Phân tích tâm trạng của nguyễn khuyễn trong hai câu thơ cuối của bài thơ''Thu Điếu''

P

palada

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phân tích tâm trạng của Nguyễn Khuyến trong hai câu thơ:
''Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp đọng dưới chân bèo ''

Bài này thầy yêu cầu so sánh với các bài thơ có nội dung yêu nước khác!mọi người giúp mình với nha!cản ơn nhiều!:):)
 
C

conan99



1. Đề

Mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc mùa thu đồng quê. Chiếc ao thu “nước trong veo” có thể nhìn được rong rêu tận đáy, tỏa ra khí thu “lạnh lẽo” như bao trùm không gian. Không còn cái se lạnh đầu thu nữa mà là đã thu phân, thu mạt rồi nên mới “lạnh lẽo” như vậy. Trên mặt ao thu đã có “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” tự bao giờ. “Một chiếc” gợi tả sự cô đơn của thuyền câu. “Bé tẻo teo” nghĩa là rất bé nhỏ; âm điệu của vần thơ cũng gợi ra sự tun hút của cảnh vật (trong veo – bé tẻo teo) – Đó là một nét thu đẹp và êm đềm.

2. Thực

Tả không gian 2 chiều. Màu sắc hòa hợp. có “sóng biếc” với “lá vàng”. Gió thổi nhẹ cũng đủ làm cho chiếc lá thu màu vàng “sẽ đưa vèo”, làm cho sóng biếc lăn tăn từng làn từng làn “hơi gợn tí”. Phép đối tài tình làm nổi bật một nét thu, tô đậm cái nhìn thấy và cái nghe thấy. Ngòi bút của Nguyễn Khuyến rất tinh tế trong dùng từ và cảm nhận, lấy cái lăn tăn của sóng “hơi gợn tí” phối cảnh với độ bay xoay xoay “sẽ đưa vèo” của chiếc lá thu. Chữ “vèo” là một nhãn tự mà sau này thi sĩ Tản Đà vừa khâm phục, vừa tâm đắc. Ông thổ lộ một đời thơ mới có được một câu vừa ý: “Vèo trông lá rụng đầy sân” (cảm thu, tiễn thu).

3. Luận

Bức tranh thu được mở rộng dần ra. Bầu trời thu “xanh ngắt” thăm thẳm, bao la. Áng mây, tầng mây (trắng hay hồng?) lơ lửng nhè nhẹ trôi. Thoáng đãng, êm đềm, tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Không một bóng người lại qua trên con đường làng đi về các ngõ xóm: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. “Vắng teo” nghĩa là vô cùng vắng lặng không một tiếng động nhỏ nào, cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng. “Ngõ trúc” trong thơ Tam nguyên Yên Đổ lúc nào cũng gợi tả một tình quê nhiều bâng khuâng, man mác:

“Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến dâu đây?”

(Nhớ núi Đọi)

“Ngõ trúc” và “tầng mây” cũng là một nét thu đẹp và thân thuộc của làng quê. Thi sĩ như đang lặng ngắm và mơ màng đắm chìm vào cảnh vật.

4. Kết

“Thu điếu” nghĩa là mùa thu, câu cá. 6 câu đầu mới chỉ có cảnh vật: ao thu, chiếc thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc… mãi đến phần kết mới xuất hiện người câu cá. Một tư thế nhàn: “tựa gối ôm cần”. Một sự đợi chờ: “lâu chẳng được”. Một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe “Cá đậu đớp động dưới chân bèo”. Người câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu. Người đọc nghĩ về một Lã Vọng câu cá chờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy nghìn năm về trước. Chỉ có một tiếng cá “đớp động” sau tiếng lá thu “đưa vèo”, đó là tiếng thu của làng quê xưa. Âm thanh ấy hòa quyện với “Một tiếng trên không ngỗng nước nào”, như đưa hồn ta về với mùa thu quê hương. Người câu cá đang sống trong một tâm trạng cô đơn và lặng lẽ buồn. Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao đáng trọng
 
S

soicon_boy_9x

Trong nền thơ ca dân tộc có nhiều bài thơ tuyệt hay nói về mùa thu. Riêng Nguyễn Khuyến đã có chùm thơ ba bài: “Thu vịnh”, “Thu ẩm” và “Thu điếu”. Bài thơ nào cũng hay cũng đẹp cho thấy một tình quê dào dạt. Riêng bài “Thu điếu”, nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. “Thu điếu” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc : Cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.

