Hóa Phản ứng hóa học trong cuộc sống hàng ngày

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Khi bạn trộn các hóa chất trong phòng thí nghiệm, bạn có thể dễ dàng quan sát phản ứng của chúng, nhưng trong cuộc sống thường ngày của chúng ta cũng xảy ra rất nhiều phản ứng hóa học.
Các phản ứng hóa học diễn ra trong thế giới quanh bạn, chứ không chỉ ở trong phòng thí nghiệm. các vật chất tương tác với nhau hình thành nên sản phẩm mới thông qua một quá trình gọi là phản ứng hóa học hay biến đổi hóa học. Mỗi khi bạn nấu nướng, hay làm sạch, đó là các hóa chất trong phản ứng. Cơ thể của bạn sống và phát triển nhờ vào các phản ứng hóa học. Các phản ứng xảy ra khi bạn uống thuốc, quẹt diêm, hay hít thở. Dưới đây là 10 phản ứng hóa học trong cuộc sống thường ngày. Đây chỉ là mẫu nhỏ, vì hàng ngày bạn quan sát và trải nghiệm hàng trăm, hàng nghìn phản ứng hóa học khác nhau.
1. Quang hợp
quang-hop_011c6bd78d632bda950fe7167957b307.jpg

Thực vật gây ra một phản ứng hóa học gọi là quang hợp nhằm chuyển Cacbon điôxit và nước thành dinh dưỡng (glu-cô-zơ) và Ô-xy. Đây là một trong những phản ứng hóa học phổ biến nhất thường ngày và đồng thời cũng là phản ứng quan trọng nhất, vì đấy là cách thực vật tạo ra dinh dưỡng cho chính chúng và các loài động vật, cũng như chuyển hóa cacbonic thành ô-xy.
Phương trình hóa học:
6 CO2 + 6 H2O + Ánh sáng → C6H12O6 + 6 O2
2. Hô hấp tế bào hiếu khí
Hô hấp tế bào hiếu khí là quá trình ngược lại với quang hợp. Quá trình này năng lượng phân tử kết hợp với ô-xy chúng ta thở nhả ra năng lượng cần thiết cho các tế bào, sản phẩm phụ của nó là cacbonic và nước. Năng lượng các tế bào sử dụng là năng lượng hóa học có tên là ATP.
ho-hap-hieu-khi_93caefa4c0762486fd0f87b4200d4a8c.png

Đây là phương trình hóa học tổng quát quá trình hô hấp tế bào hiếu khí:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (36 ATPs)
3. Hô hấp kị khí
Ngược lại với hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí là một loạt các phản ứng hóa học cho phép tế bào lấy lại năng lượng từ các phân tử phức hợp mà không có ô-xy. Các tế bào trong cơ của bạn thực hiện hô hấp kị khí bất cứ khi nào bạn tiêu hao ô-xy vận chuyển tới chúng, như lao động cơ bắp trong thời gian dài và cường độ lớn. Hô hấp kị khí diễn ra trong quá trình men và vi khuẩn lên men, sản xuất ê-ta-nol, cacbonic và các loại hóa chất khác để sản xuất ra pho-mat, rượu, bia, sữa chua, bánh mì và nhiều sản phẩm thông dụng khác.
Phương trình tổng quát của một hình thức hô hấp kị khí như sau:
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2+ năng lượng
4. Sự cháy
su-chay_b59ec16e7bde6051c765b71cfef76fc7.png

