Phân Tích Nghệ Thuật

R

remy2k14

N

nhokdangyeu01

Phân tích đoạn trích " Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" của Đoàn Thị Điểm.

Trên thực tế, ngoại trừ giới nghiên cứu chuyên sâu, bạn đọc thường không mấy ai chú ý đến nguyên tác Chinh phụ ngâm bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn - quê làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) mà chỉ biết tới bản diễn Nôm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748), người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hưng Yên).

Tương đồng với Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều trên phương diện khẳng định những giá trị nhân văn và phản ánh số phận người phụ nữ cũng như khả năng vận dụng nhuần nhuyễn thể loại ngâm khúc và thể thơ song thất lục bát, song bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm lại có phần giản lược những suy tưởng triết lý cao siêu và hướng nhiều hơn tới cuộc sống đời thường. Tâm tình người chinh phụ tiêu biểu cho nỗi nhớ mong chồng, khát khao cuộc sống gia đình bình dị và ước mong về một ngày đoàn tụ vợ chồng. Đặt trong tương quan chung, ước mơ của người chinh phụ cũng hiền hoà, dung dị, gần gũi hơn so với người cung nữ. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cho thấy rõ tâm trạng cô đơn của người vợ nhớ chồng ra trận và nghệ thuật miêu tả tâm trạng bậc thầy của hai tác giả Đặng - Đoàn, trong đó phải kể đến nghệ thuật diễn Nôm đặc biệt xuất sắc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.
Tâm trạng nổi bật trong đoạn trích gồm 36 câu thơ trong tổng số 408 câu của toàn tác phẩm là sự thể hiện nỗi đơn côi, trống vắng của người chinh phụ. Trước hết đó là sự ý thức về con người cá nhân chiếu ứng trong các quan hệ với cảnh vật và con người, đặt trong tương quan với thời gian và không gian. Nhân vật chủ thể trữ tình - người chinh phụ xuất hiện như có như không, vừa tỉnh thức trong từng bước đi, từng động tác buông thả tấm rèm nhưng liền đó lại quên tất thảy, thờ ơ với tất thảy:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Trong khổ thơ mở đầu (từ câu 1 - 16) có hai hình ảnh quan trọng được tô đậm, nhấn mạnh trở đi trở lại là tấm rèm và bóng đèn. Người chinh phụ "ngồi rèm thưa" mà trông ra ngoài ngóng đợi tin chồng nhưng chẳng thấy đâu. Cuộc sống nơi "trong rèm" chính là sự bó buộc, trói buộc trong một không gian chật hẹp, tù đọng. Câu thơ chuyển tiếp Trong rèm dường đã có đèn biết chăng càng tôn thêm vẻ vắng lặng, đơn côi, một mình chinh phụ đối diện với bóng mình, đối diện với người bạn vô tri vô giác Đèn có biết dường bằng chẳng biết và đi đến kết cuộc Hoa đèn kia với bóng người khá thương... Rõ ràng cuộc đời người chinh phụ hầu như đã mất hết sức sống, con người đã bị "vật hoá" tựa như tàn đèn cháy đỏ kết lại đầu sợi bấc, con người bây giờ chỉ còn là "bóng người" trống trải, vừa đối xứng vừa đồng dạng và là hiện thân của chính kiếp hoa đèn tàn lụi. Ngay đến cảnh vật và sự sống bên ngoài cũng nhuốm vẻ tang thương, vô cảm, chập chờn bất định, không dễ nắm bắt với những "gà eo óc gáy sương", "hoè phất phơ rủ bóng"... Bên cạnh đó, dòng thời gian tâm lý cũng chuyển hoá thành sự đợi chờ mòn mỏi, thời gian đầy ắp tâm trạng đơn côi nhưng không có sự sống, không sự kiện, không thấy đâu bóng dáng hoạt động của con người:
Khắc chờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Trong sự chờ đợi, người chinh phụ thấy một khoảng thời gian ngắn mà dài như cả năm trường, mối sầu trào dâng như biển lớn mênh mang. Những trạng từ "đằng đẵng", "dằng dặc" tạo nên âm điệu buồn thương, ngân xa như tiếng thở dài của người thiếu phụ đăm đắm chờ chồng. Rút cuộc, hình bóng người chinh phụ có xuất hiện trở lại thì trước sau vẫn là nỗi chán chường, buông xuôi, vui gượng "Hương gượng đốt", "Gương gượng soi", "Sắt cầm gượng gảy" mà không sao che đậy nổi một hiện thực bất như ý "hồn đà mê mải", "lệ lại châu chan" và "Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng"...
¾ đoạn thơ tiếp theo (câu 17 - 28) là sự phản ánh nỗi lòng chinh phụ khi nhớ về người chồng. Có điều, nếu hình ảnh người chồng hiện diện như một ý niệm xa mờ thì bản thân nỗi nhớ mong cũng chỉ như một ảo giác. Sự gặp gỡ là điều không thể bởi tin tức mịt mờ, bởi khoảng cách về không gian, về địa danh có tính phiếm chỉ, biểu tượng của miền "non Yên", "đường lên bằng trời", "xa vời khôn thấu"... Các từ "thăm thẳm", "đau đáu", "thiết tha" gợi nhớ gợi thương, day đi dứt lại trong tâm can người chinh phụ. Sắc thái nỗi nhớ tăng tiến, rộng mở từ những suy tưởng dõi theo người chồng nơi phương xa đến sự dồn nén cảm xúc thành nỗi xót xa, đắng cay nối dài bất tận:

- Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
- Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?", người chinh phụ có lúc thấy cảnh vật vô hồn, thê lương nhưng có khi lại cảm nhận cả khoảng không gian và cảnh vật như đang hối thúc, giục giã, đổi thay, không tìm thấy đâu sự hô ứng, đồng cảm giữa tình người với thiên nhiên:
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô.
Hình ảnh so sánh "sương như búa", "tuyết dường cưa" là sự cực tả những xao động của thế giới bên ngoài thông qua cách hình dung của chinh phụ, khi nàng bất chợt không còn chịu đựng nổi ngay cả vẻ bình dị đời thường và bột phát thành những ám ảnh dị thường. Đó là những tâm trạng khác biệt nhau cùng tồn tại trong một con người, sự phân thân trong cách cảm nhận về thiên nhiên, cuộc sống. Trong bản chất, chính tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã tạo nên những xung đột tình cảm khác biệt nhau và phổ vào thế giới tự nhiên tất cả những trái ngang, những thất vọng và cả niềm hy vọng mong manh, những giây lát yên tĩnh nhất thời và những cơn bão lòng dường như không thể nguôi khuây.
Bước vào đoạn cuối (câu 29 - 36), người chinh phụ vươn tới không gian thoáng rộng hơn với những hàng hiên, ngọn gió, bóng hoa, ánh trăng nhưng đó cũng chỉ là thiên nhiên lạnh lùng, thiếu hẳn niềm tin và hơi thở ấm áp của sự sống. Cảnh vật như tách khỏi con người và không thấy đâu hoạt động của con người. Tất cả chỉ đơn thuần là cảnh vật và vì thế càng tôn thêm vẻ lạnh lùng, đối lập với tâm tư con người và hình ảnh nhân vật chinh phụ đang khuất lấp, ẩn chìm đâu đó:

Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt gặp hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!
Đến hai câu thơ cuối bắt đầu hé mở tâm trạng so sánh. Người chinh phụ nhìn cảnh hoa nguyệt mà trạnh lòng bâng khuâng xót xa cho thân phận mình, tủi phận mình lẻ loi trước cảnh nguyệt hoa. Từ đây có thể nói tới những dự cảm về ý thức cá nhân của người chinh phụ và xa gần liên hệ tới quyền sống, quyền hưởng niềm vui, hạnh phúc lứa đôi giữa chốn nhân gian.
Trên phương diện nghệ thuật, thể thơ song thất lục bát với sự kết hợp hai câu thơ bảy chữ kiểu Đường thi hàm súc, trang nhã, đăng đối và câu thơ lục bát truyền thống giàu âm điệu, gợi cảnh gợi tình đã tạo nên nhịp thơ buồn thương man mác, nối dài không dứt. Quan sát kỹ có thể thấy từng bốn câu thơ đi liền nhau tạo thành một tiết đoạn, trong đó hai câu thất ngôn đóng vai trò khơi dẫn ý tứ, hai câu lục bát tiếp theo hướng tới luận bình, khai triển, mở rộng. Cứ như thế, các ý thơ, khổ thơ tiếp tục luân chuyển, nối tiếp nhau như những ngọn sóng cảm xúc đang trào dâng. Ngay trong từng câu thơ cũng xuất hiện những tiểu đối tạo nên tính chất hô ứng, đăng đối, tạo ấn tượng và sự nhấn mạnh:

- Dây uyên kinh đứt/ phím loan ngại chùng
- Cành cây sương đượm/ tiếng trùng mưa phun
- Sâu tường kêu vắng/ chuông chùa nện khơi
Thêm nữa, tác phẩm diễn Nôm bên cạnh việc giữ lại và Việt hoá được cả hệ thống điển tích và từ Hán Việt (non Yên, sắt cầm, dây uyên, phím loan, gió đông...) thì nhiều ý tứ trong nguyên tác đã được chuyển dịch, nâng cấp thành lời thơ thật sự giàu chất thơ. Chẳng hạn, với câu Sầu tự hải - Khắc như niên (nguyên ý nghĩa chỉ là Sầu tựa biển - Khắc như năm) đã được chuyển dịch thành câu thơ mang sắc thái nội tâm hoá, giàu cảm xúc, khơi gợi âm điệu cảm thương:
Khắc chờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Đoạn trích nói về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cũng như toàn bộ tác phẩm Chinh phụ ngâm là tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương người chồng chinh chiến phương xa. Tình cảnh lẻ loi đó được chiếu ứng trong sự cảm nhận về thời gian đợi chờ đằng đẵng, không gian trống vắng vây bủa bốn bề và cuộc sống hoá thành vô vị, mất hết sinh khí. Trên tất cả là tâm trạng cô đơn và sự ý thức về thảm trạng mất đi niềm tin, đánh mất niềm vui sống và mối liên hệ gắn bó với cuộc đời rộng lớn. Trạng thái tình cảm đó một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận và hệ quả tiếp theo là bao nhiêu số phận chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác xác nhận nhu cầu nói lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này. Không có gì khác hơn, đó chính là khả năng mở rộng diện đề tài, khai thác sâu sắc hơn thế giới tâm hồn con người, xác định nguồn cảm xúc tươi mới và khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong tiến trình phát triển chung của nền văn học dân tộc.

