Phân tích thơ

G

gayal

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Anh chị nào có các bài phân tích thơ: Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Đọc Tiểu Thanh Kí (Nguyễn Du), Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lý Bạch) thì post lên cho em với nhé
Hoặc dàn ý cũng được!
 
T

traimangcaugai

Đọc Tiểu Thanh Kí:

1. 2 câu đầu:

-Câu thơ vắng chủ thể, chủ từ biểu thị của chủ thể trữ tình, Nguyễn Du đã bày tỏ nỗi xót thương của ông đối với nàng Tiểu Thanh.
-Cảnh đẹp ở Tây Hồ đã biến đổi. Cuộc đời của con người đã từng sống ở nơi ấy chẳng còn lại gì. Riêng chỉ có một mình ta là xót thương nàng, viếng nàng bên cửa sổ, trước mảnh giấy tàn.
-Trong tâm trí của ND luôn trăn trở, nghĩ suy về định mệnh nghiệt ngã đối với người phụ nữ vừa có sắc vừa có tài trong xã hội. Câu chuyện của nàng TT đã đụng chạm đến sự trăn trở thường trực trong bản thân ông. Đồng thời khiến ông liên tưởng đến thân phận của bản thân mình. Và cao hơn nữa là số phận của những người có tài văn chương trong xã hội phong kiến.

2. 4câu tiếp theo

-"Son phấn có thần" là nói đến sắc đẹp hay người đẹp có linh thiêng nên chết rồi khiến người ta thương tiếc mãi. Văn chương không có số mệnh như con người mà cũng bị đôt dở. Rõ ràng ND ngậm ngùi, xót xa cho số phận người đẹp và thương cho cái tài của nàng
-"Nỗi hờn kim cổ" nghĩa là mối hận có từ xưa đên snay, từ TT cho đến ND. Tại sao người tài hoa lại bạc mệnh như vậy? Ông vừa oán trách trời đất đã bất công với những người tài sắc, vừa coi mình là người cùng hội, cùng thuyền với nàng TT. Ở đay từ" ngã" chữ hán có nghĩa là tôi, là "ta" lại được dịch là "khách" . Đây chinmhs là một nét riêng của thơ trung đại. Nhà thơ có khi xuât shiện như là một khách thể. Tác giả đã gửi gắm vào đây tâm sự của mình, mỗi oan của nàng TT cũng chính là nỗi oan của mình.
-Là sự day dứt, băn khoăn cuả ông về sự bất công nghiệt ngã của tời đát đối với người tài sắc, bất hạnh.

3. 2 câu kết:

-Câu thơ thể hiện tâm sự cô đơn của tác giả trước cuộc đời. Con số "ba trăm năm lẻ" là một cách nói ước lệ nhưng có thể hiểu đó là một khoảng thời gian rât sdài. Giữa cuộc đời thực, ông không tìm thấy ai đồng cảm với mình. Cho nên ông chỉ biêt gửi gắm, hy vọng vào hậu thế
 
T

traimangcaugai

Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

1.Hai câu thơ đầu, nhà htơ đã bày tỏ:

-Kể về cuộc sống hằng ngày của ông khi sống giữa làng xóm, quê hương: trồng rau, trồng hoa , nuôi cá - một thú vui thật thanh nhàn
-Chữ "một" được lặp lại ba lần cho ta thấy nhu cầu cuộc sống thật đơn giản, bình dị
=>Nghĩ về cuộc sống: ông tỏ ra rất vui, rất thích thú. Niềm vui đó xuât sphát từ một ý thức rất kiên định với lối sống chất phác, nguyên sơ. Dù ai có vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thơ thẩn giữa cõi đời. Đó chính là trạng thái ung dung, thanh thản cua rmột con người vô sự trong lòng không một chút suy tính, lo toan về con đường danh lợi.

