Văn 7 Phát biểu cảm nghĩ của em về bài " Cảnh khuya ".

Narika_Sono

Học sinh
Thành viên
27 Tháng một 2020
16
17
21
17
Nam Định
THCS Lê Đức Thọ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

a) Mở bài :
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới và cũng là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ của Người thường viết về tình yêu thiên nhiên, đất nước và thể hiện phong thái ung dung, lạc quan. Bài thơ "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên và lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Bài thơ đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc :
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ".

b) Thân bài :
* Hai câu thơ đầu :
- Câu thơ thứ nhất miêu tả tiếng suối chảy êm đềm, róc rách, nghe rất trong như tiếng hát. Nghệ thuật "lấy động tả tĩnh", lấy tiếng suối để miêu tả đêm chiến khu thanh vắng. Chỉ có đêm khuya ở núi rừng thanh vắng mới có thể nghe được tiếng suối chảy như vậy. Câu thơ đã so sánh tiếng suối với tiếng hát, đó là một sự so sánh tinh tế gợi cảnh đêm khuya thanh tĩnh nhưng không hề hoang vắng mà lại mang đầy sức sống, hơi ấm con người. Nếu như câu thơ đầu tiên miêu tả âm thanh thì câu thơ tiếp theo lại miêu tả trăng nơi chiến khu Việt Bắc với đường nét rõ ràng, tầng vậc. Câu thơ có 3 nét vẽ : tầng cao là trăng, tầng giữa là cây cổ thụ và tầng thấp là ngàn hoa. Phải là một đêm trăng tròn mới có ánh sáng chan hòa và đẹo như vậy. Điệp từ "lồng" được nhắc lại 2 lần kết hợp với biện pháp nhân hóa "trăng, cổ thụ, hoa" như là những cơ thể sống có linh hồn. Câu thơ này đã miêu tả được ánh trăng đêm khuya, núi rừng Việt Bắc thật đẹp. Qua đó, ta thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Bác.
* Hai câu thơ cuối là nỗi niềm, tâm trạng của người ngắm trăng trong đêm rừng Việt Bắc. Con người đã xuất hiện nhưng không để ngắm trăng mà là lo cho vận mệnh của đất nước. Đó là tâm trạng không ngủ được của Bác. Bác không ngủ được vì Bác là người say mê cái đẹp nhưng đó chỉ là lý do thứ yếu, mà chủ yếu là vì lo lắng cho đất nước. Đây chính là phẩm chất cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự phối hợp hài hòa, thống nhất giữa phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ trong con người của Bác. Bác ngắm trăng đấy, say mê cái đẹp đấy, nhưng trong lòng Bác vẫn canh cánh một nỗi niềm lo nước, thương dân.
c) Kết bài :
Bài thơ ngắn gọn với những hình ảnh thiên nhiên đẹp, xúc động lòng người. Qua bài thơ, ta thấy được tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước sâu nặng của Bác. Chính vì vậy, hình ảnh Bác Hồ luôn in đậm trong tâm trí mọi thế hệ Việt Nam.

 
  • Like
Reactions: Bùi Hương Mai
Top Bottom