Nguồn: Sưu tầm
 
M

mecuacon1

Phân tích bài thơ Trao Duyên
Đoạn trích Truyện Kiều này có nhan đề “Trao duyên” gồm 34 câu (từ câu 723 đến câu 756) được in trong sách giáo khoa môn Văn lớp 10. Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt do có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thuý Vân thay mình trả nghĩa, lấy Kim Trọng.
Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, “Trao duyên”, ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.
Dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã dựng lại tình tiết trao duyên thật sống động. “Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân” thì thấy chị mình đang thổn thức giữa đêm khuya. Vân ghé đến ân cần hỏi han. Thúy Kiều thật là khó nói, nhưng “để lòng thị phụ tấm lòng với ai”. Thương cha, nàng bán mình, thương người tình, nàng đành cậy em:
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
Trong dãy từ diễn tả khái niệm nhờ, Nguyễn Du đã chọn từ “cậy”, tuyệt vời chính xác. Từ “cậy” hàm chứa niềm tin mà người được nhờ không thể thoái thác được. Lại thêm một cử chỉ thiêng liêng là “lạy”. Thuở đời chị lại lạy sống em bao giờ! Mà chỉ để trao duyên. Mối tình với chàng Kim sâu nặng biết chừng nào, thiêng liêng biết chừng nào! Trong nước mắt, giữa đêm khuya, Thúy Kiều đã kể lể sự tình cho cô em nghe:
“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”
Thúy Kiều đã kể nhanh những sự kiện mà Thúy Vân cũng đã chứng kiến. Chuyện gặp chàng Kim trong buổi chiều thanh minh. Chuyện kể nguyền hẹn ước với Kim Trọng. Chuyện sóng gió của gia đình. Nhưng có một chi tiết mà đối với cái trí bình thường của Thúy Vân không bao giờ biết được:
“Hiếu tình khôn dễ hai bề vẹn hai”
Qua lời Thúy Kiều, Nguyễn Du đay nghiến cả một xã hội. Hiếu – tình là hai giá trị tinh thần không thể đặt lên bàn cân được. Một xã hội bắt con người phải lựa chọn những giá trị không thể lựa chọn được thì xã hội đấy là một xã hội tàn bạo. Thúy Kiều đã cay đắng lựa chọn chữ “hiếu”. Mà chỉ có ba điều tồn tại: “Đức tin, hi vọng và tình yêu, tình yêu vĩ đại hơn cả”. Nghe một lời trong Kinh Thánh như vậy, chúng ta càng thấm thía với nỗi đau của nàng Kiều.
Cho nên hy sinh chữ tình, nàng Kiều coi như không tồn tại trên cõi đời này nữa. Mỗi lời của nàng không phải là nước mắt mà là máu đang rỉ ra trong lòng.
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”
Hai chị em đều “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” vậy mà nàng nói “ngày xuân em hãy còn dài” đau đớn biết chừng nào! Lời lẽ thiêng liêng của nàng là vì lo cho Kim Trọng, mong sao cho chàng Kim có hạnh phúc trong tan vỡ. Trong đau khổ tuyệt vọng, nàng còn biết lo cho hạnh phúc của người khác. Thật là một cô gái có đức hi sinh lớn lao.
Biết là em thuận lòng, nàng trao cho em những kỷ vật giữa nàng và chàng Kim:
“Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung”
Tình cảm dẫu sao vẫn còn trừu tượng, chứ kỷ vật của tình yêu thì cứ hiển nhiên hiện ra đó, cho nên Thúy Kiều trao “chiếc thoa với bức tờ mây” cho em thì nàng cũng đau đớn đến tột độ. Mỗi lời của nàng nặng như chì, nàng trao duyên, trao cả những kỷ vật tình yêu cho em. Cái xã hội bắt con người phải chung cả cái không thể chung được thì có đáng ghét không, có đáng nguyền rủa không? Đấy chính là lời tố cáo vọng đến thấu trời của Nguyễn Du đối với xã hội đã chà đạp lên hạnh phúc của con người.
Thúy Kiều trao duyên là coi như mình đã khuất. Nàng dặn em giữ gìn kỷ vật và còn dặn em hãy thương lấy linh hồn vật vờ đau khổ của chị trên cõi đời đen bạc này:
“Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tờ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.”
Thúy Kiều tưởng tượng nàng chỉ còn là bóng ma. Lời lẽ huyền hồ. Bóng ma nàng sẽ hiện lên trong hương trầm và âm nhạc. Hồn ma còn mang nặng lời thề với Kim Trọng, cho nên dẫu “thịt nát xương mòn” thì hồn nàng vẫn còn quanh quẩn với “ngọn cỏ lá cây”, với “hiu hiu gió…” Tình của người bạc mệnh vẫn còn làm chấn động cả vũ trụ.
Đau đớn tột cùng trước sự đổ vỡ của tình yêu, nàng quên rằng trước mặt mình là Thúy Vân mà than khóc với Kim Trọng:
“Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.”
Mỗi lời của nàng là một lời vận vào. Trước nỗi đau đớn xót xa này, nàng chỉ trách mình là “phận bạc”, là “hoa trôi”, những hình ảnh đó làm động lòng thương đến hết thảy chúng ta. Đối với Kim Trọng, nàng còn mặc cảm tội lỗi là chính nàng đã “phụ chàng”. Chính tâm lý mặc cảm tội lỗi cao thượng đó khiến nàng chết ngất trong tiếng kêu thương thấu trời:
“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Đoạn “Trao duyên” trong “Truyện Kiều” là một khúc “đoạn trường” trong thiên “Đoạn trường tân thanh”. Với con mắt tinh đời, Nguyễn Du đã phát hiện thấy trong truyện của Thanh Tâm Tải Nhân là một tình tiết rất cảm động và bằng nghệ thuật tuyệt vời, ông đã dựng lại đoạn “Trao duyên” hết sức sâu sắc và độc đáo. Tác giả đã đối lập hai tính cách của hai chị em một cách tài tình: con người của đời thường và con người của phi thường. Trong sự kiện “sóng gió bất kì” này, Thúy Vân vô tư, hồn nhiên (cũng đừng vội chê trách Thúy Vân. Nhân vật này còn là một kho bí mật trong công trình nghệ thuật kiệt tác của Nguyễn Du mà chúng ta chưa kịp bàn ở đây), còn Thúy Kiều thì lại càng đau đớn hơn.
Nguyễn Du đã dụng công miêu tả tâm lý, sự vận động nội tâm nhân vật, cũng có thể nói Nguyễn Du đã đạt đến phép biện chứng của tâm hồn. Chỉ qua đoạn “trao duyên”, chúng ta cũng cảm nhận được Thúy Kiều là một cô gái giàu tình cảm, giàu đức hi sinh, có ý thức về tình yêu và cuộc sống. Một nhân cách như vậy mà vừa chớm bước vào đời như một bông hoa mới nở đã bị sóng gió dập vùi tan tác. Nói như Mộng Liên Đường Chủ nhân là khúc đoạn trường này như có máu rỏ trên đầu ngọn bút của Nguyễn Du, như có nước mắt của thi nhân thấm qua trang giấy. Hơn hai trăm năm rồi, những giọt nước mắt nhân tình ấy vẫn chưa ráo?(st)\
 
