Phân tích khổ thơ sau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có và mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Lần sau bạn hãy viết rõ cần đoạn văn hay bài văn nha
Bạn tham khảo dàn ý này nha
MB: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ trên.
TB:
- Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
+ Nhà thơ dùng chữ "anh" mà không dùng chữ "tôi" => thể hiện những người lính hiểu bạn như hiểu mình, nói về bạn như nói về mình. Họ vô cùng thấu hiểu và đồng cảm với nhau.
+ Những từ ngữ giản dị, quen thuộc: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa là hình ảnh hoán sụ gợi tình cảm quê hương, gia đình và những kỉ niệm đẹp đẽ, gắn bó với người lính từ thuở ấu thơ tới lúc trưởng thành và cũng là tài sản quý giá của người lính.
+ Tác giả sử dụng tình thái từ "mặc kệ" cho thấy thái độ dứt khoát ra đi, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư cho tình yêu Tổ Quốc.
+ "Giếng nước gốc đa nhớ" là phép nhân hoá thể hiện nỗi nhớ hai chiều: quê Hương đang dõi theo bóng hình người ra trận và người lính cũng luôn ôm ấp bóng hình quê hương.
- Đồng chí, đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ.
+ Họ chia sẻ với nhau khi bạn mình mắc bệnh:
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi."
- Những chi tiết, hình ảnh thơ chân thực "cơn ớn lạnh", "sốt run người", "trán ướt mồ hôi" phản ánh những cơn sốt rét rừng hành hạ những người lính.
- Cụm từ "anh với tôi" nhà thơ đã dùng chữ "với" mà không phải là "và" cho ta thấy "anh" và "tôi" cùng nếm trải nên có sự cộng hưởng, sẻ chia, yêu thương đến tận đáy lòng.
+ những người lính cùng nhau chia sẻ những khó khăn thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ:
"Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày"
- để tô đậm thêm cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn,gian khổ, thiếu thốn, tác giả đã sử dụng phép liệt kê: "áo...", "quần..", "chân không giày".
- Những hình ảnh thơ sóng đôi đã giúp chúng ta thấy sự sát cánh của những người lính để vượt qua cái khắc nghiệt, thử thách của chiến tranh. nếu không có những từ ngữ sóng đôi ấy người đọc sẽ ảnh ngại trước sự ôn nghèo kể khổ của nhà thơ.
+ Tinh thần lạc quan yêu đời của người lính:
"Miệng cười buốt giá chân không giày"
- Miệng cười vang lên giữa cái khắc nghiệt của thời tiết. Đó là nụ cười tê tái nhưng vẫn là sức mạnh để chiến thắng.
- Cái nắm tay là cử chỉ ân cần, trìu mến giữa những con người cùng chung chiến tuyến.
- Cụm từ "Thương nhau" là tình thương xuất phát từ hai phía: thương về những thiếu thốn phải trải qua, thương vì phải để lại toàn bộ quê hương để ra chiến trường chiến đấu. cái nắm tay trong tình Thương nhau là để truyền cho nhau hơi ấm để tiếp thêm sức mạnh cho nhau vượt qua gian khổ.
KB: Khẳng định giá trị của tác phẩm, nêu cảm nghĩ bản thân và rút ra bài học.