Văn phân tích văn 8

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Việt tập làm văn phân tích tác phẩm Nhớ rừng; Ông đồ; Khi con tu hú
Chị hướng dẫn em một số luận điểm chính cho các bài nhé. Đầu tiên là bài Nhớ rừng :)
– Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thú để gián tiếp thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước và khao khát tự do của thanh niên trí thức nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thời kì đó.
+ Con hổ buồn bã, uất hận vì hiện tại tù túng, tầm thường, mất tự do.
Đối lập với tư thế là chúa sơn lâm, đầy oai hùng, kiêu hãnh, được vạn vật nể sợ.
+ Con hổ “nhớ rừng” – nhớ “cảnh nước non hùng vĩ” – ngôi nhà thân yêu, bao la và tự do mà nó được làm chủ; nhớ thời oanh liệt, huy hoàng của nó ở nơi ấy.
Vì thế, con hổ khát khao trở về, khát khao được tự do => nó gửi mình theo “giấc mộng ngàn to lớn// Để hồn ta được phảng phất gần ngươi// Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Liên hệ, bài thơ ra đời năm 1936, hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ, chịu đô hộ, mất tự do => nỗi lòng của người dân mất nước: yêu nước, uất hận, khao khát tự do.
KL: Qua việc thể hiện tâm sự, nỗi lòng của con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu nước thiết tha của một thanh niên trí thức. Đồng thời, ta cũng thấy được sự uất hận, khao khát vươn tới cuộc sống tự do của toàn dân tộc.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Việt tập làm văn phân tích tác phẩm Nhớ rừng; Ông đồ; Khi con tu hú
Thứ hai là bài "Khi con tu hú"

– Bài thơ sáng tác năm 1939, khi nhà thơ đang bị giam ở nhà lao Thừa Thiên. Khi con tu hú là lời bộc lộ tâm trạng mãnh liệt, sôi nổi của người chiến sĩ bị tù đày. Hoàn cảnh này cũng giống như con hổ trong vườn bách thú, bị tước mất tự do.
– Tình yêu nước và khao khát tự do của người chiến sĩ thể hiện qua:
+ Cảnh thiên nhiên: người chiến sĩ tinh tế và thiết tha với cuộc sống tự do bên ngoài mới có thể vẽ nên bức tranh đẹp và có sống động như vậy. Cuộc sống ấy tươi đẹp và bình dị vô cùng, nó gắn bó với tất cả con người Việt Nam.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”
+ Khát khao tự do: nhân vật trữ tình muốn bung phá, phản kháng lại sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt vô cùng (hành động “đạp tan phòng”).
“Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
+ Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ _ thơ ông là thứ thơ trữ tình – chính trị độc đáo. Do đó, nổi lên trong bài thơ này, ta thấy tình yêu đất nước tha thiết và khát khao tự do cháy bỏng của một chiến sĩ cách mạng.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Cuối cùng là bài thơ "Ông Đồ"

Mở bài
  • Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
  • Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác không nhiều nhưng chỉ với bài Ông đồ, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới.
  • Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ”, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Thân bài
Hình ảnh ông đồ trong bài thơ
* Ông đồ là người Nho học nhưng không đỗ đạt, sông thanh bần bằng nghề dạy học. Theo phong tục, khi Tết đến, người ta sắm câu đôi hoặc đôi chữ nho viết trên giấy đỏ dán lên vách, lên cột, vừa để trang hoàng nhà cửa ngày Tết vừa để gửi gắm lời cầu chúc tốt lành. Khi đó, ông đồ được thiên hạ tìm đến và ông có dịp trổ tài, đồng thời có được ít tiền tiêu Tết.
  • Ồng đồ vào thời chữ nho còn được đề cao
  • Mỗi khi Tết đến, hoa đào nở, ông đồ lại bày mực tàu, giấy đỏ bên hè phố đông người qua lại để viết chữ, viết câu đối đỏ cho mọi người.
  • Hình anh ông đồ trở thành thân quen không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến. Ông góp mặt vào cái đông vui, nhộn nhịp cua phô’ phường.
  • Người người tìm đến để thuê ông viết chữ, viết câu đối nên ông rất “đắt hàng“ “Bao nhiêu người thuê viết”.
  • Người người tìm đến còn để thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông. Họ tấm tắc ngợi khen tài họa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay.
Như vậy, vào thời chữ Nho còn được đề cao, ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người.
  • Ông đồ vào thời chữ nho đã suy tàn
  • Cảnh tượng lúc này vắng vẻ đôn thô lương:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?

  • Nỗi buồn lan sang cả vật vô tri vô giác:
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu.

Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả diễn tả rất thành công nỗi buồn thấm đẫm trong lòng ông đồ…
  • Nỗi buồn thấm cả vào đất trời, cây cỏ. Trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông:
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.

