với những con đau đầu, đau tim, đau dạ dày,... và còn nhiều thứ bệnh đáng ghét để dành lại sự sống lo cho tôi.
Có giấy bút nào có thể kể hết công lao của mẹ, có thể kể hết sự vất và của mẹ. Có giấy mực nào có thể viết được, tả được tình mẹ yêu con. Nó vô bờ, vô bến, kì vĩ và tuyệt vời lắm. Không gì có thể chứa đựng hết những giọt nước mắt đã rơi trong cuộc đời mẹ nhưng những nụ cười thực sự của mẹ thì có thể đếm trên đầu ngón tay. " Con sẽ cố làm cho mẹ vui, cho mẹ có cuộc sống sung sướng. đó không còn là ước mơ, hy vọng mà nó là sự quyết tâm của con, con sẽ làm được, bằng con đường học vấn mà mẹ đã lo cho con, con sắp đến đích rồi mẹ ạ, những gì con cần làm bây giờ là cố gắng bước qua cánh cửa đại học một cách nhẹ nhàng nhất".
 
T

talaxakama

Cảm nghĩ về bố
(Nguồn: TALAXAKAMA )

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này. Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.

Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…


Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo. Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.

Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.

Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, *****, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
 
T

talaxakama

Phát biểu cảm nghĩ về " gia đình là bếp lửa ..."

“ tổ ấm gia đình , ko gì sánh đc , một mai mốt bc’, đưa ta vào đời ..” Người xưa nói, dù là vua chúa hay anh dân cày, người hạnh phúc nhất là người tìm được sự yên ấm dưới mái nhà của mình. Dù là biệt thự, chung cư, hay nhà ngói, song cần nhất, đó phải là một mái ấm.Có phải chăng chính vì thế mà có câu “ gia đình là bếp lửa sưởi ấm….”.
2 tiếng gia đình thiêng liêng quá đến nỗi lamf tôi chợt xao xuyến , bang khuân lên khi nhắc đến nó . , vẫn còn đó là hình ảnh “ lung linh lug linh tình mẹ tình cha , lung linh lung ling cùng một mái nhà . Lung linh lung linh cùng buồn cùng vui , lung linh lung linh 2 tiếng ... gia đình “. Hồi tôi còn nhỏ , cứ mỗi khi trời trở lạnh , cả nhà tôi thường ngồi quây quần xung quanh bếp lửa, nói chuyện cho tới khuya mới đi ngủ. Quên làm sao được, những ngày tuổi thơ mùa đông. Mỗi khi màn đêm bắt đầu buông xuống, căn nhà nhỏ trong căn hẻm vắng lại bắt đầu rộn lên những tiếng cười hạnh phúc bên bếp lửa bập bùng cháy. Những lúc ngồi bên bếp lửa, tôi thường là trung tâm chú ý của gia đình, nhân vật nhỏ bé đc cưng nựng , tôi đưa tay thò vào bếp lửa cho thật nóng rồi mới rút ra áp vào má của mẹ. Tôi cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như thế, đến nỗi mẹ tôi phải nổi cáu. Còn bố tôi thì không nói gì, bố xoa đầu tôi rồi cười hiền: “Biết bao giờ con lớn, con mua cho cha mẹ máy điều hòa nhiệt độ khỏi phải đốt củi từng đêm như thế này thì tốt nhỉ".Chỉ là những lời nói đùa vu vơ nhưng cũng khiến gia đình tôi trở thành mái ấm hạnh phúc . Mẹ tôi ngồi bên bếp lửa , như nhũng cô con gái còn xanh , đôi má hây hây đỏ thật là đẹp . Bếp lửa này , mẹ đã thổi cơm , nấu ăn cho cả nhà tôi . Còn bố , người luôn ở lại lâu nhất vs bếp lửa , chỉ để gắp những hòn than còn lại bỏ vào một cái lu dành cho bữa khác . Cuộc sống chật vật là vậy , đến nổi chẳng có cái chăng nào cho ra dáng mà đắp , thế nhưng , gia đình tôi luôn đc sưởi ấm bởi bếp lửa này , bếp lửa của tình yêu thương , như là “ bếp lửa “ của nhà thơ Bằng Việt “một sớm một chiều lại bếp lửa bà nhen
Một bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một bếp lửa chứa niềm tin dai dẳng ..”
Bố mẹ tôi ai cũng làm nghề biển , bởi vậy tôi luôn đc theo sau . Không phải là để phụ giúp , mà chỉ là để đc thỏa mình giữa biển cả bao la , tha hồ vùng vẫy . Lúc ấy , bố mẹ như là bến bờ yêu thương để tôi dạt vào , nhẹ nhàng ... Lúc đi làm về , ai cũng nhễ nhại , mồ hôi như nc trút , còn hơn là cả người tôi lúc dưới biển tắm , thế nhưng , ai cũng vui vẻ , những nụ cười làm ấm lòng trái tim con trẻ của tôi . Khiến cho gia đình tôi càng hạnh phúc hơn .
Bố mẹ tôi c’ư hang` ngày nhặt nhạnh , chắt chiu xây tổ ấm , từng ngày , từng ngày , như những người đi xây tình thương cho đời
Thế nhưng , xót xa biết bao khi thời đại tiên tiến bây giờ , các nạn bạo hành lan sâu vào từng ngõ ngách của gia đình. Chính thái độ coi bạo lực gia đình là “chuyện thường” đã khiến bạo lực tồn tại hiển nhiên và có xu hướng gia tăng. Đây không thể coi là bức tranh toàn cảnh gia đình Việt Nam, có chăng chỉ là mảng tối, nhưng nó đang có chiều hướng loang rộng, làm rạn nứt hạnh phúc gia đình.
Còn nữa , ngày nào , các phương tiện thong tin truyền thong cũng loan tin về trẻ mồ côi, những đứa con ngang bướng , những bố mẹ không lắng nghe lời con tâm sự , vậy thì , có thật sự gia đình là tổ ấm của chúng ta , có còn là bến bờ yêu thương ?
Câu trả lời đưa ra không khó đểtra? lời . Chúng ta đang là người , bây giờ và khi lớn lên chúng ta cũng là người , vậy thì hãy cố gắng giữ gìn cái gọi là mái ấm gia đình của chúng . “ một câu nhịn bằngy chin’ câu lành . Tình yêu thương là điều giản dị gần gũi nhất nhưng cúng là điều quý giá thiêng liêng nhất mà bất kì ai cũng mong muốn đc chia sẻ và có được trong cuộc sống. ĐỂ yêu và đc yêu , có một gia đình hạnh phúc , trước hết , bạn hãy mở lòng chia sẻ . Chỉ có những tấm lòng chia sẻ mới tạo ra được những niềm vui chân thật và truyền đến cho các thành viên trong gia đình “ hẫy cố gắng làm sao để tạo nên một gia đình đúng nghĩa của nó , “ gia đình là …” . Như nhũng ngày xưa của tôi , của chúng ta vậy .
 