Mỗi lần bạn quẹt diêm, châm nến, bật lửa hay châm vỉ nướng, bạn đều có thể quan sát được phản ứng cháy. Sự cháy là sự kết hợp các phân tử mang năng lượng với ô-xy để tạo ra khí cacbonic và nước.
Ví dụ, phản ứng cháy của propan, hình thành trong vỉ nướng ga và một số lò sưởi:
C3H8 + 5O2 → 4H2O + 3CO2 + năng lượng
5. Gỉ sét
Từ xa xưa, khi sắt hóa ra lớp bọc bên ngoài đỏ gọi là gỉ sét. Đây là một ví dụ của phản ứng ô-xy hóa. Các ví dụ hàng ngày khác về phản ứng ô-xy hóa như sự hình thành gỉ đồng trên bề mặt đồng hay xỉn bạc.
Đây là phương trình hóa học về hình thành gỉ sét:
Fe + O2 + xH2O → Fe2O3. XH2O
6. Kết hợp các hóa chất
nui-lua-phun-trao_aabcf2cf7374a47faca0e165b21cfe9b.png
Nếu bạn kết hợp giấm với baking soda làm núi lửa hóa học hay sữa với bột nở trong chế biến món ăn, tức là bạn đã làm thí nghiệm phản ứng thế. Các thành phần tái kết hợp tạo ra khí cacbonic và nước. Khí cacbonic hình thành nên bọt khí trong núi lửa, giúp cho các vật chất nóng chảy trào lên. Những phản ứng này có vẻ dễ thực hiện, nhưng nó thường bao gồm nhiều bước.
Đây là phương trình hóa học tổng quát cho phản ứng giữa baking soda và giấm:
HC2H3O2(aq) + NaHCO3(aq) → NaC2H3O2(aq) + H2O() + CO2(g)
7. Pin
Pin sử dụng phản ứng điện –hóa học hay phản ứng ô-xy hóa khử để chuyển hóa năng lượng hóa học thành điện năng. Phản ứng ô-xy hóa tự nhiên xảy ra trong các tế bào điện, còn phản ứng hóa học nhân tạo xảy ra ở trong các bình điện phân.
pin_974a5746b28437bdb5f9c20d8f04974d.png

8. Quá trình tiêu hóa
Hàng nghìn phản ứng hóa học xảy ra trong suốt quá trình tiêu hóa. Ngay sau khi bạn đưa thức ăn vào trong miệng, một loại enzym trong nước bọt có tên là amylaza bắt đầu phá vỡ các phân tử đường và các cacbonhydrat thành các phân tử nhỏ hơn cơ thể chúng ta có thể hấp thu. Axit HCl trong dạ dày phản ứng với thức ăn nhằm phá vỡ chúng, đồng thời các enzym cũng bẻ gẫy các liên kết hóa học của các phân tử protein và chất béo, để cơ thể có hấp thụ chúng qua thành ruột ngấm vào máu.
9. Các phản ứng axit-bazơ
Khi bạn kết hợp một loại a-xit (như giấm, chanh, axit sulfuric, axit clohidric (HCl)) vơi một bazo (như baking soda, xà phòng, a-mô-ni-ac, a-xê-tôn), tức là bạn đang thực hiện một phản ứng axit-bazo. Đây là những phản ứng trung hòa a-xit và bazo, tạo ra muối và nước.
phan-ung_7bb9f44fbf60ce5292f1e8431c87f5a2.png

NaCl (muối ăn) không phải là loại muối duy nhất.
Ví dụ, dưới đây là phương trình hóa học tổng quát của phản ứng axit-bazo tạo ra kali clorua, một loại muối thông dụng thay thế muối tinh:
xa-phong_7fc366b29cdfe5f7e850c81d925f4dcc.png
HCl + KOH → KCl + H2O
10. Phản ứng của xà phòng và các chất tẩy rửa
Xà phòng và các chất tẩy rửa làm sạch bằng các phản ứng hóa học. Xà phòng nhũ hóa bụi bẩn, tức là, bụi bẩn dầu bám vào xà phòng, rồi theo nước trôi đi. Chất tẩy rửa hoạt động theo cơ chế chất hoạt tính bề mặt, làm giảm sức căng bề mặt của nước để nước tương tác với dầu, cô lập, và rửa trôi bụi bẩn.
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
1. Phản ứng hóa học xảy ra trong khi nấu đồ ăn, đốt lửa.
Hàng ngày, con người dùng lửa để nấu chín thức ăn cũng như làm các công việc cần thiết. Điều này xảy ra với phương trình: C3H8 + 5O2 → 4H2O + 3CO2 + năng lượng.

