Phân tích truyên ngắn này giùm cái

C

conan99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của ông thật đậm đà, tha thiết , yêu đến nỗi đi đâu ông cũng khoe về cái làng của ông. Kể về làng chợ Dầu, ông nói một cách say sưa mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. Ông khoe làng ông có nhà ngói san sát, sầm uất, đường trong làng lát toàn bằng đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Tháng 5 ngày 10 phơi rơm và thóc tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất. Ông còn tự hào về cái sinh phần của tổng đốc làng ông. Ông tự hào, vinh dự vì làng mình có cái nét độc đáo, có bề dày lịch sử. Nhưng khi cách mạng thành công, nó đã giúp ông hiểu dc sự sai lầm của mình. Và từ đó, mỗi khi khoe về làng là ông khoe về những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quân sự có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập. Ông còn khoe cả những hố , những ụ, những hào,... lắm công trình không để đâu hết.

Chính cái tình huống ngặt nghèo khi giặc tràn vào làng, ông buộc phải xa làng. Xa làng ông mang theo tất cả nỗi niền thương nhớ. Vì vậy, nên lúc tản cư, ông khổ tâm day dứt khôn nguôi. Quả thật, cuộc đời và số phận của ông Hai thật sự gắn bó với buồn vui của làng. Tự hào và yêu nơi “ chôn rau cắt rốn” của mình trở thành một truyền thống và tâm lý chung của mọi người nông dân thời bấy giờ. Có thể tình yêu nước của họ bắt nguồn từ cái đơn giản, nhỏ : cây đa, giếng nướ, sân đình… và nâng cao lên đó chính là : tình yêu đất nước. Tới đây, là chợt nhớ đến câu nói bất hủ của nhà văn I-li-a Ê-ren-bua : “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu TQ “. Những ngày ở làng Thắng, ông Hai suốt ngày ra trụ sở để nghe ngóng tin tức về làng chợ Dầu và ông nghe tin cả làng ông Việt gian theo tây. Cổ ông lão “ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân” ông lão lặng đi, tưởng như không thể thở được. Ông cảm thấy đâu đớn và nhục nhã vì cái làng chợ Dầu yêu quý của mình theo giặc. Ông nguyền rủa bọn theo Tây : “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Cũng chình từ lúc ấy, ông không dám đi đâu hết, suốt ngày ru rú trong nhà và nghe ngóng tin tức. Đến khi mụ chủ nhà đến báo không cho gia đình ông ở nữa, ông thấy tuyệt đường sinh sống và ông nảy ra ý định: “hay là quay về làng ?” nhưng rồi ý nghĩ đó lập tức bị ông lão phản đối ngay vì : “ làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù.” Có thể nói với ông Hai, làng và nước bay giờ đã trở thành đối địch. Hai tình cảm này đã dẫn đến cuộc xung đột nội tâm trong lòng ông. Nhưng trong đó, tình yêu đất nước được ông Hai đặt lên trên hết.

Phải thực sự am hiểu sâu sắc về con người, nhất là tâm lí của người dân thì Kim Lân mới diễn tả đúng tâm trang nhân vật như vậy. trong những ngày này, nỗi niềm và tâm sự của ông được thể hiện trong những lời trò chuyện của ông với đứa con út. Trò chuyện với con như là để thanh minh cho làng mình. Ông hỏi con: “con ủng hộ ai?” Thằng bá giơ tay mạnh bạo và rành rọt: “ Ùng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”. Cái lòng của bố con ông là thế đấy “chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”.

Thế rồi, một tin khác lại đính chính rằng làng ông không theo giặc. Những nỗi lo âu, xấu hổ tan biến. Thay vào đó là nỗi vui mừng, sung sướng. Ông đi từ đầu làng đến cuối xóm khoe cái tin làng mình không theo giặc, khoe cả cái việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê: “ bác Thứ đâu rồi ! Bác Thứ làm gì đấy ? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn ! ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… cái tin, cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết ! toàn là sai sự mục đích cả” Qua lời khoe củ ông Hai, điều làm ta cảm động đó là ông không hề tiếc hay buồn khi ngôi nhà của ông bị đốt . Niềm vui vì làng không theo giặc đã choáng hết tâm trí ông. Mọi đau khổ, buồn tủi đã được rũ sạch.

