Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ

P

phong2211

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Anh/chị hãy phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ trong tác phẩm “Vợ Chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
Hoặc cũng có thể làm dạng: Phân tích nhân vật Mỵ trong tác phẩm “Vợ Chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
Dàn Ý:
I/Yêu cầu kỹ năng:
Trước tiên cần nắm vững kiến thức để làm một bài văn nghị luận văn học.
Xác định công việc cần làm: với đề bài trên thì phải nhận ra được
+ Luận đề: sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ.
+ Thao tác lập luận chính: phân tích, chứng minh, so sánh…
+ Tư liệu: tác phẩm Vợ Chồng A Phủ, một số tác phẩm có hoàn cảnh giồng Mỵ (nếu có).

II/ Yêu cầu kiến thức:
1/ Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, (đôi nét vè hoàn cảnh sáng tác để làm lời dẫn), nhân vật Mỵ, và nêu bằng được luận đề đã xác định (vì khi nêu luận đề sẽ có ½ số điểm trong phần mở bài).
2/ Thân bài:
Phải nêu được các luận điểm chính sau:
+ Hoàn cảnh của Mỵ trước khi làm con dâu gạt nợ.
+ Lúc mới làm con dâu gạt nợ.
+ Không khí ngày tết.
+ Trong đêm Mỵ cởi trói cho A Phủ, và chạy trốn.
3/ Kết bài:
Nêu lên được ý nghĩa của việc cởi trói cho A Phủ, sự độc ác của bọn phong kiến miền núi đã hành hạ chà đạp người lao động…

Bài làm mẫu sát với dàn ý:
Tô Hoài là một tác giả có tài quan sát và kể chuyện rất linh hoạt, với lời văn giản dị tinh tế, ông đã khắc sâu vào lòng người đọc những tác phẩm rất độc đáo. Trong chuyến đi thực tế ở vùng Tây Bắc, với câu chuyện có thật ông đã viết nên “Vợ Chồng A Phủ”. Tác phẩm đã khắc họa thành công cuộc đời cực nhục, đau khổ của nhân vật Mỵ. Tuy vậy, cô vẫn luôn có sứa sống tiềm tàng, mãnh liệt.
Mỵ vốn là người con gái xinh đẹp nhất ở Hồng Ngài, nhưng vừa lớn lên đã phải gánh trên vai món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ. Vì không trả được nợ, cha con Thống Lí bắt Mỵ về làm con dâu gạt nợ, Mỵ trở thành người con dâu hờ, người làm không công cho gia đình Thống Lí Pá Tra (TLPT). Ngày qua ngày, Mỵ sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mỵ nín lặng, âm thầm chịu đựng như bao người đàn bà khác ở Hồng Ngài rơi vào gia đình TLPT. Mỵ định dùng là ngón tự tử để giải thoát cuộc đời nô lệ nhưng vì thương cha nên không nở chết. Mỵ khát khao tự do, muốn tìm đến cái chết để giải thoát nhưng không làm được.
Tưởng chừng Mỵ sống cuộc đời như vậy cho tới chết, nhưng trong không khí rạo rực và rất đặt biệt của những đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, lòng ham sống và khát khao hạnh phúc lứa đôi là nguyên nhân chính khiến tâm hồn vốn đã chai sạn của Mỵ bỗng dưng thức tỉnh. Không khí của ngày tết như cũng muốn chia sẽ với hoàn cảnh của Mỵ: tuy “gió và rét rất dữ dội” nhưng những âm thanh của “tiếng chó sủa xa xa gọi những đêm tình mùa xuân” và đặt biệt là “tiếng sáo gọi bạn tình”, những “màu sắc sặc sỡ của những chiếc váy áo phơi trên các mõm đá”… đã khiến Mỵ thiết tha bổi hổi, đánh thức những kỉ niệm đẹp trong Mỵ. Mỵ đã thực sự thức tỉnh, muốn thoát khỏi thực tại nhưng không làm được, đành phải tìm đến rượu. Trong cơn say, Mỵ đã tìm lại được cả một thời xuân sắc đó là thời con gái trẻ trung và kiêu hãnh, Mỵ nao nao nuối tiếc. Kí ức đẹp càng ùa về, Mỵ lại càng uống, càng say, lúc đó Mỵ mới thực sự sống dậy với tuổi trẻ và tình yêu. Mỵ vùng dậy muốn đi chơi, cùng lúc A Sử về, hắn tròi Mỵ khiến Mỵ không đi được. Thế nhưng, dù bị trói tâm hồn Mỵ vẫn theo những cuộc chơi, rập rờn tiếng sáo gọi bạn tình. Khi sức sống mãnh liệt trỗi dậy, nó phá tan mọi sự trói buộc. Sự trói buộc ấy không khuất phục được Mỵ, có chăng nó cũng chỉ làm cho khát khao tự do, sức sống mãnh liệt hơn mà thôi.
Sau những lần vùng lên mạnh mẽ nhưng bị chà đạp dã man. Ngọn lửa tình yêu và khát khao tự do trong Mỵ đã nguôi dần nhưng nó không tắt mà vẫn âm ỉ cháy. Trước việc A Phủ bị bắt và bị trói, ban đầu Mỵ rất dửng dưng. Mỵ vẫn “thản nhiên ngồi thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Thế nhưng một đêm “Mỵ lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ vẫn vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống má xám đen lại”. Mỵ chợt động lòng thương, bởi “Mỵ chợt nhớ lại đêm năm trước khi A Sử trói Mỵ… nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không biết lau đi được”. Lòng thương người của Mỵ bắt đầu từ sự thương thân và nhận ra rằng “chúng nó thật độc ác”. Tâm lý Mỵ lúc này diễn biến, thay đổi rất nhanh. Trước đó Mỵ đã từng sợ hãi, nhưng giờ đây “làm sao Mỵ cũng không thấy sợ”. Mỵ đã cắt nút dây cởi trói, giài thoát cho A Phủ đồng thời cũng giải thoát cho bản thân mình.
Hành động cởi trói cho A Phủ và chạy trốn chứng tỏ Mỵ là người có khát vọng sống mãnh liệt, Mỵ dã giải thoát cuộc đời mình khỏi sự chà đạp, sự đày đọa của gia đình TLPT.

Viết bởi: Huỳnh Thanh Phong
Mọi đề văn thắc mắc liên hê ngay để được tư vấn trực tuyến qua yahoo: huynhthanhphong2211​
 
Top Bottom