Last edited by a moderator:
T

talaxakama

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.
Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.
Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.
Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.
Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.
Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.
Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, *****, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.
Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình
__________________
Học trò ngày nay quậy tới trời
10 thằng đi học 9 thằng chơi
3 thằng đến lớp 2 thằng ngủ
Còn lại thằng kia cũng gật gù
Học cho lắm tắm hổng có quần thay
Học cho hay tắm thay hoài cái quần cũ.
Học cho lắm cũng ăn mắm với cà
Học tà tà cũng ăn cà với mắm
Học cho lắm cũng đi tắm cởi truồng
Học luồn xuồn cũng cởi truồng đi tắm
Bắt đầu ngủ giữa tiết 3
Đến khi tỉnh giấc đã là tiết 5
Học hành như cá kho tiêu
Kho nhiều thì mặn học nhiều thì ngu
 
T

talaxakama

Sự tẻ nhạt rồi sẽ dẫn đến tàn phai ân nghĩa mặn nồng. Song điểm chung giữa tình yêu và tình nghĩa vợ chồng là “không có tuổi", nếu như hai người cũng có những liệu pháp để tạo sức hấp dẫn với bạn đời thì sẽ giữ mãi được sắc xuân đời sống lứa đôi.

Ít nhất một niềm vui mỗi ngày

Không cần đi tìm những điều lớn lao, không những việc "trọng đại" để mang đến cho người kia. Hãy tận dụng từ điều nhỏ nhặt nhất: một lời chào hỏi, một nụ cười âu yếm buổi sáng, một món ăn bất ngờ trong bữa ăn tối... để tạo ra những giây phút vui vẻ, ấm cúng cho cuộc sống vợ chồng.