Lá vàng rơi vốn đã gợi sự tàn tạ, buồn bã; đây lại là lá vàng rơi trên những tờ giấy dùng để viết câu đối của ông đồ. Điều đó, chứng tỏ chẳng có ai đến nhờ ông đồ viết chữ, viết câu đổi như xưa. Cộng vào đó là hình ảnh “mưa bụi bay” càng làm cho cảnh thêm buồn, lòng người thêm buồn…
Vào thời chữ nho đã suy tàn, ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa, nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa. Đường phô” vẫn đông người qua, nhưng không ai biêt đên sự có mặt của ông! Ông vẫn cô” bám lấy sự sông, vẫn muôn có mặt với cuộc đời, nhưng cuộc đời đã quên hẳn ông! ông ngồi đấy bên phô’ đông mà vô cùng lạc lõng, lẻ loi. Ông ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng ông là một tấn bi kịch, là sự sụp đỏ hoàn toàn.
Niềm cảm thương chân thành của tác giả
+ Tác giả thương cảm trước cảnh ông đồ lạc lõng, lẻ loi giữa phô” xá đông người qua lại. Đó cũng chính là sự thương cảm của tác giả dành cho một lớp người (những nhà nho) thời Hán học suy tàn. Họ vốn là trung tâm của đời sông văn hóa dân tộc, được xã hội tôn vinh bỗng trở nên lạc bước trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏ quên và cuối cùng là vắng bóng.
+ Tác giả tiếc nhớ cảnh cũ người xưa. Đó là cảnh phô” xá đông người qua lại. Bên hè phô’ những ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ đế viết chữ, viết câu đôi cho mọi người. Trong bài thơ, tác giả thể hiện tâm trạng ngậm ngùi day dứt trước sự tàn tạ rồi vắng bóng của ông đồ, con người của một thời đã qua. Hai câu thơ cuối là lời tự vấn, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của tác giả trước việc vắng bóng “ông đồ xưa”. Từ sự vắng bóng ông đồ khi Tết đến, nhà thơ bâng khuâng, xót xa nghĩ tới những người “muôn năm cũ” không bao giờ còn thấy nữa. Câu hỏi không có trả lời, gieo vào lòng người đọc những cảm thương, tiếc nuôi không dứt.
+ Trong bài thơ này, cái xưa cũ không còn nữa mà nhà thơ ngậm ngùi nhớ tiếc đó đã từng gắn bó thân thiết, dường như không thể thiêu đối với đời sông Việt Nam hàng trăm năm, lại mang vẻ đẹp văn hóa và gắn với những giá trị tinh thần truyền thông, thì niềm hoài cổ đó có một ý nghĩa nhân văn và thể hiện một tinh thần dân tộc đáng trân trọng.
Kết bài
  • Với lôi kết cấu đầu cuối tương ứng (mở đầu là: Mỗi năm hoa đào nở; Lại thấy ông đồ già và kết thúc là: Năm nay đào lại nở; Không thấy ông đồ xưa), nhà thơ đã làm nổi bật chủ đề bài thơ, thể hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng buồn của ông đồ một cách đầy ám ảnh.
  • Ngôn ngữ thơ rất trong sáng, bình dị và hàm súc. Nhờ vậy, mà nội dung bài thơ đã lắng đọng trong tâm hồn độc giả.
  • Một lần nữa ta có thể khẳng định: Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ”, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
 