“Thu điếu” được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến.


Cái ý vị của bài “Thu điếu” là hai câu kết:

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

“Tựa gối ôm cần” là tư thế của người câu cá, cũng là một tâm thế nhàn, thoát vòng danh lợi. Cái âm thanh “cá đâu đớp động”, nhất là từ “đầu” gợi lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Người câu cá ở đây chính là nhà thơ, một ông quan to triều Nguyễn, yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc, không cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp đã cáo bệnh, từ quan. Đằng sau câu chữ hiện lên một nhà nho thanh sạch trốn đời đi ở ấn. Đang ôm cần câu cá nhưng tâm hồn nhà thơ như đang đắm chìm trong giấc mộng mùa thu, bỗng chợt tỉnh trở về thực tại khi “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Cho nên cảnh vật ao thu, trời thu êm đềm, vắng lặng như chính nỗi lòng của nhà thơ vậy: buồn cô đơn và trống vắng.

Âm thanh tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” đã làm nổi bật khung cảnh tịch mịch của chiếc ao thu. Cảnh vật như luôn luôn quấn quýt với tình người. Thiên nhiên đối với Nguyễn Khuyến như một bầu bạn tri kỷ. Ông đã trang trải tình cảm, gửi gắm tâm hồn, tìm lời an ủi ở thiên nhiên, ở sắc vàng của lá thu, ở màu “xanh ngắt” của bầu trời thu, ở làn “sóng biếc” trên mặt ao thu “lạnh lẽo”…

Thật vậy, bài thơ “Câu cá mùa thu” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, nhưng nét vẽ xa gần, tinh tế gợi cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa “vèo” trong làn gió thu, tiếng cá “đớp động” chân bèo – đó là tiếng thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước.

Nghệ thuật gieo vần của Nguyễn Khuyến rất độc đáo. Vần “eo” đi vào bài thơ rất tự nhiên thoải mái, để lại ấn tượng khó quên cho người đọc; âm hưởng của những vần thơ như cuốn hút chúng ta: trong veo – bé tẻo teo – đưa vèo - vắng teo – chân bèo. Thi sĩ Xuân Diệu đã từng viết: “Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu xanh vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi…”

Thơ là sự cách điệu tâm hồn. Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình quê nồng hậu. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc “Thu điếu”, “Thu ẩm”, “Thu vịnh”, chúng ta yêu thêm mùa thu quê hương, yêu thêm xóm thôn đồng nội, đất nước. Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam.
 
