Phân tích tác phẩm

T

truyen223

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chuẩn bị thi học kì
Giới han : câu cá mùa thu , Thương vợ , 2 đứa trẻ , chữ người tử tù

vi vậy em rất mong các you đóng góp cho em it bài phân tích về các bài trên ( hạn chế copy nha , bài tự viết là đẹp nhất ) hoặc nêu cho em 1 số ý chính trong các bài trên.

thanks tất cả các bạn vô viết bài :-*
 
Last edited by a moderator:
T

thuha_148

Câu cá mùa thu

a. Cảnh thu.
- Điểm nhìn: cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa, rồi từ cao xa trở lại gầncảnh thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.
- Hình ảnh: ao thu, chiềc thuyền câu, ngỏ trúcHình ảnh bình dị, dân dã, xinh xắn.
- Mằu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắtmằu sắc xanh trong, dịu nhẹ+ màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.
- Đường nét, chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẻ đưa vèo, từng mây lơ lững, cá đâu đớp động mọi chuyển động đều nhẹ nhàng, khẽ khàng, không đủ để tạo âm thanh.
=> Bút pháp NT cổ điển với thu thuỷ, thu thiên, thu diệp, ngư ông+ lấy động tả tĩnh+ h/a gợi tả, giản dị +Cách gieo vần độc đáo...
Cảnh thu với những hình ảnh quen thuộc, dân dã, bình dị mang đặc trưng mùa thu của đồng bằng Bắc bộ .Mùa thu đẹp, nên thơ, tĩnh lặng, phảng phất buồn.
b.Tình thu
- Không gian thu cũng chính là không gian tâm trạng: cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng
- “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp dộng dưới chân bèo”
Tựa gối ôm cần là tư thế của người câu cá, một tâm thế nhàn song đó chỉ là dáng vẻ bên ngoài, ngỡ là bất động, tĩnh lặng tuyệt đối song đó là cả một nỗi niềm u uẩn, uẩn khúc trong lòng nhà thơ.=>tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước song không kém phần sâu sắc
 
T

thuha_148

Thương vợ

a. Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú
* Nỗi vất vả, gian truân của bà Tú
- Quanh năm buôn bán ở mom sông
+ Công việc: buôn bán
+ Thời gian: quanh năm
+ Địa điểm: mom sông
- Hai câu thực:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
+ Hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo:
Thân cò: lam lũ, vất vả, chịu thương, có phần xót xa, tội nghiệp xuất hiện trong cái rợn ngợp của cả không gian và thời gian.
Đò đông: không chỉ gợi những lời phàn nàn, mè nheo, cáu gắt, những sự chen lấn, xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc.
+ Từ gợi cảm: lặn lội, eo sèo
+ NT đối: câu 3,4; đối chọi giữa các vế trong câu.
+ Đảo ngữ
Tái hiện những bươn bả nhọc nhằn, tảo tần, vất vả, gian truân của bà Tú, gợi nỗi đau thân phận. Đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương: tấm lòng xót thương, ái ngại, cảm thông.
* Đức tính cao đẹp của bà Tú:
- Nuôi đủ năm con với một chồng
+ Cách đếm đặc biệt
+ Nuôi đủ: vất vả, vẫn gánh xong
Gợi hình ảnh cái gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú. Câu thơ diễn tả cái nghịch lý “sự nuôi” của bà Tú….đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con.
- Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công
+ Số đếm: một- hai- năm- mười như chất chồng nhấn thêm vào nỗi khổ
+ Thành ngữ chéo” năm nắng mười mưa” vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú
+ âu đành phận, dám quản công…cam chịu, hi sinh nhẫn nhục âm thầm
b. Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ
- Yêu thương, quý trong, tri ân vợ:
+ Cách đếm: Nuôi đủ năm con với một chồng cho ta thấy nhà thơ tự xem mình là một kẻ ăn theo, ăn ké lũ con…tri công, tri ân vợ
+Nhà thơ nhập thân vào bà Tú, than thở giùm vợ, nói lên tấm lòng của vợ thể hiện tấm lòng thương cảm xót xa đối với vợ.
- Con người có nhân cách qua lời tự trách:
+ Tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp duyên đôi, duyên ít nợ nhiều.
+ Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
Chửi: thói đời- trách mình(ăn ở bạc)
Nhận lỗi về mình một cách rạch ròi và chân thành
Rủa: có cũng như không
Tự phán xét mình rất nghiêm(vô tích sự, vô tình).Phẩn uất do tức đời, tức mình và quá thương xót vợ.
Nỗi đau đời và tấm chân tình của người chồng- thi nhân…Nhân cách cao đẹp
 