Nhìn nhận ưu điểm của người kia

Cuộc sống chung thường khiến hai người có cảm giác thất vọng về nhau, nguyên nhân bởi cả hai đều chăm chăm nhìn về những khuyết điểm của bạn đời. Và đó là "liều thuốc độc" làm mất đi những cảm xúc đẹp, dễ làm rạn nứt tình yêu trong tổ ấm đôi uyên ương.

Hãy cải thiện điều khó tránh này bằng việc cả hai hãy luôn nhìn về những ưu điểm của nhau, hãy tôn vinh những điểm tốt của bạn đời bằng thái độ nâng niu, trân trọng. Lúc đó, cả hai sẽ nhận thấy "giá trị" của bạn đời và biết cách làm vừa lòng nhau, tình cảm vợ chồng sẽ ngày càng gắn bó...

Thường xuyên chỉnh sửa bản thân

Hãy luôn nhìn lại mình mỗi ngày để nhận ra những nhược điểm, những cách hành xử chưa hợp lý của bản thân để từ đó tìm cách sửa chữa. Việc này không chỉ giúp mỗi người "định vị giá trị" trong cuộc sống mà còn khiến bạn luôn tươi mới trong bạn đời. Bạn sẽ hấp dẫn được anh ấy/cô ấy nếu như ngày mai bạn không lặp lại những sai lầm của hôm nay và những lần trước đó.

Thỏa hiệp trong các cuộc tranh cãi

Tranh cãi nhiều khi là một cách để thêm những gia vị vào đời sống lứa đôi. Bí quyết ở đây là mỗi người cần có thái độ thoả hiệp khi bên kia đang có ý định khăng khăng với ý kiến của mình. Sự thỏa hiệp này có thể là nhất thời để tìm kế hoạch hoãn binh, hạ nhiệt cuộc tranh cãi nhưng cũng có thể là sự chấp nhận lâu dài ý kiến của người kia. Và đây là liệu pháp tốt nhất để tránh những xung đột vợ chồng.

Để bạn đời có nhiều cơ hội hãnh diện về tổ ấm gia đình

Bạn sẽ luôn được đứng ở vị trí số 1 trong lòng bạn đời nếu như bạn làm cho họ tự hào, hãnh diện về tổ ấm của mình. Hãy tìm cách xây dựng "thương hiệu" của gia đình bạn sao cho luôn là những mẫu hình lý tưởng để người khác học tập. Bí quyết ở đây là luôn đặt việc chăm sóc tổ ấm gia đình lên trên mọi thú vui, công việc khác và tuyệt đối không bao giờ được kêu ca, than phiền về những khó khăn mà gia đình đang gặp phải.

Con cái là tài sản vô giá

Đứa con sẽ là sợi dây gắn kết hai người lại với nhau nhưng nhiều khi cũng là nguyên nhân khởi nguồn của những mâu thuẫn vợ chồng. Trước tiên khi đứa con chào đời cả hai cần có những thỏa thuận, những quy ước chăm sóc, dạy dỗ con và phải thống nhất nhưng phương pháp, những dự tính cho tương lai của con cái.

Cả hai cùng coi đứa con là tài sản vô giá để cùng đầu tư giúp con phát triển với niềm mong ước của vợ chồng. Đó là một bài thuốc hay nhất để xây đắp tổ ấm gia đình với việc tạo ra các thế hệ chuẩn mực về sau và cũng là một bí quyết để vợ chồng bạn luôn xích lại gần nhau, tình cảm luôn được thắt chặt.

Hài lòng với sự lựa chọn hôn nhân

Chẳng ai có một cuộc hôn nhân hoàn hảo. Vậy chẳng có lý do gì mà bạn lại cảm thấy bất mãn với những gì mình đã suy tính, đã lựa chọn. Hài lòng với sự lựa chọn hôn nhân của mình cũng là một cách để bạn loại bỏ những ước muốn xa vời vợi về những cám dỗ xung quanh, tránh được những vấp ngã, sai lầm.