2. Phản ứng hóa học xảy ra ở những thanh sắt
Nếu các bạn quan sát, có thể thấy những chiếc đinh sắt, hay cổng sắt không được quét sươn hoặc lớp sơn đã bong mất sẽ bị gỉ đen sau 1 thời gian. Thực tế thì hàng ngày diễn ra, đều có những phản ứng hóa học xảy ra với những chiếc đinh sắt đó:
Fe + O2 + xH2O → Fe2O3 + XH2O . Như vậy, trong điều kiện Oxy và nước tác động, sắt sẽ bị tác động hàng ngày, lâu ngày sẽ bị oxy hóa, thành một lớp gỉ màu đen, mà bị mòn dần.

nhung-phan-ung-Hoa-hoc-thu-vi-xay-ra-trong-doi-song-hang-ngay-2.jpg

Tốc độ Oxy hóa của các kim loại khác nhau
3. Cao su dùng lâu bị cứng do các liên kết đôi trong phân tử cao su bị oxy hóa bởi O2, nhiệt độ cao làm giảm lực tác dụng giữa các cao su, làm hỏng cấu trúc polyme…

4. Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình làm bánh
Các phản ứng hóa học thường xuyên xảy ra xung quanh chúng ta, chỉ có điều, đôi khi chúng ra không nhận ra điều đó. Ngay cả khi làm bánh, các phản ứng hóa học cũng dễ dàng xảy ra:
HC2H3O2(aq) + NaHCO3(aq) → NaC2H3O2(aq) + H2O() + CO2(g)
nhung-phan-ung-Hoa-hoc-thu-vi-xay-ra-trong-doi-song-hang-ngay-3.jpg

Sở dĩ, phản ứng hóa học này xảy ra là do trong nguyên liệu làm bánh, chúng ta sử dụng bột Bakingsoda, trong bột này có chứa HC2H3O2, khi cho thêm giấm (NaHCO3) sẽ tác dụng với thành phần trong bột Bakingsoda, tạo 2 các chất NaC2H3O2 ; H2O và CO2.
5. Phản ứng hóa học xảy ra khi chạy đồ điện tử dùng pin
Hàng ngày, khi chúng ta sử dụng một đồ điện tử nào đó có chứa pin thì đã tạo ra một phản ứng hóa học.
Trong Pin có phản ứng điện – hóa học hay còn gọi là phản ứng oxi hóa khử để biến đổi các năng lượng hóa học thành điện năng sử dụng. Phản ứng oxi hóa này xảy ra trong các tế bào điện còn được gọi là phản ứng hóa học nhân tạo xảy ra ở trong các bình điện phân.
6. Khi chúng ta ăn đồ ăn cũng tạo ra phản ứng hóa học.
Trong thành phần nước bọt của con người có emzym amylaza là loại emzym giúp phá vỡ các phân tử đường và các cacbonhydrat thành các phân tử nhỏ bé hơn cơ thể cơ thể hấp thụ. Sau khi được đưa xuống dạ dày, các thức ăn sẽ được axit HCl phá vỡ cấu trúc thức ăn, cùng lúc đó, các enzym khác bẻ gãy các liên kết hóa học của các phân tử protein và chất béo có trong thức ăn giúp cơ thể có thể hấp thụ chúng thông qua thành ruột rồi ngấm vào máu.
7. Phản ứng hóa học xảy ra khi chúng ta giặt quần áo
Bột giặt là một sản phẩm hóa học được sản xuất để tẩy các vết bẩn chứa trên quần áo. Chắc hẳn ai cũng đã biết về điều này, tuy nhiên, phản ứng hóa học trong khi tẩy các vết bẩn đó thì không phải ai cũng đã biết.
nhung-phan-ung-Hoa-hoc-thu-vi-xay-ra-trong-doi-song-hang-ngay-4.jpg