M

mecuacon1

1. Khái quát

- Nhìn chung về nghệ thuật miêu tả tâm trạng:

+ Thơ tự sự kể lại các sự vật, sự kiện khách quan, Vd: “Lục Vân Tiên”, bài ca dao “Mười cái trứng”. Trái lại, thơ trữ tình chủ yếu miêu tả diễn biến nội tâm của con người. “Chinh phụ ngâm” là tác phẩm thơ trữ tình. Dù có kể sự vật, sự việc gì thì tác phẩm cũng để nói lên tâm trạng con người. Vd:

“ Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại châu chan.”

Hai câu thơ không chỉ tả việc đốt hương, soi gương mà muốn bộc lộ nội tâm của người chinh phụ. Từ “gượng” điệp lại hai lần diễn tả sự miễn cưỡng, chán chường. Bởi vì trí óc nàng đang còn “mê mải” đâu đó, tâm hồn nàng đang buồn đau đến mức “lệ châu chan”.

+ Nội tâm con người là điều vô hình, người khác không thể nghe hay nhìn thấy được. Nhiệm vụ của nhà văn là tả sao cho cái vô hình đó hiện hữu, có thể cảm nhận được. Đó là nghệ thuật miêu tả tâm trạng và “Chinh phụ ngâm” đã rất thành công trong nghệ thuật này

-Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 2 tác phẩm, từ câu 193 tới 228, nói lên nỗi cô đơn của người chinh phụ trong thời gian không có tin tức của người chồng.

-Bố cục: 3 phần

+16 câu đầu: nỗi cô đơn của người chinh phụ trong cảnh một mình một bóng

+8 câu tiếp: nỗi nhớ thương chồng ở phương xa khiến lòng nàng càng thêm ảm đạm.

2.Đọc hiểu

2.1. 16 câu đầu: Những ngày tháng cô đơn

a. 8 câu đầu (1 – 8)

- Tả tâm trạng qua hành động: người chinh phụ đi ra đi vào, cuốn lên buông xuống tấm rèm nhiều lần: “Dạo hiên vắng...đòi phen.”. Đó là hành động lặp đi lặp lại, không có mục đích rõ ràng, thể hiện tâm trạng nặng nề, tù túng, nóng ruột.

- Tả tâm trạng qua ngoại cảnh: chim thước là vật báo tin may; đèn là vật tả nỗi cô đơn, thường được dùng trong ca dao và thơ cổ, Vd: “Đèn thương nhớ ai /Mà đèn không tắt?”. Nó thể hiện sự mong ngóng tin tức của người chồng, mong có người chia sẻ nỗi cô đơn. Câu hỏi tu từ : hỏi “đèn” chính là mong muốn tha thiết có kẻ hiểu thấu tâm can mình.


- Trực tiếp thể hiện tâm trạng: người chinh phụ hỏi đèn nhưng rồi tự trả lời bằng 2 lần phủ định triệt để. Đèn không thể biết được tâm trạng nàng, dù có biết cũng không hiểu thấu được. Nó khẳng định một sự thực: nàng hoàn toàn cô đơn, không ai chia sẻ. Dường như không kìm nén được, nàng đã bộc lộ bằng những câu than vãn đau đớn. Từ “bi thiết” là một tính động từ nhấn mạnh nỗi buồn đau xen trộn của nàng. Ta cảm tưởng như ống kính máy quay đang kề sát chân dung người chinh phụ để chớp lấy cân cảnh sắc thái tâm trạng tinh vi. Đó là tâm trạng buồn rầu tới chẳng thiết nói năng: “Buồn...lời”. Câu thơ đã nêu lên quy luật tất yếu của nỗi buồn. Khi buồn tới độ cao trào, con người trở nên câm lặng trước mọi vật. Tới câu 8, ống kính lại đưa ra xa để bao quát căn phòng. Trong lòng người thì bão tố mà cảnh vật thì tĩnh mịnh đơn côi tới buồn bã! Sao nhìn cảnh ấy không thương cho được!

b. 8 câu tiếp (9 – 16)

- Thời điểm là đêm tối về sáng, chứng tỏ người chinh phụ đã thức cả đêm dài. Nàng như đang đếm thời gian nhưng càng chờ càng thấy dài: “Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.”. Tác giả đã dùng biện pháp so sánh kết hợp với từ láy để nhấn mạnh cảm thức về thời gian ở người chinh phụ. Tác giả so sánh với hình ảnh cụ thể để miêu tả độ dài, độ sâu vô tận của thời gian và nỗi sầu. Từ láy “đằng đẵng” mô tả độ nhích chậm chạp của thời gian. Nếu ở trên không gian bị trống vắng hoá thì ở dưới dải cao su thời gian lại bị kéo dãn ra vô tận không có điểm dừng. Từ láy “dằng dặc” đối với từ láy “đằng đẵng” ở trên cho ta thấy thêm một khía cạnh của tâm trạng, dường như không chỉ buồn chán mà còn tù túng, bế tắc. Câu thơ đã diễn tả đúng một quy luật của nỗi nhớ: càng nhớ thời gian càng như dài ra.

- Hành động: đốt hương, soi gương, gẩy đàn. Đó là những thú vui tao nhã nhưng nó không giúp nàng xua đi nỗi buồn “Hương gượng đốt...phím loan ngại chùng”. Từ “gượng” xuất hiện 3 lần nhấn mạnh sự miễn cưỡng, gượng gạo, chán chường của nàng. Tâm trạng của nàng không chỉ chán chường mà còn mang nỗi sợ: sợ chia lìa đôi lứa. Hai từ “kinh”, “sợ” xuất hiện trong một dòng thơ như một cơn sóng dữ ào lên rồi lênh láng trong lòng người chinh phụ.

