phân tích và nêu cảm nghĩ về ca dao vn

F

fly..fly..

hai câu thơ đầu nói lên 1 quá trình trưởng thành của "em", đứa con trong gđ, người học trò dưới mái trường.câu thơ như một lời tâm tình."em"đang thổ lộ tâm sự cùng chúng ta
"ngày nào......
bây giờ...thế này"
bằng sự tương phản ngôn ngữ và hình ảnh "ngày nào" với "bây giờ","bé cỏn con"với"lớn khôn thế này" ,"em" nhớ lại 1 quảng đường đã đi qua,từ ngày còn thơ ấu đến hiện tại đã lớn khôn,trưởng thành."bé cỏn con"nghĩa là rất bé.Ngôn từ bình dị đậm đà màu sắc đan dã. tác giả không dùng từ "bé tí hon","bé tí xíu" mà lại nói "bé cỏn con"."BÉ cỏn con" không chỉ là rất bé nhỏ mà còn gợi nên tính ngây thơ,hồn nhiên của 1 em bé.Qua đó ta thấy cách lựa chọn từ ngữ cảu nhân dân rất chính xác,tinh tế và giàu biểu cảm.Hai chử "thế này" là ngôn từ để trỏ em bé tự chỉ về mjnh` và tự nói về mjnh` nên đã làm cho lời thơ, niềm tâm sự dc bộc lộ 1 cách chân thành.Năm tháng đã trôi qua, trên bước đường trưởng thành,em bé hồi tưởng lại mới ngày nào đó còn"bé cỏn con" thế mà nay đã "lớn khôn thế này".....
Thân hình cao lớn thêm, mặt mủi rạng rỡ thêm,có văn hóa, mỗi năm lên 1 lớp, có trí tuệ phát triển, sự hiểu biết dc mở mag, có nhân cách biết lối sống theo đạo lý.....càng nghĩ lại,càng hồi tưởng lại,em càng thấy xúc động, tự hào.Đại từ "em"trong bài ca dao dc điệp lại 2 lần cho thấy tuy đã khôn lớn, đã có ý nghĩ sâu sắc nhưng vẫn trong tuổi học trò, sống hồn nhiên.
hai câu tiếp theo, nói rõ nguyên nhân nào đem đến sự "khôn lớn" của em, đâu chỉ là do năm tháng thờ jan?
"cơm cha....
nghĩ sao...ao"
câu thơ đẹp:đẹp về đạo lý làm người,đẹp về suy tư sâu sắc.nhịp 2/2/2 "cơm cha/áo mẹ/ chữ thầy"
nhịp thơ như những nốt nhấn vào cõi sâu thẳm của tâm linh,công ơn của cha mẹ, của thầy như khắc cốt ghi tâm,có bao giwof có thể quên dc?biện pháp liệt kê dc vận dụng sáng tạo, mỗi vế câu là một sự ân tình năg nghĩa đối với cuộc đời của "em", một đứa con trong gđ, một người học trò ngoài xã hội. đọc câu ca lên, lúc nào ta cũng thấy nhiều rung động, thấm thía:"cơm cha, áo mẹ, chữ thầy"
"cơm, áo, chữ" là 3 hình ảnh cụ thể mang tính chất điển hinh` ca ngợi công ơn trời biển of cha mẹ và thầy cô giáo.một lôi' nói ít mà gợi nhiều.công ơn của cha mẹ đâu chỉ là cơm ? áo?.đó chỉ mang tính chất tượng trưng cho công cha nghĩa mẹ.Mẹ mang nặng đẻ đau,nuôi con khôn lớn vất vả với cả tình yêu thương.lòng mẹ bao la nhưn biển cả.Cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả để nuôi con dạy bảo con nên ngưòi.con là hạnh phúc của cha mẹ. công cha nghĩa mẹ kh thể nào kể xiết.
và trên đời này kh có ai không lớn mà hok có sự giáo hóa của thầy?người thầy là nhân vật trung tâm của nên giáo dục.thầy dạy chữ, dạy văn hóa,, khoa học kĩ thuật,dạy đạo đức....nhờ có sự dạy dỗ của thầy mà học sinh,thế hệ trẻ cảu đất nước trở nên tài giỏi,có nhân cách, biết đem tài năng góp phần xây dựng tổ quốc phồn vinh.
câu cuối như 1 lời thề hồn nhiên, như một điều tâm niệm"em" nói với chính"em" lòng tự dặn lòng, thủ thỉ, tâm tình mà sâu lắng:
"nghĩ sao...ao"
"cho bõ" từ cổ nghĩa là cho xứng đáng."ước ao" là sự trông mong, đợi chờ vô cùng tha thiết.câu ca dc diễn đạt dưới hình thức câu hỏi tu từ trở nên lắng đọng sâu sắc.câu ca dao mang tính đa nghĩa "ai ước ao"??? cha mẹ ước ao con khôn lớn, trung hiếu vẹn toàn, làm rạng rỡ cha mẹ và dòng họ, thầy cô ước ao cho học trò trở nên tiến bộ, giỏi dang làm vẻ vang cho đạo học và cho nhà trường và "em" ước ao ,mỗi chúng ta ước ao trở thành con ngoan trò giỏi để đền đáp một cahcs xứng đáng công ơn của cha mẹ thầy cô.chỉ một từ ước ao àm nói lên dc cả 3 tấm lòng, tấm lòng nào cũng đẹp, giàu tình thương.

hết:D thank công viết nha you
 
Top Bottom