Văn 7 phân tích

Phạm na 2k5

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng mười 2018
35
14
16
18
Nghệ An
Trường THCS Thị trấn Nghĩa Đàn
I. Mở bài:
- Giới thiệu một vài nét về tác giả:
+ Hồ Xuân Hương, nữ sĩ tài ba được ca ngợi là ‘bà chúa thơ Nôm’.
+ Nữ sĩ còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm.
+ Thơ bà có đề tài bình dị, ngôn ngữ thuần Nôm, rất sắc sảo, hóm hỉnh, đa nghĩa.
+ Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, là lời cảm thông, bênh vực người phụ nữ trong cuộc đời.
- Giới thiệu văn bản và chủ đề bài thơ.
+ Bài thất ngôn tứ tuyệt ‘bánh trôi nước’ tiêu biểu cho hồn thơ của nữ sĩ (chép trọn vẹn văn bản):
‘Thân em... tấm lòng son’
+ Chủ đề: Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước, nữ sĩ gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời.

II. Thân bài:
‘Bánh trôi nước’ là một bài thơ bình dị về đề tài, mang hàm nghĩa sâu sắc.
1. Bài thơ tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn. Nhân bánh bằng đường phên (tấm lòng son). Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi ‘bảy nổi ba chìm với nước non’.
2. Câu thơ thứ nhất nhân hóa cái bánh:
‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn’
‘Thản em’là một cách nói khiêm nhường, dịu dàng, kín đáo, một nét đẹp của thiếu nữ.
- Hai vế tiểu đối: ‘vừa trắng II vừa tròn’ có giá trị gợi tả, liên tưởng về vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của thiếu nữ.
3. Câu thơ thứ 2 và thứ 3 mang hàm nghĩa về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời ngày xưa:
‘Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn’
- Thành ngữ được vận dụng ‘bảy chìm ba nổi, chín lênh đênh’ trong văn cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, do đạo ‘tam tòng’ khắc nghiệt... gây nên.
- Hai chữ ‘rắn nát’ ấm chí sô' phận của người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc, hoặc bất hạnh đều do ‘tay ke’ nặn’, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là ‘tay kẻ nặn’...
- Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với số phận, thân phận người phụ nữ ngày xưa.
4.Câu cuối, hình ảnh ẩn dụ ‘tấm lòng son’ nói về lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha của người mẹ, người chị quê ta.
- Cấu trúc câu thơ: ‘Mặc dù... mà vẫn...’ ở hai câu cuối bài thơ, đặc biệt chữ ‘vẫn’ làm cho ý thơ được khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam:
‘Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son’

III. Kết bài:
- ‘Bánh trôi nước’là một bài thơ Nôm đa nghĩa, nó thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha của Hồ Xuân Hương đối với nền văn hóa dân tộc. Chiếc bánh bình dị của quê hương đã đi vào hồn thơ nữ sĩ và trở thành một bài thơ hay. Nữ sĩ đã dành những lời tốt đẹp ca ngợi bao phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, vận dụng sáng tạo tục ngữ, cách nói cách cảm của dân gian để tạo nên những vần thơ hàm súc đậm đà mang phong cách Hồ Xuân Hương.
 

kietnghia

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng sáu 2015
77
40
51
21
Quảng Trị
THPT Thị Xã Quảng Trị
1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ “Bánh trôi nước”: “Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi tiếng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương- người được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm” trong nền văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp thể chất lẫn tâm hồn, đồng thời cho thấy số phận bấp bênh và đầy truân chuyên của người phụ nữ. Qua đó, tác phẩm đã thể hiện những giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc.
2. Thân bài

– Bài thơ “Bánh trôi nước” là lời khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ về cả hình thể và tâm hồn.
+ Trong câu thơ đầu tiên, tác giả đã miêu tả về màu sắc, hình dáng của chiếc bánh trôi để gợi lên vẻ đẹp về hình thể của người phụ nữ: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”.
+ Ở câu thơ thứ hai, số phận bấp bênh lênh đênh của người phụ nữ đã được làm nổi bật: “Bảy nổi ba chìm với nước non”.
+ Trong câu thơ thứ ba, số phận người phụ nữ được nhấn mạnh ở sự phụ thuộc và không có tiếng nói riêng: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”.
+ Câu thơ cuối khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
– Thông qua việc làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình cũng như vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ thông qua số phận bấp bênh, chìm nổi, tác phẩm đã thể hiện những giá trị nhân đạo, nhân văn vô cùng sâu sắc:
+ đó là sự ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ.
+ thấy được thái độ đồng cảm, trân trọng, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ.
3. Kết bài

Khái quát ý nghĩa của bài thơ: Như vậy, bài thơ “Bánh trôi nước” đã thể hiện rõ vẻ đẹp của người phụ nữ về cả hình thể và tâm hồn, cũng như số phận lênh đênh, chìm nổi bấp bênh nhưng vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng thủy thủy chung trong sáng.
 
Top Bottom