Quả thật, Kim Lân rất thành công trong việc khắc họa hình ảnh của ông Hai, một trong những người dân bấy giờ, đơn giản, chất phác, tiêu biểu cho tầng lớp nông dân VN sau cách mạng tháng 8. Họ đã đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu làng. Kim Lân thật thành công trong nghệ thuật xây xựng truyện, nhất là nghệ thật sử dụng ngôn ngữ nhân vật mà ông Hai là điển hình. Lời nói của ông hai đúng là lời nói của những người nông dân thời bấy giờ, kể cả những từ dung sai: “bác Thứ đâu rồi… Láo ! Láo hết ! toàn là sai sự mục đích cả”. Bên cạnh đó Kim Lân còn thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật. Diễn biến tâm lý của ông Hai từ đầu đến cuối truyện thật cảm đông. Yêu làng đến nỗi đi đâu cũng khoe về làng. Khi biết làng bị tình nghi theo giặc thì ông đau khổ, tủi nhục, và khi biết làng mình không theo giặc, ông sung sướng, thậm chí còn khoe cả tin nhà mình bị đố cháy một cách vui sướng, hả hê. Xây dựng được những chi tiết ấy, miêu tả sự phát triển tâm lý nhân vật như vậy, Kim Lân đã chứng tỏ được tài nghệ của mình.

Truyện “Làng” là một tác phẩm khá thành công khi viết về lòng yêu nước, yêu làng của người nông dân VN thời kháng chiến chống Pháp. Kim Lân đã thể hiện được tài năng của mình qua tác phẩm này. Đọc tác phẩm giúp ta hình dung được một thời kỳ chống Pháp sôi nổi của nhân dân, mọi người một lòng theo Bác, theo Đảng khánh chiến đến cùng, có lẽ vì vẫy mà cuộc chiến của ta đã dành được thắng lợi vẻ vang
 
P

pety_ngu

đoạn văn trên của bạn chẳng phải đã phân tích tâm trạng của ông Hai qua hai hoàn cachr
lúc nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc và lúc nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc đó sao
bạn muốn mọi người phân tích gì thêm nữa trong khi bạn đã...
 