2.2. 8 câu cuối (17 – 28)

- Dường như trong tâm trạng chán chường, người chinh phụ bắt gặp ngọn gió đông, trong nàng loé lên một nguồn hi vọng. Nàng van nài cả gió đông để gửi thương nhớ tới nơi chồng “Lòng này gửi gió đông...non Yên”. Câu hỏi ở đầu cùng việc sử dụng nhiều từ trang trọng: có tiện, nghìn vàng, xin thể hiện sự nhún mình, sự năn nỉ ngọn gió. Nhưng đó là mong ước phi thực tế, hi vọng loé lên rồi vụt tắt ngay. Chỉ có nỗi nhớ là hiện thực “Non Yên...đường lên bằng trời.”. Nỗi nhớ được cụ thể hoá bằng hình ảnh độc đáo: “đường lên bằng trời”. Tác giả còn dùng từ láy “thăm thẳm” chỉ độ sâu để miêu tả nỗi nhớ. Nó cho thấy nỗi nhớ sâu sắc, kéo dài đến mức đã lặn vào tâm hồn người chinh phụ. 4 câu thơ là sự hi vọng nhưng thất vọng nhanh chóng, là việc tìm cách liên lạc với người chinh phu song bất lực. Đọng lại là nỗi nhớ nhung, đau xót của người chinh phụ.

- Hình ảnh gợi ra không gian mênh mông, vô tận của chiến địa. “Non Yên” chính là hình ảnh tượng trưng cho nơi chiến trận, nó chẳng rõ là đâu, lại xa xôi, bất trắc. Đó còn là không gian buồn bã, lạnh lẽo bao trùm “Cảnh buồn người thiết tha lòng...Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.” Cái lạnh như ăn mòn mọi thứ. Qua biện pháp ẩn dụ cùng việc sử dụng các động từ mạnh, ta cảm thấy từ giọt sương, tiếng trùng đến mưa xuân cũng như ẩn tàng một sức mạnh ghê gớm. ở đây, thiên nhiên và con người đã soi chiếu vào nhau, cùng mang chung nỗi sầu. Đúng như Nguyễn Du đã nói: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu./Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.” Từ “thiết tha” được đảo lên trước từ lòng để nhấn mạnh tâm trạng người chinh phụ. Giờ đây, nỗi buồn đã chuyển thành nỗi đau trong lòng người chinh phụ.

- Lối thơ vắt dòng: “Ngoài rèm thước chẳng mách tin...Đèn có biết dường bằng chẳng biết.”; “Nghìn vàng xin gửi tới non Yên...Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu.”; “Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm...Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!”. Hình thức này làm những câu thơ có sự liên kết với nhau đồng thời góp phần diễn tả nỗi buồn triền miên, kéo dài lê thê không dứt.

-> Đó là trường tâm trạng thể hiện nhiều cung bậc: tù túng, cô đơn, buồn rầu, chán chường, kinh sợ,...Nó là hình ảnh điện tâm đồ trong trái tim người chinh phụ.

-> Giá trị nhân đạo: đồng cảm với khao khát hạnh phúc lứa đôi, gián tiếp lên án chiến tranh phi nghĩa.

III/Tổng kết

- ND: Qua trường tâm trạng của người chinh phụ, đoạn trích thể hiện sự đồng cảm với khao khát hạnh phúc lứa đôi và gián tiếp lên án chiến tranh phi nghĩa.

-NT: Tiêu biểu nhất là nghệ thuật miêu tả nội tâm con người.

“Cả khúc ngâm đọng lại thành mối sầu thiên cổ mà không nhàm chán vì sự diễn biến tinh vi, đa dạng của thế giới nội tâm nhân vật. Tiếng nói độc thoại của người chinh phụ hấp dẫn lòng người vì giá trị nhân văn cao cả được khắc hoạ bằng nghệ thuật cổ điển tuyệt vời.”(st)
 
R

remy2k14

Trên thực tế, ngoại trừ giới nghiên cứu chuyên sâu, bạn đọc thường không mấy ai chú ý đến nguyên tác Chinh phụ ngâm bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn - quê làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) mà chỉ biết tới bản diễn Nôm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748), người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hưng Yên).