T

thuha_148

a. Bức tranh phố huyện:
*Cảnh ngày tàn, chợ tàn:
- Tiếng trống thu không: thứ âm thanh chất chứa nỗi niềm của con người -> tiếng trống vang xa gọi chiều về và gợi cả nỗi niềm xao xác -> điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi.
-Làm nền cho tiếng trống là "bản nhạc dân dã" quen thuộc, buồn bã, rên rĩ của côn trùng, ếch nhái, muỗi, tiếng đàn bầu rời rạc
=> không đủ sức khuấy động không khí lặng lẽ, tù đọng của phố huyện.
* Thời gian: "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru..." , "bóng tối ngập dần.... giờ khắc ngày tàn" - "Trời nhá nhem tối", "Trời bắt đầu đêm ...."," Đêm tối".
-> Tác giả miêu tả bước đi của thời gian rất cụ thể, tỉ mỉ, chi li -> thời gian có sự vận động: chậm rãi, lặng lẽ -> nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn đi dần vào đêm khuya.
*Không gian: thu hẹp dần:quang cảnh phố huyện nhỏ bé, một phiên chợ tàn, góc chợ đơn sơ, quán hàng lụp xụp-> yên tĩnh, tù túng, chật hẹp.
Bóng tối Ánh sáng
- Tối hết cả: đường phố, ngõ con...
- Trống cầm canh: ngắn, khô khan, chìm ngay vào btối.
-> bóng tối đang luồn lách, bám sát vào mọi cảnh vật, mọi hoạt động âm thầm của sinh vật, con người khe ánh sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm lửa, hột sáng, ngọn đèn con của chị Tí(7 lần)
-> lẻ loi, hiếm hoi, yếu ớt, không đủ xé rách màn đêm, làm cho đêm tối mênh mông hơn.

=> Tương phản: động- tĩnh; ánh sáng- bóng tối, nhịp điệu câu văn chậm rãi... -> Khung cảnh phố huyện ảm đạm, xao xác, ngập chìm trong bóng tối đậm đặc.
*Những kiếp người tàn:
+ Mấy đứa trẻ nhặt rác bãi chợ.
+ Mẹ con chị Tí : ban ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước, thắp một ngọn đèn leo lét. Chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm nhưng "chả kiếm được bao nhiêu..."
+ Bóng bác phở Siêu chập chờn trong đêm.
+ V/c bác hát xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Thằng con bò ra ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn.
+ Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ
+ Chị em Liên với hàng tạp hoá nhỏ xíu
=> Nhịp sống cứ lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán....Tuy vậy, họ vẫn hi vọng- cho dù hi vọng đó rất mơ hồ: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Chính sự mong đợi mơ hồ này càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những nhân vật trong truyện.
=> Tất cả đều hiện ra trong cái nhìn xót xa, thương cảm của TL, qua lời văn đều đều, chậm buồn và những chi tiết dường như khách quan.
b.Nhân vật Liên và hình ảnh đoàn tàu
* Nhân vật Liên:
- Là đứa trẻ nghèo, cuộc sống cơm áo trói buộc cô vào chõng hàng, cướp đi niềm vui và quyền lợi của tuổi thơ. Liên sống mòn mỏi đợi chờ.
- Là đứa trẻ giàu tình thương.
+ Đối với những đứa trẻ nghèo nhặt rác "Liên động lònh thương nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng".
+ Đối với mọi người: luôn quan tâm, luôn đối xử ân cần, lễ phép và đầy tình người (cụ Thi, chị Tí, bác Xẩm).
+ Đối với em An: Thương yêu, lo lắng, chăm sóc, ân cần lời mẹ, "chiếc xà tích... chị là con gái lớn và đảm đang".
- Là đứa trẻ có đời sống tâm hồn và biết mơ ước -> làm nên chất thơ cho truyện.
- Là người đau khổ nhất trong các nhân vật:
+ Vì Liên đã biết thế nào là ánh sáng chốn thị thành.
+Liên nhạy cảm trước nỗi đau con người.
+Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống và là người biết mơ ước, khát khao ánh sáng.
=> Hiện thực buồn tẻ, tù đọng của tác phẩm càng nặng nề vì Liên đã ý thức được đầy đủ và sâu sắc về cuộc sống đó.
* Hình ảnh đoàn tàu:
- TL tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ kong của Liên và An.
-Con tàu mang đến một thế giới khác:
+ Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện.
+ Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách át đi buồn tẻ, đơn điệu phố huyện.
+ Nó là thói quen, là niềm vui, là sự chờ đợi -> trở thành nhu cầu thiết yếu như cơm ơn, nước uống hàng ngày cho đời sống tinh thần người dân phố huyện
- Chị em Liên đợi tàu không phải vì mục đích tầm thường là có khách mua hàng mà vì:
+ Nhìn thấy cái gì đó khác cuộc sống hàng ngày: mạnh mẽ, rực rỡ ánh sáng, giàu sang.
+ Niềm say mê
+ Mang đến thế giới kỷ niệm về Hà Nội
-> đánh thức kỷ niệm về Hà Nội đẹp đẽ thiết tha.
+ Nhìn tàu là hành động thỏa mãn thị giác, tư tưởng -> nhìn thấy rõ hơn, sâu hơn sự tù túng, ngưng đọng của cuộc sống.
c. Hai đứa trẻ- bài ca về thiên nhiên, đất nước.
- Bức tranh quê hương gần gũi mà không kém phần thơ mộng, đầy gợi cảm: “Chiều, chiều rồi....gió mát”
- Các nhân vật luôn gắn bó với thôn dã: “tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”
- Hai đứa trẻ luôn luôn phát hiện những biến thái tinh tế của thiên nhiên: “Qua kẽ lá....”
Có thể coi là đóng góp của TL cho VH giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 1945
 