Khi bạn hài lòng với cuộc hôn nhân của kình thì sẽ biết cách để giữ gìn tổ ấm gia đình và nhận ra: bạn đang có một người chồng/vợ tốt. Và lẽ đương nhiên bạn lại mong muốn tiếp tục chinh phục bạn đời, tiếp tục xây dựng tổ ấm hoàn hảo. Tình yêu vợ chồng bạn chẳng thể bị già đi trước thời gian.
 
T

talaxakama

Cảm xúc về mái ấm gia đình
Mẹ đã từng kể lại với tôi rằng khi mới sinh ra tôi quấy lắm. Tôi là một đứa trẻ khó nuôi. Tôi
thường hay khóc, khóc cả ngày lẫn đêm. Ông tôi tức quá liền nói với mẹ tôi: “ Trên đời này tao chưa bao giờ thấy đứa trẻ nào khóc nhiều như con mày, từ bây giờ tao không trông nó hộ mày nữa đâu. Và cũng từ đó ông tôi không quan tâm gì tới tôi nữa. Lúc bấy giờ tôi chưa biết buồn rầu, chưa biết chia sẻ với mẹ nhưng bây giờ tôi đã hiểu ra rằng mẹ vất vả vì tôi nhiều lắm. Mẹ tôi vùa phải lo quán xuyến nhà cửa, vừa phải lo kiếm từng đồng tiền để nuôi cả gia đình. Có một lần, vào một đêm đông giá rét vì mệt mỏi quá mà mẹ đã ôm tôi ngồi cạnh bếp lửa và ngủ thiếp đi từ lúc nào không biết. Khi giật mình tỉnh dậy thì mẹ hốt hoảng vì một cái quần treo ở trên bếp để hong cho khô đã cháy từ lúc nào.
Đến bây giờ tôi đã lớn rồi, tôi đã học tới cấp 3 nhưng cuộc sống gia đình thì vẫn còn vất vả như vậy. Ngày ngày, bố mẹ tôi vẫn phải kiếm từng đồng tiền để đong gạo ăn qua bữa. Cuộc sống ấy cứ đeo bám làn da nheo gầy của mẹ. Mẹ ngày một già đi, già so với cái tuổi 37 của mẹ rất nhiều. Nhưng tôi biết, trong mẹ tôi có một điều không bao giờ nguôi tắt đó chính là ý chí vượt lên hoàn cảnh để lo cho tôi và các em được ăn học tới nơi, tới chốn. Cũng có lúc mẹ thật buồn bã vì không lo đâu ra được số tiền trả nợ mọi người- Những số nợ khổng lồ mà bố mẹ đã vay để trang trải cuộc sống và lo cho chúng tôi. Người ta nói năm hết tết đến là một niềm hạnh phúc nhưng đối với mẹ tôi đó dường như là ác mộng. Mẹ vừa lo một cái tết để con không phải hổ thẹn với bạn bè, vừa phải lo các khoản nợ phải trả. Tôi thương mẹ nhưng cũng chỉ biết thương và động viên thôi chứ chưa làm được gì giúp mẹ. Cảnh mẹ tôi đúng là:
Quanh năm cùng sống với ruộng đồng
Từng tháng, từng tháng cùng ngó trông.
Ao ước cuối năm xua giấc mộng,
Mong rằng tiễn nợ là số không.
Năm này, năm tới lại năm tiếp,
Cui cút làm ăn mong thoát kiếp.
Tiền này, tiền nọ ngày một nhiều,
Số nợ càng cao trời cũng khiếp.
Cuộc sống của người nông dân như mẹ tôi thật là khủng khiếp.Mẹ luôn trăn trở với nỗi khổ của một người phụ nữ già trước tuổi. Xót xa hơn khi mẹ tôi đi khám bệnh và phát hiện ra rằng mình mắc một khối u. Mỗi khi nó bùng phát mẹ lại đau đớn quằn quại. Biết chuyện, tôi lo lắng và buồn lắm, tôi sợ một ngày nào đó mẹ sẽ bỏ tôi ra đi. Cả gia đình khuyên mẹ đi chữa bệnh nhưng mẹ vẫn thản nhiên nói : “Các con cứ lo ăn học cho tốt, không phải lo gì cho mẹ cả, mẹ không sao đâu”. Mẹ nói vậy để động viên chúng tôi, để chúng tôi phấn đấu nhưng mỗi tối đi ngủ đêm nào tôi cũng sợ sáng ra không còn thấy mẹ nữa.
Lên lớp ngồi học, tôi không thể vui đùa với các bạn trong lớp. Tôi rơi vào sự trầm tư, chán nản đến nỗi các bạn trong lớp nói rằng tôi không hòa đồng. Đâu có ai biết rằng lòng tôi buồn lắm tôi luôn có sự mâu thuẩn giữa cuộc sống hiện tại với ước mơ đại học xa vời. Bao nhiêu suy nghĩ khiến bao đêm tôi bồn chồn, lo lắng không ngủ được. Đêm khuya, thật buồn và tĩnh, nước mắt tôi thì đã ướt đẫm gối. Ngày qua ngày cuộc sống cứ như vậy. Nhưng mẹ tôi vẫn nung nấu trong lòng một ước mơ là lo cho tôi đi học đến đại học. Tấm lòng đó của mẹ đã che chở cho tôi suốt những ngày ngây thơ, khờ dại cho tới bây giờ. Tôi chợt hiểu ra rằng cái hạnh phúc nhất trong cuộc đời mỗi con người không phải là tiền của, danh lợi mà là tình thương của gia đình.
Mái ấm gia đình là cái mà mẹ tôi đã hi sinh cả cuộc đời để gây dựng và gìn giữ. Tôi cám ơn mẹ nhiều lắm, cám ơn người mẹ đã sinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn trước biến động của hoàn cảnh để đến bây giờ tôi đang có được những chân trời mới tràn đầy tình yêu thương: Tình yêu của một mái ấm thứ hai: Mái trường cấp 3- Trường THPT số 2 Bảo Yên. Ở đó thầy cô luôn hết lòng lo lắng cho tôi và giúp tôi có thêm động lực vượt qua hoàn cảnh. Tôi tin chắc rằng sẽ cố gắng hết sức mình để bước chân được vào giảng đường Đại Học. Ngày hôm nay chúng tôi tự hào về trường để ngày mai chính ngôi trường này sẽ tự hào về thành quả học tập của thế hệ học sinh chúng tôi.
 