Tương đồng với Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều trên phương diện khẳng định những giá trị nhân văn và phản ánh số phận người phụ nữ cũng như khả năng vận dụng nhuần nhuyễn thể loại ngâm khúc và thể thơ song thất lục bát, song bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm lại có phần giản lược những suy tưởng triết lý cao siêu và hướng nhiều hơn tới cuộc sống đời thường. Tâm tình người chinh phụ tiêu biểu cho nỗi nhớ mong chồng, khát khao cuộc sống gia đình bình dị và ước mong về một ngày đoàn tụ vợ chồng. Đặt trong tương quan chung, ước mơ của người chinh phụ cũng hiền hoà, dung dị, gần gũi hơn so với người cung nữ. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cho thấy rõ tâm trạng cô đơn của người vợ nhớ chồng ra trận và nghệ thuật miêu tả tâm trạng bậc thầy của hai tác giả Đặng - Đoàn, trong đó phải kể đến nghệ thuật diễn Nôm đặc biệt xuất sắc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.
Tâm trạng nổi bật trong đoạn trích gồm 36 câu thơ trong tổng số 408 câu của toàn tác phẩm là sự thể hiện nỗi đơn côi, trống vắng của người chinh phụ. Trước hết đó là sự ý thức về con người cá nhân chiếu ứng trong các quan hệ với cảnh vật và con người, đặt trong tương quan với thời gian và không gian. Nhân vật chủ thể trữ tình - người chinh phụ xuất hiện như có như không, vừa tỉnh thức trong từng bước đi, từng động tác buông thả tấm rèm nhưng liền đó lại quên tất thảy, thờ ơ với tất thảy:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Trong khổ thơ mở đầu (từ câu 1 - 16) có hai hình ảnh quan trọng được tô đậm, nhấn mạnh trở đi trở lại là tấm rèm và bóng đèn. Người chinh phụ "ngồi rèm thưa" mà trông ra ngoài ngóng đợi tin chồng nhưng chẳng thấy đâu. Cuộc sống nơi "trong rèm" chính là sự bó buộc, trói buộc trong một không gian chật hẹp, tù đọng. Câu thơ chuyển tiếp Trong rèm dường đã có đèn biết chăng càng tôn thêm vẻ vắng lặng, đơn côi, một mình chinh phụ đối diện với bóng mình, đối diện với người bạn vô tri vô giác Đèn có biết dường bằng chẳng biết và đi đến kết cuộc Hoa đèn kia với bóng người khá thương... Rõ ràng cuộc đời người chinh phụ hầu như đã mất hết sức sống, con người đã bị "vật hoá" tựa như tàn đèn cháy đỏ kết lại đầu sợi bấc, con người bây giờ chỉ còn là "bóng người" trống trải, vừa đối xứng vừa đồng dạng và là hiện thân của chính kiếp hoa đèn tàn lụi. Ngay đến cảnh vật và sự sống bên ngoài cũng nhuốm vẻ tang thương, vô cảm, chập chờn bất định, không dễ nắm bắt với những "gà eo óc gáy sương", "hoè phất phơ rủ bóng"... Bên cạnh đó, dòng thời gian tâm lý cũng chuyển hoá thành sự đợi chờ mòn mỏi, thời gian đầy ắp tâm trạng đơn côi nhưng không có sự sống, không sự kiện, không thấy đâu bóng dáng hoạt động của con người:
Khắc chờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Trong sự chờ đợi, người chinh phụ thấy một khoảng thời gian ngắn mà dài như cả năm trường, mối sầu trào dâng như biển lớn mênh mang. Những trạng từ "đằng đẵng", "dằng dặc" tạo nên âm điệu buồn thương, ngân xa như tiếng thở dài của người thiếu phụ đăm đắm chờ chồng. Rút cuộc, hình bóng người chinh phụ có xuất hiện trở lại thì trước sau vẫn là nỗi chán chường, buông xuôi, vui gượng "Hương gượng đốt", "Gương gượng soi", "Sắt cầm gượng gảy" mà không sao che đậy nổi một hiện thực bất như ý "hồn đà mê mải", "lệ lại châu chan" và "Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng"...
¾ đoạn thơ tiếp theo (câu 17 - 28) là sự phản ánh nỗi lòng chinh phụ khi nhớ về người chồng. Có điều, nếu hình ảnh người chồng hiện diện như một ý niệm xa mờ thì bản thân nỗi nhớ mong cũng chỉ như một ảo giác. Sự gặp gỡ là điều không thể bởi tin tức mịt mờ, bởi khoảng cách về không gian, về địa danh có tính phiếm chỉ, biểu tượng của miền "non Yên", "đường lên bằng trời", "xa vời khôn thấu"... Các từ "thăm thẳm", "đau đáu", "thiết tha" gợi nhớ gợi thương, day đi dứt lại trong tâm can người chinh phụ. Sắc thái nỗi nhớ tăng tiến, rộng mở từ những suy tưởng dõi theo người chồng nơi phương xa đến sự dồn nén cảm xúc thành nỗi xót xa, đắng cay nối dài bất tận:

- Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
- Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?", người chinh phụ có lúc thấy cảnh vật vô hồn, thê lương nhưng có khi lại cảm nhận cả khoảng không gian và cảnh vật như đang hối thúc, giục giã, đổi thay, không tìm thấy đâu sự hô ứng, đồng cảm giữa tình người với thiên nhiên:
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô.
Hình ảnh so sánh "sương như búa", "tuyết dường cưa" là sự cực tả những xao động của thế giới bên ngoài thông qua cách hình dung của chinh phụ, khi nàng bất chợt không còn chịu đựng nổi ngay cả vẻ bình dị đời thường và bột phát thành những ám ảnh dị thường. Đó là những tâm trạng khác biệt nhau cùng tồn tại trong một con người, sự phân thân trong cách cảm nhận về thiên nhiên, cuộc sống. Trong bản chất, chính tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã tạo nên những xung đột tình cảm khác biệt nhau và phổ vào thế giới tự nhiên tất cả những trái ngang, những thất vọng và cả niềm hy vọng mong manh, những giây lát yên tĩnh nhất thời và những cơn bão lòng dường như không thể nguôi khuây.
Bước vào đoạn cuối (câu 29 - 36), người chinh phụ vươn tới không gian thoáng rộng hơn với những hàng hiên, ngọn gió, bóng hoa, ánh trăng nhưng đó cũng chỉ là thiên nhiên lạnh lùng, thiếu hẳn niềm tin và hơi thở ấm áp của sự sống. Cảnh vật như tách khỏi con người và không thấy đâu hoạt động của con người. Tất cả chỉ đơn thuần là cảnh vật và vì thế càng tôn thêm vẻ lạnh lùng, đối lập với tâm tư con người và hình ảnh nhân vật chinh phụ đang khuất lấp, ẩn chìm đâu đó:

Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt gặp hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!
Đến hai câu thơ cuối bắt đầu hé mở tâm trạng so sánh. Người chinh phụ nhìn cảnh hoa nguyệt mà trạnh lòng bâng khuâng xót xa cho thân phận mình, tủi phận mình lẻ loi trước cảnh nguyệt hoa. Từ đây có thể nói tới những dự cảm về ý thức cá nhân của người chinh phụ và xa gần liên hệ tới quyền sống, quyền hưởng niềm vui, hạnh phúc lứa đôi giữa chốn nhân gian.
Trên phương diện nghệ thuật, thể thơ song thất lục bát với sự kết hợp hai câu thơ bảy chữ kiểu Đường thi hàm súc, trang nhã, đăng đối và câu thơ lục bát truyền thống giàu âm điệu, gợi cảnh gợi tình đã tạo nên nhịp thơ buồn thương man mác, nối dài không dứt. Quan sát kỹ có thể thấy từng bốn câu thơ đi liền nhau tạo thành một tiết đoạn, trong đó hai câu thất ngôn đóng vai trò khơi dẫn ý tứ, hai câu lục bát tiếp theo hướng tới luận bình, khai triển, mở rộng. Cứ như thế, các ý thơ, khổ thơ tiếp tục luân chuyển, nối tiếp nhau như những ngọn sóng cảm xúc đang trào dâng. Ngay trong từng câu thơ cũng xuất hiện những tiểu đối tạo nên tính chất hô ứng, đăng đối, tạo ấn tượng và sự nhấn mạnh:

- Dây uyên kinh đứt/ phím loan ngại chùng
- Cành cây sương đượm/ tiếng trùng mưa phun
- Sâu tường kêu vắng/ chuông chùa nện khơi
Thêm nữa, tác phẩm diễn Nôm bên cạnh việc giữ lại và Việt hoá được cả hệ thống điển tích và từ Hán Việt (non Yên, sắt cầm, dây uyên, phím loan, gió đông...) thì nhiều ý tứ trong nguyên tác đã được chuyển dịch, nâng cấp thành lời thơ thật sự giàu chất thơ. Chẳng hạn, với câu Sầu tự hải - Khắc như niên (nguyên ý nghĩa chỉ là Sầu tựa biển - Khắc như năm) đã được chuyển dịch thành câu thơ mang sắc thái nội tâm hoá, giàu cảm xúc, khơi gợi âm điệu cảm thương:
Khắc chờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Đoạn trích nói về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cũng như toàn bộ tác phẩm Chinh phụ ngâm là tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương người chồng chinh chiến phương xa. Tình cảnh lẻ loi đó được chiếu ứng trong sự cảm nhận về thời gian đợi chờ đằng đẵng, không gian trống vắng vây bủa bốn bề và cuộc sống hoá thành vô vị, mất hết sinh khí. Trên tất cả là tâm trạng cô đơn và sự ý thức về thảm trạng mất đi niềm tin, đánh mất niềm vui sống và mối liên hệ gắn bó với cuộc đời rộng lớn. Trạng thái tình cảm đó một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận và hệ quả tiếp theo là bao nhiêu số phận chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác xác nhận nhu cầu nói lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này. Không có gì khác hơn, đó chính là khả năng mở rộng diện đề tài, khai thác sâu sắc hơn thế giới tâm hồn con người, xác định nguồn cảm xúc tươi mới và khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong tiến trình phát triển chung của nền văn học dân tộc.

Nguồn: Sưu tầm

cái này là Phân Tích đơn thuần ạ :( k phải là phân tích nghệ thuật
 
R

remy2k14

1. Khái quát

- Nhìn chung về nghệ thuật miêu tả tâm trạng:

+ Thơ tự sự kể lại các sự vật, sự kiện khách quan, Vd: “Lục Vân Tiên”, bài ca dao “Mười cái trứng”. Trái lại, thơ trữ tình chủ yếu miêu tả diễn biến nội tâm của con người. “Chinh phụ ngâm” là tác phẩm thơ trữ tình. Dù có kể sự vật, sự việc gì thì tác phẩm cũng để nói lên tâm trạng con người. Vd:

“ Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại châu chan.”

Hai câu thơ không chỉ tả việc đốt hương, soi gương mà muốn bộc lộ nội tâm của người chinh phụ. Từ “gượng” điệp lại hai lần diễn tả sự miễn cưỡng, chán chường. Bởi vì trí óc nàng đang còn “mê mải” đâu đó, tâm hồn nàng đang buồn đau đến mức “lệ châu chan”.

+ Nội tâm con người là điều vô hình, người khác không thể nghe hay nhìn thấy được. Nhiệm vụ của nhà văn là tả sao cho cái vô hình đó hiện hữu, có thể cảm nhận được. Đó là nghệ thuật miêu tả tâm trạng và “Chinh phụ ngâm” đã rất thành công trong nghệ thuật này

-Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 2 tác phẩm, từ câu 193 tới 228, nói lên nỗi cô đơn của người chinh phụ trong thời gian không có tin tức của người chồng.

-Bố cục: 3 phần

+16 câu đầu: nỗi cô đơn của người chinh phụ trong cảnh một mình một bóng

+8 câu tiếp: nỗi nhớ thương chồng ở phương xa khiến lòng nàng càng thêm ảm đạm.

2.Đọc hiểu

2.1. 16 câu đầu: Những ngày tháng cô đơn

a. 8 câu đầu (1 – 8)

- Tả tâm trạng qua hành động: người chinh phụ đi ra đi vào, cuốn lên buông xuống tấm rèm nhiều lần: “Dạo hiên vắng...đòi phen.”. Đó là hành động lặp đi lặp lại, không có mục đích rõ ràng, thể hiện tâm trạng nặng nề, tù túng, nóng ruột.

- Tả tâm trạng qua ngoại cảnh: chim thước là vật báo tin may; đèn là vật tả nỗi cô đơn, thường được dùng trong ca dao và thơ cổ, Vd: “Đèn thương nhớ ai /Mà đèn không tắt?”. Nó thể hiện sự mong ngóng tin tức của người chồng, mong có người chia sẻ nỗi cô đơn. Câu hỏi tu từ : hỏi “đèn” chính là mong muốn tha thiết có kẻ hiểu thấu tâm can mình.