Xà phòng nói riêng và các chất tẩy rửa khác nói riêng hoạt động theo cơ chế chất hoạt tính bề mặt tức là làm giảm sức căng bề mặt của nước để nước có thể tương tác với dầu, khắc chế, và rửa trôi bụi bẩn. Chính vì thế, các vết bẩn trên quần áo cũng như các vết bẩn cứng đầu khác ở những đồ vật do sử dụng lâu ngày mà tạo thành sẽ dễ dàng được làm sạch, trở nên trắng sáng hơn.
Với những phản ứng hóa học trên, có thể thấy xung quanh chúng ta, hàng ngày, hàng giờ thậm chí là trong bất kỳ các hoạt động nào của chúng ta đều xảy ra các phản ứng hóa học khác nhau, tạo ra những sản phẩm hóa học khác nhau mà chúng ta không hề nhận thấy.
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Công thức hóa học của cơ thể người
Một nhà sinh vật học kiêm cây bút khoa học Mỹ vừa tính toán các thành phần hóa học của cơ thể người để đưa ra một công thức hóa học chung cho nhân loại, giống như H2O là công thức hóa học của nước.

20150408153200-nguoi-20150409143700.jpg

Tiến sĩ Joe Hanson cho rằng, một phân tử người có thể chứa tới 375 triệu nguyên tử hyđro, 132 triệu nguyên tử oxy và 85,7 triệu nguyên tử cácbon. Tuy nhiên, nó chỉ chứa 1 nguyên tử cobalt và 3 phân tử kim loại molybdenum.
Khi viết đầy đủ, công thức của phân tử người sẽ là: Co1 Mo3 Se4 Cr7 F13 Mn13 I14 Cu76 Zn2.110 Fe2.680Si38.600 Mg40.000 Cl127.000 K177.000 Na183.000 S206.000 P1.020.000 Ca1.500.000 N6.430.000 C85.700.000O132.000.000 H375.000.000.
Dẫu vậy, tiến sĩ Hanson tuyên bố, công thức trên chỉ đại diện cho cấu tạo hóa học của cơ thể người lúc mới sinh. Suốt cuộc đời của chúng ta, tỉ lệ những thành phần này sẽ thay đổi theo tuổi tác và chúng ta sẽ thu nhận thêm lượng nhỏ các thành phần khác, chẳng hạn như những kim loại nặng và vàng.
Tiến sĩ Hanson giải thích: "Trong số 98 thành tố xuất hiện tự nhiên, chỉ hơn 30 thành tố được ghi nhận là thiết yếu đối với dạng sống nào đó trên Trái đất. Thời cổ đại, các học giả từng tin rằng, mọi thứ trong vũ trụ chỉ được tạo thành từ 4 yếu tố là đất, nước, lửa và không khí. Ngày nay, chúng ta biết rằng mọi thứ phức tạp hơn thế. Các sinh vật cấu tạo từ tế bào, các tế bào hình thành từ các phân tử và các phân tử cấu tạo từ các nguyên tử.
Tuy nhiên, quan điểm xưa cũ dường như cũng có phần đúng. Nhìn chung, tới 97% khối lượng của mọi vật chất sống chỉ do 4 nguyên tố hóa học tạo nên".
Nhà sinh vật học Mỹ cũng tính toán được rằng, cơ thể của một người trung bình chứa 16kg oxy, đủ để lấp đầy một thể tích tương đương với 6 con voi. Ngoài ra, nó cũng chứa đủ lượng hyđro để lấp đầy thể tích của một con cá voi xanh cũng như chứa lượng nitơ tương đương trong 400 lít nước tiểu.
Đặc biệt, theo tiến sĩ Hanson, một người ở mức trung bình nếu phải cắt bỏ toàn bộ đuôi tóc và các móng chân, chúng ta có thể trích lấy từ đó một thỏi vàng tí hon trị giá khoảng 0,001 USD.
Ông Hanson nhấn mạnh: "Một người trưởng thành, ở mức trung bình chứa 60 nguyên tố với lượng có thể phát hiện được, hầu hết với lượng rất nhỏ từ chế độ dinh dưỡng và môi trường tích tụ theo thời gian.
Nếu bạn phân lập tất cả các thành phần này trong cơ thể mình ở dạng tinh khiết nhất, chúng có thể bán được 1.000 - 2.000 USD ngoài thị trường. Tất nhiên, bạn không thể làm được điều đó trong thực tế, nhưng nó mang lại cho chúng ta một cách khác để xem xét sự sống".
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006
Top Bottom