M

muttay04

BÀI HAY 1000%
Về hai câu kết trong bài thơ: Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Trong thể thơ Thất ngôn cú bát Đường luật, tác giả muốn gửi gắm tâm sự của mình chủ yếu là nằm trong hai câu kết. Trong Đường thi yêu cầu:" Mạch kị lộ, ý kị nông; Thi tại ngôn ngoại" là thước đo giá trị của thi phẩm và tài năng của thi sỹ. Với chùm ba bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến, có lẽ hai câu kết trong bài: “Thu điếu”, tâm sự của cụ được diễn tả một cách kín đáo và hay hơn cả:
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Trong cách hiểu xưa nay của nhiều người, có nhiều bài viết, nhiều giáo viên giảng dạy bài thơ này, khi phân tích 2 câu kết đều chỉ nói qua, hoặc lí giải chưa thấu đáo, chưa có sức thuyết phục. Trong bài viết này tôi thử mạnh dạn đưa ra một cách lý giải mới, giải mã ý nghĩa hai câu kết nêu trên qua việc so sánh với một câu ca dao cổ, với cuộc đời và với phong cách của cụ Tam nguyên. Trong ca dao cổ của nước ta có câu: Nước trong cá chẳng ăn mồi Anh đừng câu mà nhọc, bạn đừng ngồi mà khuya. Câu ca dao này tôi không phân tích ở góc độ tình yêu trai gái mà chỉ thuần tuý nói về việc đi câu. Một kinh nghiệm khi đi câu cá là: Nước trong (thì) cá chẳng ăn mồi, nên anh đi câu chỉ là một việc vô ích, không có kết quả. Trong câu ca dao này, cũng như câu Tựa gối ôm cần lâu chẳng được của bài Thu điếu đều có ý khuyên người đi câu nên ra về. Ngược lại trong câu Cá đâu đớp động dưới chân bèo ta thấy âm thanh của tiếng cá đớp mồi là âm thanh báo hiệu cho người đi câu là có cá, cá đang đớp mồi, tức là cá đang đói, chủ ý muốn khuyên người đi câu nên ở lại. Trong cuộc đời mình, cụ Tam nguyên đã từng diễn ra vài ba lần chuyện ra rồi về, về rồi ra. Cụ đã từng mười năm: “Tựa gối ôm cần”, cụ ra giúp đời như thế cũng có thể gọi là: “lâu” (Từ 1871 đến 1884, trong đó có ba năm về chịu tang) nhưng kết quả: “Chẳng được” bao nhiêu. Cụ đành bất lực trước cuộc đời. Năm 1884, Nguyễn Khuyến sau: “Mười năm gió bụi trở về nhà” (Hoàn gia tác) cụ trở về vườn Bùi ẩn dật mấy năm. Sau đó, vạn bất đắc dĩ cụ lại ra làm gia sư cho gia đình Hoàng Cao Khải. Cuối cùng, cụ lại trở về quê cũ nương thân, rồi trút hơi thở cuối cùng ở đó. Ta thật sự cảm thông và chia sẽ về cái tâm sự giằng xé, nỗi trở trăn nên về hay nên ở của mọt kẻ sỹ sinh bất phùng thời như cụ. Trong thơ của mình, Nguyễn Khuyến vẫn thường mượn tiếng loài vật để gửi gắm tâm sự sâu kín. Đó là tiếng ngỗng trời: Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không, ngỗng nước nào. (Thu vịnh) Sự thúc dục của tiếng con chim chích choè đã làm xao động tâm tư Nguyễn Khuyến, như thúc dục nhà thơ nên ra về hay nên ở lại: Văng vẳng tai nghe tiếng chích choè Lặng đi kẻo động khách làng quê. (…) Lại còn giục giã về hay ở Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe. (Về hay ở) Đó là tiếng khắc khoải: “Tiếc xuân … nhớ nước” của chim cuốc: Năm canh máu chảy đêm hè vắng Sáu khắc hồn tan, bóng nguyệt mờ Có phải tiếc xuân mà đứng gọi Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ. (Cuốc kêu cảm hứng) Rõ ràng qua các âm thanh của loài vật kể trên, ta dễ nhận ra tâm sự của nhà thơ hơn là tiếng cá đớp động dưới chân bèo trong bài thơ Thu điếu. Tiếng cá đớp mồi ở đây không chỉ là một tiếng thu dân giã, thân quen của làng quê, gợi cho ta một hoài niệm đẹp về đất nước, quê hương mà đằng sau âm thanh đó là cả một nỗi niềm sâu kín, khó tả của nhà thơ. Âm thanh này ít có giá trị miêu tả, mà chủ yếu là sự giải bày kín đáo tâm sự sâu lắng của nhà thơ, đó là: Yêu nước, thương nhà nhưng bất lực trước thời cuộc. Tiếng cá đớp mồi phải chăng là tiếng gọi của cuộc đời thúc dục cụ Tam nguyên Yên Đỗ ra giúp dân, giúp nước. Hai câu kết của bài thơ Thu điếu, qua hình ảnh người câu cá, qua âm thanh của tiếng cá đớp mồi, ta thấy được tâm sự sâu kín của nhà thơ Nguyễn Khuyến; thấy được sự bất lực của một vị quan triều Nguyễn trước cuộc đời ngang trái; thấy được tấm lòng yêu nước thương dân, cũng như nỗi niềm day dứt, giằng xé trước cái đạo xuất thời- xử thế của một kẻ sỹ.
 