H

hongngam_29

CẢM NGHĨ VỀ NGƯỜI MẸ YÊU QUÝ CỦA EM (CẢM NGHĨ VỀ NGƯỜI THÂN)


“Gió mùa thu, mẹ ru con ngủ…”

Không biết từ bao giờ câu hát đó đã khắc sâu vào tâm trí tôi, đôi lúc nó lại vang lên vô thức làm thôi như thức nhớ lại một thuở xa xưa còn nằm trong nôi. Có thể với bạn đó chỉ là một câu hát ru bình thường như mọi câu hát khác, nhưng đối với tôi đó là cả một tình yêu thương bao la của mẹ dành cho tôi.

Mẹ của tôi có dáng người hơi gầy. Đôi vai mẹ bé nhỏ mà nặng trĩu bao lo toan. Mẹ lo ngày mai phải dậy thật sớm cất mẻ cá bán cho sớm hết hàng còn về lo cơm nước cho bố con tôi, mẹ lo gọi thằng út dậy sớm đi học vì nó hay ngủ nước và còn nhiều nỗi lo khác, tất cả đều dồn lên đôi vai gầy guộc ấy của mẹ.

Đôi bàn tay mẹ chai sần vì phải làm lụng vất vả nuôi chúng tôi khôn lớn, cho chị em chúng tôi được đi học như chúng bạn , mặc dù kinh tế nhà tôi cũng không phải là khá già gì. Một lần tôi đi chơi về chẳng may cái áo đứt một nút. Thế là tôi nằng nặc đòi mẹ mua cho cái áo mới, còn mẹ thì nói rằng: “Chúng ta có thể sửa lại nó còn à”. Nghe vậy tôi bèn bỏ vào buồng nằm khóc thút thít. Một lúc sau, ngó đầu ra khỏi phòng, tôi chợt chạnh lòng khi ấy mẹ đang khâu lại cái áo nút áo cho tôi. Nhìn dáng mẹ hao gầy, cặm cụi với từng đường chỉ mũi kim, cảm giác bàng hoàng xâm chiếm con người tôi. Tôi thẫn thờ nhìn vào khoảng không vô định trước mắt tôi. Là tôi đấy ư? Một đứa con gái tưởng chừng đã trưởng thành mà lại vô tâm đến mức này ư? Tôi chợt òa khóc, muốn ôm chặt lấy mẹ và nói rằng: “Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm….”

