Trong bài văn bản '' Đỏ lèn '', Nguyễn Duy viết :
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Cụm từ “tôi đâu biết” chứng tỏ sự thực là cho đến giờ, khi đã trưởng thành, nhân vật trữ tình mới ý thức được về những “cơ cực” bà ngoại phải chịu đựng trong suốt những năm tháng xưa. Lời thơ hàm chứa sự tự trách về thái độ vô tâm của mình. Trong nhận thức của nhân vật tôi lúc này, những lam lũ bà phải một mình chịu đựng nhiều vô kể. Phép liệt kê được nhà thơ sử dụng để khắc họa những cơ nhọc của bà. Hàng loạt cụm động từ chỉ hành động được đưa ra: “mò cua”, “xúc tép”, “gánh chè xanh”. Tuổi già phải được nghỉ ngơi, thư thái bên các con cháu, những người bà của nhân vật tôi vẫn một mình tảo tần hôm sớm. Câu thơ Nguyễn Duy làm ta nhớ tới hình ảnh bà cụ già lầm lụi “quẩy gánh hàng rong” trong bài thơ Ben kia sông Đuống của Hoàng Cầm. Đã có cả một thế hệ những bà cụ già phải vất vả như thế trong những năm tháng đau thương của dân tộc. Và không thương sao được, không nghẹn ngào sao được trước những con người đó. Những nhọc nhằn của người bà còn được Nguyễn Duy khắc sâu trong bằng những tên đất – nơi đôi chân trần chai sạn của bà đã đi qua. Đồng Quan, Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Giao – bốn địa danh cụ thể – mở ra những hướng không gian bất tận. Nỗi khó nhọc theo đó được căng trải, mênh mông thêm. Từ láy “thập thững” cùng kết hợp từ độc đáo “những đêm hạn” gợi tả dáng đi dò dẫm mà tất tả của bà cụ trong đêm giá rét. Tưởng chừng như bao cơ nhọc của cuộc đời đều hiện hết trong dáng đi ấy. Lại một lần nữa ta bắt gặp trong thơ ca hình ảnh tỉ lần cò lặn lội, nhưng không phải lặn lội vì con mà lặn lội vì cháu – vì thế hệ thứ ba.