T

thuha_148

a. Viên quản ngục
* Cảnh ngộ: cai tù, chứng kiến bao điều “tàn nhẫn, lừa lọc...giữa 1 đống cặn bã”
->dễ dẩy con người vào chốn bùn nhơ.
* Diễn biến tâm trạng:
- Trước khi HC bị giải đến: nghĩ ngợi “băn khoăn ngỗi bóp thái dương”...day dứt vì chọn nhầm nghề và mơ ước 1 sở nguyện đẹp đẽ “có được chữ ông HC treo là 1 báu vật trên đời”...Tự nhủ sẽ biệt đãi ông Huấn nhưng lại sợ tên thơ lại cáo giác...
- Gặp HC:
+ Lòng kiêng nể, mắt hiền lành, khép nép.
+ biệt đaĩ HC và các bạn tù của ông.
+ Xin lĩnh ý: nhẫn nhục, cam chịu.
+ tái nhợt người đi khi biết ngày mai HC bị giải vào kinh.
+ Khao khát xịn chữ
- Khi được cho chữ: khúm núm, cảm động
“”Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” ->lời hứa chân thành
->Tiềm ẩn 1 phẩm chất đáng quý: coi trọng, yêu thích cái đẹp, cái cao cả, tài năng.
b. Hình tượng Huấn Cao
* Cảnh ngộ: kẻ tử tù
* Những phẩm chất phi thường, tuyệt đẹp:
- Nho sĩ tài hoa.
+ Qua đoạn đối thoại ngắn giữa quản ngục và thầy thơ lại.
+Lòng kiêng nể, sở thích của viên quản ngục...
->Cái đẹp có sức cảm hoá con người.
-> NT tỏ lòng luyến tiếc cái nhã thú văn hoá cổ truyền đang lụi tàn->kín đáo gửi gắm triết lí trọng người có tài.
- Thiên lương trong sáng
+ “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”
+ Khi hiểu được viên quản ngục: xúc động vaàvui mững cho chữ “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài...”
+ Khuyên viên quản ngục
-> Nhân cách chính trực: trọng nghĩa khinh lợi.
- Khí phách dũng liệt
+ Thái độ điễm tĩnh, lạnh lùng, không thèm chấp mấy lời đùa ccợt, doạ dẫm của mấy tên lính áp giải
+ Thản nhiên nhận rượu thịt
+ “Đến cái cảnh chết chém ông còn chẳng sợ nữa là mấy trò tiểu nhân thị oai này
-> NT gửi gắm niềm cảm phục, bản lĩnh, cá tính độc đáo của mình và kín đáo gửi gắm lòng yêu nước.
c. Cảnh cho chữ
* Cảnh xưa nay chưa từng có:
- Thời gian: đêm hôm ấy...
- Không gian ngục tù (chật hẹp, ẩm ướt; tường đầy mạng nhện; phân chuột, phân gián)
- Không khí trang nghiêm, cổ kính, có phần bí ẩn: khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực từ một bó đuốc tẩm dầu...
- Người cho chữ: tử tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng...tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh.
- Người nhận chữ: viên quản ngục (khúm núm), thầy thơ lại (run run).
Đối lập: ánh sáng >< bóng tối.
màu trắng tấm lụa >< nhà giam bẩn thỉu.
Người cho >< người nhận.
->Không thể cầm tù nổi cái đẹp, dù bất cứ đâu, cái đẹp cũng toả sáng. Cái đẹp được sáng tạo trên mảnh đất chết ( nhà tù) bởi 1 người sắp chết (HC)
-> Gía trị của cái đẹp. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; của cái đẹp,c ái cao cả, cái cao thượng đối với sự phàm tục, nhơ bẩn; của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu.
* Huấn Cao: ung dung, đĩnh đạc, đẹp trong tư thế người nghệ sĩ; lôồnglộng, hiên ngang của 1 nghĩa sĩ.
-> Trật tự ngôi thứ đảo lộn bởi vẻ đẹp của nhân cách Huấn Cao đã toả sáng giữa đêm đen của ã hội tù ngục vô nhân đạo.
* HC đỡ VQN dậy, 3 người nhìn nhau.
-> NT(cái đẹp) tạo ra sự đồng cảm giữa những tâm hồn đồng điệu, xoá nhoà ranh giới giúp con người sống gần nhau hơn và đẹp hơn.
* Lời khuyên của Huấn Cao: hài hoà thiện- mỹ, tâm- tài.
-> Ý nghĩa: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi độc ác ngự trị nhưng không thể sống cùng tội ác,. Con người chỉ có thể thưởng thức được cái đẹp khi giữ được thiên lương.
- “Kẻ mê muội naỳ xin bái lĩnh” -> Cảm hoá được VQN -> Nâng cao nhân cách HC, thăng hoa tính cách đẹp đẽ của VQN.
 
Top Bottom