Tôi thường thấy bố mẹ rủ bạn bè về nhà cùng vui vẻ, hả hê với những chai bia, bàn tán bao nhiêu chuyện…

Rồi tôi lại thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp những bát đĩa, lom khom nhặt từng vỏ chai xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước cho người chồng mệt mỏi đang nhức đầu vì say.

Tôi thấy chị cả sau một ngày học tập mệt mỏi, về đến nhà vội vàng bật quạt ngả lưng nằm ngủ.

Tôi thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức không.

Tôi thấy thằng út thích chơi điện tử , cứ đi học về nó lại bắt đầu công việc bấm bấm, dí dí mấy cái nút điều khiển.

Tôi thấy mẹ rất thích xem cải lương, vừa lau nước mắt rồi cười cho số phận đã bớt đau khổ của các nhân vật, chẳng để ý màn hình mất màu hay thỉnh thoảng lại nghe tiêng được tiếng mất.

Tôi thấy mọi người đều chỉ nghĩ về những chuyện lớn lao, thích thú của riêng mình mà lắm lúc quên đi những chuyện nhỏ xung quanh.

Tôi thấy mẹ suốt đời chắt chiu vụn vặt mà mẹ luôn dạy con mình những bài học lớn lao….

Tất cả, tất cả những điều ấy tôi thấy từ mẹ, những điều dù chỉ nhỏ nhoi đều gợi lên trong tôi những suy nghĩ về cuộc đời, về một đức hi sinh cao cả, về một tâm hồn cao thượng chỉ biết về mọi người, về những vẻ đẹp ẩn náu trong những con người bình thường, giản dị..

Mùa thu đã đến rồi, tôi thường ngắm cây hoa sữa trước cửa nhà bỗng một chiếc lá vàng buông xuống mặt đất , mang theo một nỗi luyến tiếc bâng khuâng. Tôi hốt hoảng, chợt nghĩ về một ngày nào đó mẹ tôi như chiếc lá vàng này. Tôi thầm ước : Thời gian ơi! Hãy ngừng trôi đi nhé! Để mẹ tôi mãi được ở bên tôi.
 
C

conanna

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này. Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.

Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…


Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo. Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.

Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.

Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, *****, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
 