H

huck

Bất cứ một truyện ngắn nào trong đó đều có một nhân vật chính. Diễn biến cốt truyện xoay quanh tâm lí, tình cảm, hành động của nhân vật trung tâm này. Tác giả thường gởi gắm tâm tư tình cảm của nhân vật đó. Trong truyện Làng, Kim Lân đã bộc lộ tình yêu làng, yêu quê hương đất nước khá đậm nét, sâu sắc. Đọc tác phẩm này, ta cảm nhận được nhân vật ông Hai thật độc đáo. Tình yêu làng ở ông có những nét đặc sắc, riêng biệt, được thể hiện thành một cá tính đáng trân trọng, đáng học tập.
Ông Hai yêu nước và tự hào về làng Dầu nơi chôn rau cắt rốn, nơi quê cha đất tổ của ông. Tình cảm ấy thể hiện trước hết ở cái tính hay khoe về làng, lấy làm hãnh diện về làng của mình.
Trước cách mạng, mỗi bận đi đâu xa ông thường khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông hoặc có khi có khách bên họ ngoại ở dưới tỉnh Nam lên chơi, thế nào ông cũng dắt ra xem lặng cụ Thượng cho kì được… Ông có vẻ hãnh diện cho làng có được cái sinh phần ấy lắm. Chết! Chết, tôi chưa thấy cái dinh cơ nào mà lại được như cái dinh cụ Thượng làng tôi. Có lăm lắm là của. Vườn hoa, cây cảnh nom như là động ấy! Chi tiết này giúp người đọc thấy rõ tính cách của nhân vật: tự hào về làng quê mình.
Về sau, cách mạng đã giúp ông thay đổi nhận thức, hiểu được sự lầm lẫn của mình. Tuy nhiên, ẩn sau sự lầm lẫn ấy ta cũng thấy rõ tình cảm tự hào của ông đối với làng. Cho nên khi nhận ra những giá trị chân chính của làng thì niềm tự hào của ông càng trở nên lớn lao.
Từ ngày cách mạng thành công, khoe làng, ông khoe cái khí thế dồn dập, hào hùng của thời kì khởi nghĩa: già, trẻ, trai, gái tham gia cướp chính quyền, tập tự vệ, đào hào, đắp ụ chuẩn bị chống Pháp.
Ông khoe làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa thoáng mát nhất vùng, cái chòi phát thanh cao, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy. Mỗi lần kể chuyện về làng, ông nói một cách say sưa và náo nức lạ thường, hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động. Tóm lại ở ông khoe làng đã thành một cái thứ tật, một thứ nghiện. Ông nói về làng ông cho sướng miệng, cho đỡ nhớ cái làng. Ta hiểu đằng sau cái tật đó chính là tấm lòng chân thật gắn bó của ông với làng, là niềm tự hào chân chính của ông về quê hương mình.
Ông Hai say sưa kể những thành tích của làng và càng say sưa hơn khi những thành tích đó có phần đóng góp của ông. Ông tự hào nhớ lại thuở ông gia nhập phong trào từ hồi còn bóng tối, vác gậy đi tập một, hai. Khi dân làng tản cư, ông ở lại cùng anh em đi đào đường, đắp ụ, công việc bề bộn, ông mải mê làm chẳng còn kịp nghĩ gì đến vợ con nhà cửa nữa. Ông nói được, làm được. Công việc chung của làng, ông nói say sưa mà làm cũng say sưa.
Vì ông yêu mến làng nên mọi nỗi khổ đau hay niềm vui sướng đều gắn bó với cái làng quê yêu dấu đó.
Khi bất đắc dĩ phải tản cư, ông buồn khổ lắm, tiếc nhất là không được góp phần gánh vác công việc chung cùng những người ở lại. Khi gặp người tản cư ở dưới xuôi lên, đưa tin giặc càn vào làng Dầu, cả làng làm Việt gian, ông đau xót quá cổ ông nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Ông ngượng, không dám nói chuyện với người đàn bà tản cư và tìm cách lảng tránh. Quay trở về, ông phải cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường không dám ló mặt ra khỏi nhà. Ông buồn, ông xấu hổ, ông tự tranh luận với mình hoặc đâm ra cáu gắt với vợ con. Nhiều lúc nước mắt ông cứ tràn ra. Đêm ông Hai trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này rồi lại trở mình bên kia, thở dài. Có lúc ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra, tưởng chừng như không cất lên được. Tiếng đồn loang ra cả gia đình ông buồn khổ. Ông càng đau xót. Niềm tin nỗi ngờ giằng xé lòng ông chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được! Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã từng ở lại làng quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy.
Có lúc ông nghĩ: làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Những lúc buồn khổ quá ông chỉ biết ôm con vào lòng than thở cùng con như để ngỏ lòng mình, như để nhìn lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông, cụ Hồ trên đầu cổ xét soi cho bố con ông.
Có lẽ đây là lần mà nỗi đau về làng đến với ông một cách tê tái nhất, quằn quại nhất. Suốt ngày đêm ông day dứt, lòng dạ bồi hồi. Đến khi ông chủ tịch ở dưới quê lên cải chính tin đó, ông như mở cờ trong bụng. Mua quà chia cho các con. Lật đật đi báo tin với mọi người, đi cải chính cho mọi người. Bây giờ chính ông lại rất vui, rất tự hào khi nghe tin nhà mình bị giặc
đốt: Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính… Cải chính tin làng chợ Dầu chúng tôi là Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết!Toàn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông Hai lại chạy vọt đi nơi khác để loan tin vui. Tối ông lại khoe về làng. Ông kể lại hôm Tây vào khủng bố làng ông, chúng nó có bao nhiêu thằng, đi những lối nào, dân quân tự vệ làng ông thù.Những lúc buồn khổ quá ông chỉ biết ôm con vào lòng than thở cùng chiến đấu ra sao… Ông kể rành rọt, tỉ mỉ như chính ông vừa dự trận đánh ấy xong. Điều đó, càng khắc sâu đặc điểm của nhân vật. Chính từ tình cảm đó mà ông Hai yêu quý cụ Hồ và yêu nước sâu sắc.
Ông Hai là hình tượng nhân vật người nông dân yêu nước. Những con người đó đã động viên con em đi kháng chiến để làm nên chiến thắng cho dân tộc. Nhân vật ông Hai để lại trong ta ấn tượng đẹp về tình yêu nước của người Việt Nam.
 
Top Bottom