T

tsukushi493

Mìn có một bài này (ĐỌC RẤT HÀI)
Bài làm:

Nguyễn Khuyến là một đại thi hào về văn thơ cổ VN. Tác giả đã thể hiện sự kém cỏi của mình trong việc câu cá và tác giả cũng không có được sự tỉnh táo nhất định. Hình như khi làm bài này, ông đang say hoặc tựa tựa như thế. Có thể vì quá phê nên tác giả đang bay, nghĩ về một thiên đường trong văn thơ. Ông phải nằm tựa vào gối. Từ "buông" cho thấy ông lười vô đối, không "thả", không câu tử tế. Có thể ông đang trong tình trạng bay cao (...) ông không thể trong tình cảnh tốt nhất về thể xác cũng như tâm hồn.

"Lâu chẳng được": ôi 3 từ thôi mà sao cho chúng ta những cảm xúc khác nhau. Theo em, chỗ này là đỉnh điểm của sự bất lực. Ông "buông" cần câu rất lâu nhưng chẳng được. Ông không thể kiếm được một con cá, hay nói cách khác là ông không có khả năng cũng như kinh nghiệm câu cá.

"cá đâu đớp động dưới chân bèo": có thể khẳng định đây là đàn cá thông minh nhất thế giới. Chúng đớp mồi động như thế mà tác giả không thể kiếm được một con nào => chúng có kỹ thuật rất tốt, khả năng xử lý linh hoạt, đầu óc tỉnh táo, IQ cao, năng lực chỉ huy hay, khả năng team work tốt. Không những thế, chúng còn biết núp dưới chân bèo => đầu óc chúng quá tinh quái, chúng không lộ diện ra để tác giả câu được.

Nhìn tổng thể, ngôn ngữ của tác giả qua hai câu thơ trên thật sâu sắc vô cùng. Em đã phải vò đầu, bức tóc, vặt tai mãi mới suy nghĩ ra được ý nghĩa này. Ông hình như không có việc gì làm, và nhà ông hình như cắt điện luân phiên và thường xuyên mặc dù ông rất giàu có.

Nhà ông có cả một ao cá riêng cơ mà =>chứng mình nhà ông giàu vì ngày nay có nguyên cả một cái toilet to đùng, hình như quá xa xỉ.

Ông không có việc gì làm sao? ông đang say hoặc không tỉnh táo mà nằm câu cá. thật là một phong cách rất trang nhã. một việc rất tao nhã như câu cá mà làm được khi say, quả thật tài giỏi => mệnh đề được chứng minh.

ông phải ra thuyền giữa hồ toàn bèo để tựa vào giối bông nằm, em có điên cũng không phơi mình ra nắng để nằm câu cá, không có quạt, không có điều hòa, không vô tuyến, không balotelli, lại còn internet cũng không có. vậy mà ông vẫn bình thản nằm trên thuyền ngắm mặt trời.

Ông Nguyễn Kkuyến đã cho ta một bài thơ nói chung cũng như hai câu thơ bất hủ

:khi (194)::khi (194)::khi (194)::khi (194)::khi (194)::khi (194):
Post lên để mục đích jh vậy ??? :|

Bôi nhọ ng khác à??? :|
 
Top Bottom