2.Hai câu tiếp:
-"Nơi vắng vẻ" là nơi thiên nhiên tĩnh lặng, nơi tâm hồn thảnh thơi.
-"Chốn lao xao" là chốn ồn áo, cửa quyền, nơi thường diễn ra sự bon chen, luồn lách, sát phạt nhau vì danh, lợi.
-Sự đôi slập giữa dại và khôn chính là cách nói đùa vui, ngược nghĩa, pha chút mỉa mai: theo cách hiểu thông thường của người dân thì học hành, đỗ đạt để lamg quan, để có một cuộc sống công danh, phú quý nơi công đường như vậy mới là khôn; Trạng Trình thì hoàn toàn ngược lại :có học vấn cao, đỗ đạt cao nhưng về sống nơi làng quê, rời xa con đuqường công danh, chức quyền, giàu sang. Phải chăng ông là người dại? Trạng Trình la fmột bậc thức giả với trí tuệ sáng suốt, vì thê sthật ra dại mà lại là khôn. Cho nên cái khôn của người đời lại hoá ra là dại.

3.Hai câu tiếp:

-Hai vế đối nhau rất chỉnh=>thể hiện thú nhàn cua rtác giả. Thu , đông , xuân ,hạ được ngắt thành nhịp rất đều đặn thể hiện nhịp điệu sinh hoạt quanh năm. Ăn uống thì thức gì cũng có, mùa nào thức ấy. Tắm cũng rất tự nhiên, vẫy vùng như bất cứ người dân nào khác ở chốn làng quê.

4. Hai câu cuối:

Hai câu thơ cho ta thấy cuộc sống thanh đạm của ngườ chí sĩ (quan lại về hưu) và sự hài hoà của nhà thơ đối với cuộc sống thanh đạm, hoà hợp với thiên nhiên
 
T

traimangcaugai

Tại lầu Hoàng Hạc tiến Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí bạch

Lần tiễn MHN đi Quẳng Lăng, làng nhà thơ cũng nao nức, xao động song rung động theo một kiểu khác và được biểu hiện theo cách hoàn toàn khác.
Hai câu đầu thiên về nói tới người ra đi (MHN) và tường thuật sự việc (nêu lên đầy đủ các yếu tố cua rmột cuộc đưa tiễn song trong đó vẫn chứa đựng bao niềm lưu luyến của người đưa tiễn.
Không bao lâu sau khi rời khỏi quê hương, Lí Bạch đã kết giao với MHN_ nhà thơ tiền bối hơn mình đến hcục tuổi và bấy giờ danh tiếng đã lẫy lừng. Lí Bạch luôn nói về người bạn vong niên ấy với tất cả sự tôn kính và ngưỡng mộ
"Ngô ái Mạnh phu tử,
Phong lưu thiên hạ văn..."
Mối quan hệ đặc biệt thân tình ấy đã thể hiện đầy đủ, sinh động chỉ qua một từ "cố nhân". LB là chủ tiễn khách song không phải là tiễn tại nhà mình, quê mình, thậm chí cũng không phải là nơi nhiệm sở như trường hợp Bạch Cư Dị ở Tì Bà hành mà tiễn khách nơi đất khách, ở một điểm dừng chân trên bwocs đường ngao du, hơn nửa lại là một thắng tích nổi tiếng gắn với những truyền thuyết từng làm xao động bao thế hệ.
Cuộc tiễn chân diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, trong không khí cực kì phồn vinh của xã hội Thịnh Đường. Bạn ra đi giữa một ngày xuân đẹp "tam nguyệt, yên hoa", bạn đi về Dương Châu, thành phố phồn hoa nổi tiếng nhất cả vùng Giang Nam đương thời mà LB trước đó đã từng đặt chân tới. Cho nên, qua lời thơ bề ngoài có vẻ trung tính, đạm bạc, ta chỉ thấy phút giây bịn rịn của buổi tiễn đưa mà còn thấy sự nao nức cua rngười tiễn đưa. Dường như vì một lí do đặc biệt nào đó mà LB không thể đi cùng MHN về Dương Châu đấy thôi. Đó chính là cái nên tảng cho việc xây dựng tứ thơ bay bổng ở hai câu tiếp theo.

(còn nữa)
 
Top Bottom