C

conanna

Cảm xúc về mái ấm gia đình
Mẹ đã từng kể lại với tôi rằng khi mới sinh ra tôi quấy lắm. Tôi là một đứa trẻ khó nuôi. Tôi
thường hay khóc, khóc cả ngày lẫn đêm. Ông tôi tức quá liền nói với mẹ tôi: “ Trên đời này tao chưa bao giờ thấy đứa trẻ nào khóc nhiều như con mày, từ bây giờ tao không trông nó hộ mày nữa đâu. Và cũng từ đó ông tôi không quan tâm gì tới tôi nữa. Lúc bấy giờ tôi chưa biết buồn rầu, chưa biết chia sẻ với mẹ nhưng bây giờ tôi đã hiểu ra rằng mẹ vất vả vì tôi nhiều lắm. Mẹ tôi vùa phải lo quán xuyến nhà cửa, vừa phải lo kiếm từng đồng tiền để nuôi cả gia đình. Có một lần, vào một đêm đông giá rét vì mệt mỏi quá mà mẹ đã ôm tôi ngồi cạnh bếp lửa và ngủ thiếp đi từ lúc nào không biết. Khi giật mình tỉnh dậy thì mẹ hốt hoảng vì một cái quần treo ở trên bếp để hong cho khô đã cháy từ lúc nào.
Đến bây giờ tôi đã lớn rồi, tôi đã học tới cấp 3 nhưng cuộc sống gia đình thì vẫn còn vất vả như vậy. Ngày ngày, bố mẹ tôi vẫn phải kiếm từng đồng tiền để đong gạo ăn qua bữa. Cuộc sống ấy cứ đeo bám làn da nheo gầy của mẹ. Mẹ ngày một già đi, già so với cái tuổi 37 của mẹ rất nhiều. Nhưng tôi biết, trong mẹ tôi có một điều không bao giờ nguôi tắt đó chính là ý chí vượt lên hoàn cảnh để lo cho tôi và các em được ăn học tới nơi, tới chốn. Cũng có lúc mẹ thật buồn bã vì không lo đâu ra được số tiền trả nợ mọi người- Những số nợ khổng lồ mà bố mẹ đã vay để trang trải cuộc sống và lo cho chúng tôi. Người ta nói năm hết tết đến là một niềm hạnh phúc nhưng đối với mẹ tôi đó dường như là ác mộng. Mẹ vừa lo một cái tết để con không phải hổ thẹn với bạn bè, vừa phải lo các khoản nợ phải trả. Tôi thương mẹ nhưng cũng chỉ biết thương và động viên thôi chứ chưa làm được gì giúp mẹ. Cảnh mẹ tôi đúng là:
Quanh năm cùng sống với ruộng đồng
Từng tháng, từng tháng cùng ngó trông.
Ao ước cuối năm xua giấc mộng,
Mong rằng tiễn nợ là số không.
Năm này, năm tới lại năm tiếp,
Cui cút làm ăn mong thoát kiếp.
Tiền này, tiền nọ ngày một nhiều,
Số nợ càng cao trời cũng khiếp.
Cuộc sống của người nông dân như mẹ tôi thật là khủng khiếp.Mẹ luôn trăn trở với nỗi khổ của một người phụ nữ già trước tuổi. Xót xa hơn khi mẹ tôi đi khám bệnh và phát hiện ra rằng mình mắc một khối u. Mỗi khi nó bùng phát mẹ lại đau đớn quằn quại. Biết chuyện, tôi lo lắng và buồn lắm, tôi sợ một ngày nào đó mẹ sẽ bỏ tôi ra đi. Cả gia đình khuyên mẹ đi chữa bệnh nhưng mẹ vẫn thản nhiên nói : “Các con cứ lo ăn học cho tốt, không phải lo gì cho mẹ cả, mẹ không sao đâu”. Mẹ nói vậy để động viên chúng tôi, để chúng tôi phấn đấu nhưng mỗi tối đi ngủ đêm nào tôi cũng sợ sáng ra không còn thấy mẹ nữa.
Lên lớp ngồi học, tôi không thể vui đùa với các bạn trong lớp. Tôi rơi vào sự trầm tư, chán nản đến nỗi các bạn trong lớp nói rằng tôi không hòa đồng. Đâu có ai biết rằng lòng tôi buồn lắm tôi luôn có sự mâu thuẩn giữa cuộc sống hiện tại với ước mơ đại học xa vời. Bao nhiêu suy nghĩ khiến bao đêm tôi bồn chồn, lo lắng không ngủ được. Đêm khuya, thật buồn và tĩnh, nước mắt tôi thì đã ướt đẫm gối. Ngày qua ngày cuộc sống cứ như vậy. Nhưng mẹ tôi vẫn nung nấu trong lòng một ước mơ là lo cho tôi đi học đến đại học. Tấm lòng đó của mẹ đã che chở cho tôi suốt những ngày ngây thơ, khờ dại cho tới bây giờ. Tôi chợt hiểu ra rằng cái hạnh phúc nhất trong cuộc đời mỗi con người không phải là tiền của, danh lợi mà là tình thương của gia đình.
Mái ấm gia đình là cái mà mẹ tôi đã hi sinh cả cuộc đời để gây dựng và gìn giữ. Tôi cám ơn mẹ nhiều lắm, cám ơn người mẹ đã sinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn trước biến động của hoàn cảnh để đến bây giờ tôi đang có được những chân trời mới tràn đầy tình yêu thương: Tình yêu của một mái ấm thứ hai: Mái trường cấp 3- Trường THPT số 2 Bảo Yên. Ở đó thầy cô luôn hết lòng lo lắng cho tôi và giúp tôi có thêm động lực vượt qua hoàn cảnh. Tôi tin chắc rằng sẽ cố gắng hết sức mình để bước chân được vào giảng đường Đại Học. Ngày hôm nay chúng tôi tự hào về trường để ngày mai chính ngôi trường này sẽ tự hào về thành quả học tập của thế hệ học sinh chúng tôi
 
Top Bottom