phan tich

H

hoaithuong_1610

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

phân tích và so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ trung quốc:"phương thảo liên thiên bích - lê chi sổ điểm hoa" với cảnh ngày xuân trong câu thơ :"cỏ non xanh tận chân trời - cành lê trắng điểm một vài bông hoa " để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của nguyễn du.
 
T

trungatl

trả lời hoaithuong_610

Cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc được miêu tả cô đọng và gợi hình. Cỏ thơm như liền với trời biếc, cành lê có vài bông hoa. Nguyễn Du đã từ câu thơ đó mà sáng tạo nên câu lục bát:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.​
Người Trung Quốc chú ý đến hương vị cỏ (cỏ thơm), còn Nguyễn Du chú ý đến màu sắc (cỏ non xanh). Người Trung Quốc chú ý đến sự giao nhau, tiếp giáp giữa cỏ với trời. Còn Nguyễn Du chú ý đến cái mênh mông của cỏ kéo dài tới tận chân trời. Về cành hoa lê, Nguyễn Du là bật cái màu trắng lên trước để nó hài hoà với màu xanh non của cỏ. Trong khi đó, người Trung Quốc dường như không chú ý đến màu cỏ và sắc hoa. Nguyễn Du dùng chữ "điểm" một vài bông hoa, từ điểm được dùng như động từ, chỉ sự điểm tô, trang trí của bàn tay thiên nhiên. Trong khi đó, câu thơ Trung Quốc dùng chứ "điểm" như một lượng từ...
 
Top Bottom