Văn 9 Phân tích thơ

Trương Hồng Thắm

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng mười một 2018
2
0
1
20
Quảng Bình
Trường THCS Phú Thủy

Trương Hồng Thắm

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng mười một 2018
2
0
1
20
Quảng Bình
Trường THCS Phú Thủy
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu phân tích td của bp điệp ngữ đc sd trong 8 câu thơ cuối của đtrich KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 

Lục Diệp Vũ

Banned
Banned
Thành viên
12 Tháng chín 2018
208
287
61
Bình Định
THCS Thị trấn Phù Mỹ
Tám câu thơ cuối:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Mình làm tóm tắt thôi nhé!
Điệp ngữ buồn trông được sử dụng để miêu tả nội tâm của Thúy Kiều khi đó. Kiều đã buồn rồi, mà trông ra cảnh vật, nàng lại càng buồn thêm. Giống như câu thứ 1243, 1244 trong truyện Kiều "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?".
Hai câu đầu: "Buồn...xa xa" gợi ra một không gian bao la rộng lớn, bát ngát mịt lờ. Cảnh không gian rộng lớn như thế nhưng lại vô cùng vắng vẻ, xa xa chỉ thấp thoáng một cánh buồm rồi biến mất hút đằng chân trời làm Kiều liên tưởng đến thân phận mình :lênh đênh, cô lẻ, không biết sau này sẽ trôi dạt nơi đâu. Hai câu tiếp:...Ngọn nước mới sa ở đây là ngọn nước từ trên thác đổ xuống dòng nước phía dưới, vỡ ra tung tóe khắp nơi như thân phận của Kiều. Phía dưới là cánh hoa đã tàn úa trôi lập lờ theo dòng nước không biết là về nơi đâu=> thân phận chìm nổi, không bến không bờ của Thúy Kiều. Hai câu tiếp:... Nội cỏ liền với trời xanh, đáng lẽ ra là rất đẹp nhưng ở trong câu thơ này lại có vẻ gì đó thật úa tàn, xơ xác. Từ "xanh xanh" thể hiện màu sắc ở mức độ nhạt nhòa.=> cuộc đời buồn tủi, tủi nhục ê chề của Kiều, cái phẩm giá xưa giờ đã mất, tàn tạ, héo úa. Hai câu cuối:....Dự báo về cuộc đời đầy sóng gió sau này. Thúy Kiều nhận ra điều đó và kinh hãi vì lo cho số phận phía trước.
 

Trang Ran Mori

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng một 2018
1,518
2,051
351
Hà Nội
......
Nội dung 8 câu thơ cuối : Tâm trạng của Thúy Kiều.
Đảm bảo các ý này!
( đối với mỗi cảnh, em nên tự đặt ra câu hỏi để trả lời : Khung cảnh ra sao? Tâm trạng Kiều ntn?...........)
* Cảnh 1: " Buồn trông cửa bể...xa xa"
- " Chiều hôm " :là chiều tà, là khoảng thời gian mặt trời gần như đã tắt nắng, chỉ còn chút ánh sáng mờ nhạt trên mặt biển. Đây cũng là thời gian gợi buồn, gợi nhớ, gợi sự cô đơn. Chính vì thế, nỗi buồn của Kiều như nổi lên trên cái nền trống vắng ấy.
- Hình ảnh con thuyền "thấp thoáng", " xa xa", nhấp nhô trên sóng biển như mơ hồ, như ảo ảnh. Con thuyền đang đi đâu, về đâu, biết bao giờ mới có thể cập được bến bờ.
=> Nó cũng như cuộc đời Kiều : nổi trôi, vô định. Hình ảnh con thuyền gợi trong lòng Kiều nỗi nhớ quê hương, gia đình, cha mẹ và khát khao sum họp bao nhiêu.
* Cảnh 2: " Buồn trông ngọn nước...về đâu".
Như cố để tìm một chút lãng quên, Kiều ngoảnh mặt đi hướng khác và nhận thấy trên "ngọn nước mới sa" một đóa hoa trôi đi lặng lẽ, dến nơi nào chưa biết được.
=> Kiều thấy thân phận của mình như đóa hoa mỏng manh kia, rồi sẽ trôi dạt về đâu, bị vùi dập thế nào, một tương lai hãi hùng, vô phương hướng.
* Cảnh 3: " Buồn trông nội cỏ....xanh xanh"
Kiều đưa mắt nhìn đất và bắt gặp " nội cỏ rầu rầu". Cái màu xanh trải dài như vô tận kia chỉ gợi trong lòng Kiều sự úa tàn, sự chán chường, vô vọng vì cuộc sống cô quạnh, vô vị , tẻ nhạt này đến bao giờ mới kết thúc. ( em có thể liên hệ "Cỏ non xanh tận chân trời" trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" để so sánh sự khác nhau, đồng thời cũng làm rõ hơn về tâm trạng đau đớn, buồn tủi, cô đơn của Kiều.).
* Cảnh 4: " Buồn trông gió cuốn...ghế ngồi"
- Đây là cảnh dữ dội nhất : sóng không vỗ, không đập mà tiếng sóng kêu.
- Tiếng sóng kêu như là điềm báo về những giông tố cuộc đời sắp ập xuống đầu nàng.
- Tiếng sóng kêu hay cũng chính là tiếng kêu của Kiều đang đồng vọng với thiên nhiên.
=> mỗi câu, mỗi cảnh; mỗi cảnh, một tình, tình buồn ngày một lớn, một lan tỏa sâu rộng, khiến lòng người không khỏi xót xa, thương cảm cho kiếp người tài hoa, bạc mệnh. Đó cũng chính là thủ pháp xuyên qua cảnh vật để gợi lên tâm trạng...........

Tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ "buồn trông": diễn tả nỗi buồn của Kiều như dâng lên lớp lớp.

Chúc bạn học tốt:D!
 
Top Bottom