  • Like
Reactions: taurussa

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
Con chim tu hú đánh thức tâm hồn nhà thơ khi "lúa chiêm đang chín"còn trái cây thì "ngọt dần". Ta thấy tác giả nói "đương chín"chứ không phải là đang chín trái cây ngọt dần chứ không phải là đãngọt. Dường như mùa hè đang đến dần, nhà thơ muốn nó đừng trôi qua nhanh mà hãy chậm rãi nhà thơ muốn níu giữ từng chút một thời gian. Nhưng đâu chỉ có thế tiếng chim gọi lên một bầu trời tràn ngập màu sắc và âm thanh:
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng vàng
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
Giữa chốn ngục tù người chiến sĩ ấy nhớ tiếng ve ngân nhớ sân bắp phơi đầy. Đó là những hình ảnh âm thanh màu sắc của dời sống thường thật bên ngoài mà sao nhà thơ lại nhớ đến tột cùng như thế, thèm muốn được ngắm nhìn chúng đến như thế. Chắc hẳn trong chốn lao tù ấy ánh sáng thiên nhiên bầu trời thiên nhiên cũng là một điều tưởng chừng như quá xa xỉ đối với nhà thơ. Bầu trời trong xanh ấy với tiếng ve ngân còn được điểm xuyết thêm hình ảnh "đôi con diều sáo lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng được bay bổng tự do cùng thiên nhiên đất trời. Nhà thơ phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên , hòa nhập với thiên nhiên và khát khao được sống trong thiên nhiên lắm thì nhà thơ mới có thể vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trong trẻo tươi mới và rộn ràng đến như thế. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp và thơ mộng kia không phải được nhìn từ con mắt của nhà thơ mà được tưởng tượng qua hình nhả con tu tú kêu gọi bầy. Nhà thơ đã sử dụng những giác quan để nghe ngửi và cảm nhận tất cả mọi âm thanh đường nét màu sắc của mùa hè. Chỉ bằng sáu câu thơ nhà thơ đã làm hiện lên một khung cảnh của làng quê yên bình như bao làng quê khác của Việt Nam. Nhìn thiên nhiên ấy tác giả càng thấy đau xót cho thân phận mình khi con chim ngoài trời cũng được tự do bay lượn trong bầu trời mà tại sao con người lại bị chôn vùi trong nhà lao với bốn bức tường cô độc không thể tự do vùng vẫy bên ngoài. Trong cảnh tù đầy mùa của ngô lúa hay màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế những màu sắc âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh huyền ảo rực rỡ hẳn lên. Trẻ trung và yêu đời say mê khát khao sống khao khát được tự do. Nhà thơ đang bị đày đạo trong ngục tối nhưng tinh thần ở ngoài lao mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.
Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động cụ thể gợi cảm các từ ngữ lựa chọn có giá trị tạo hình. Đặc biệt phép liệt kê được vận dụng để tạo ra những ấn tượng huy hoàng về một mùa hè phong phú và khát khoa của tuổi trẻ. Hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ trong cảnh lao tù ấy đã thể hiện khát vọng tợ do cháy bỏng không thể kìm nén nổi. Đoạn thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất phong phú rung động mãnh liệt đối với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó tha thiết với quê hương ruộng đồng.
Giọng thơ từ nhung nhớ tha thiết chuyển sang uất ức trong những câu thơ tiếp theo:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao chết mất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu
Mùa hè đã đến trong thiên nhiên cảnh vật và đất trời quê hương Việt Nam. Mùa hè đến dậy trong lòng bao thôi thúc giục giã. Mùa hè đất trời lại tiếp tục len lỏi vào tâm hồn nhà thơ thúc giục tinh thần thoát khỏi nhà lao ra hòa nhập với thiên nhiên đất trời bay nhảy cùng chim muông cảnh vật. Bao âm thanh giục giã khiến nhà thơ muốn "đập tan phòng" đập tan song sắt , xà lim chật chội để ra ngoài giải phóng mình. Lòng uất hận đang dâng trào khiến nhà thơ chỉ muốn thoát khỏi sự chật chội ấy để ra ngoài thiên nhiên rộng lớn. Tiếng chim tu hú tạo một nghịch trạng trong tâm hồn người chiến sĩ cộng sản. Mùa hè tràn đầy sức sống đang đến vậy mà nhà thơ lại bị giam cầm tù đầy. Ngoại cảnh tác động vào con người khiến con người bức bối ngột ngạt muốn vùng vẫy tung phá. Nhưng thực tế không thể làm được nên phải thốt lên thành lời than, đó chính là biểu hiện của niềm khao khát tự do khao khát hoạt động cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Tiếng chim tu hú kia dường như là tiếng đời tiếng cách mạng đang gọi nhà thơ giục giã lên đường kháng chiến phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Tiếng chim tu hú gọi bầy tha thiết gợi ra một không gian thế giới bao la vô cùng sinh động. Nhưng thế giới ấy càng rộng lớn bao la rực rỡ bao nhiêu càng khiến cho người tù cảm thấy chặt chội khó chịu bấy nhiêu. Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của thiên nhiên mời gọi nhà thơ nhưng tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng tu hú mỗi lần cất lên lại hoàn toàn khác nhau. Nếu như lúc dầu tiếng chim tu hú mở ra một khung trời thiên nhiên rộng lớn bao la với đủ màu sắc âm thanh hình ảnh của cuộc sống thường nhật khi mùa hè đến trên khắp quê hương Việt Nam nhưng tiếng chim tu hú sau đó lại khiến cho tâm trạng nhà thơ cảm thấy ngột ngạt khó chịu chỉ muốn thoát ra khỏi thế giới ngục tù ấy một cách nhanh chóng. Nhưng hiện thực lại không thể thoát khỏi chốn lao tù đã khiến tâm trạng nhà thơ càng trở nên bực dọc khó chịu.
Bài thơ được tác giả dùng những hình ảnh thơ gần gũi giản dị mà giàu sức gợi cảm ở nghệ thuật sử dụng thơ lục bát uyển chuyển tự nhiên và cả những cảm xúc thiết tha sâu lắng thể hiện nguồn sống sục sôi của người cộng sản. Bài thơ là khúc ca tâm tình tiếng gọi đàn hướng về đông quê và bầu trời tự do với niềm khát khao cháy bỏng. Bài thơ còn là vẻ đẹp chân thực của người cộng sản luôn muốn phục vụ cộng sản phục vụ cách mạng phục vụ nhân dân đồng bào.
 
Top Bottom