- Trực tiếp thể hiện tâm trạng: người chinh phụ hỏi đèn nhưng rồi tự trả lời bằng 2 lần phủ định triệt để. Đèn không thể biết được tâm trạng nàng, dù có biết cũng không hiểu thấu được. Nó khẳng định một sự thực: nàng hoàn toàn cô đơn, không ai chia sẻ. Dường như không kìm nén được, nàng đã bộc lộ bằng những câu than vãn đau đớn. Từ “bi thiết” là một tính động từ nhấn mạnh nỗi buồn đau xen trộn của nàng. Ta cảm tưởng như ống kính máy quay đang kề sát chân dung người chinh phụ để chớp lấy cân cảnh sắc thái tâm trạng tinh vi. Đó là tâm trạng buồn rầu tới chẳng thiết nói năng: “Buồn...lời”. Câu thơ đã nêu lên quy luật tất yếu của nỗi buồn. Khi buồn tới độ cao trào, con người trở nên câm lặng trước mọi vật. Tới câu 8, ống kính lại đưa ra xa để bao quát căn phòng. Trong lòng người thì bão tố mà cảnh vật thì tĩnh mịnh đơn côi tới buồn bã! Sao nhìn cảnh ấy không thương cho được!

b. 8 câu tiếp (9 – 16)

- Thời điểm là đêm tối về sáng, chứng tỏ người chinh phụ đã thức cả đêm dài. Nàng như đang đếm thời gian nhưng càng chờ càng thấy dài: “Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.”. Tác giả đã dùng biện pháp so sánh kết hợp với từ láy để nhấn mạnh cảm thức về thời gian ở người chinh phụ. Tác giả so sánh với hình ảnh cụ thể để miêu tả độ dài, độ sâu vô tận của thời gian và nỗi sầu. Từ láy “đằng đẵng” mô tả độ nhích chậm chạp của thời gian. Nếu ở trên không gian bị trống vắng hoá thì ở dưới dải cao su thời gian lại bị kéo dãn ra vô tận không có điểm dừng. Từ láy “dằng dặc” đối với từ láy “đằng đẵng” ở trên cho ta thấy thêm một khía cạnh của tâm trạng, dường như không chỉ buồn chán mà còn tù túng, bế tắc. Câu thơ đã diễn tả đúng một quy luật của nỗi nhớ: càng nhớ thời gian càng như dài ra.

- Hành động: đốt hương, soi gương, gẩy đàn. Đó là những thú vui tao nhã nhưng nó không giúp nàng xua đi nỗi buồn “Hương gượng đốt...phím loan ngại chùng”. Từ “gượng” xuất hiện 3 lần nhấn mạnh sự miễn cưỡng, gượng gạo, chán chường của nàng. Tâm trạng của nàng không chỉ chán chường mà còn mang nỗi sợ: sợ chia lìa đôi lứa. Hai từ “kinh”, “sợ” xuất hiện trong một dòng thơ như một cơn sóng dữ ào lên rồi lênh láng trong lòng người chinh phụ.

2.2. 8 câu cuối (17 – 28)

- Dường như trong tâm trạng chán chường, người chinh phụ bắt gặp ngọn gió đông, trong nàng loé lên một nguồn hi vọng. Nàng van nài cả gió đông để gửi thương nhớ tới nơi chồng “Lòng này gửi gió đông...non Yên”. Câu hỏi ở đầu cùng việc sử dụng nhiều từ trang trọng: có tiện, nghìn vàng, xin thể hiện sự nhún mình, sự năn nỉ ngọn gió. Nhưng đó là mong ước phi thực tế, hi vọng loé lên rồi vụt tắt ngay. Chỉ có nỗi nhớ là hiện thực “Non Yên...đường lên bằng trời.”. Nỗi nhớ được cụ thể hoá bằng hình ảnh độc đáo: “đường lên bằng trời”. Tác giả còn dùng từ láy “thăm thẳm” chỉ độ sâu để miêu tả nỗi nhớ. Nó cho thấy nỗi nhớ sâu sắc, kéo dài đến mức đã lặn vào tâm hồn người chinh phụ. 4 câu thơ là sự hi vọng nhưng thất vọng nhanh chóng, là việc tìm cách liên lạc với người chinh phu song bất lực. Đọng lại là nỗi nhớ nhung, đau xót của người chinh phụ.

- Hình ảnh gợi ra không gian mênh mông, vô tận của chiến địa. “Non Yên” chính là hình ảnh tượng trưng cho nơi chiến trận, nó chẳng rõ là đâu, lại xa xôi, bất trắc. Đó còn là không gian buồn bã, lạnh lẽo bao trùm “Cảnh buồn người thiết tha lòng...Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.” Cái lạnh như ăn mòn mọi thứ. Qua biện pháp ẩn dụ cùng việc sử dụng các động từ mạnh, ta cảm thấy từ giọt sương, tiếng trùng đến mưa xuân cũng như ẩn tàng một sức mạnh ghê gớm. ở đây, thiên nhiên và con người đã soi chiếu vào nhau, cùng mang chung nỗi sầu. Đúng như Nguyễn Du đã nói: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu./Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.” Từ “thiết tha” được đảo lên trước từ lòng để nhấn mạnh tâm trạng người chinh phụ. Giờ đây, nỗi buồn đã chuyển thành nỗi đau trong lòng người chinh phụ.

- Lối thơ vắt dòng: “Ngoài rèm thước chẳng mách tin...Đèn có biết dường bằng chẳng biết.”; “Nghìn vàng xin gửi tới non Yên...Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu.”; “Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm...Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!”. Hình thức này làm những câu thơ có sự liên kết với nhau đồng thời góp phần diễn tả nỗi buồn triền miên, kéo dài lê thê không dứt.

-> Đó là trường tâm trạng thể hiện nhiều cung bậc: tù túng, cô đơn, buồn rầu, chán chường, kinh sợ,...Nó là hình ảnh điện tâm đồ trong trái tim người chinh phụ.

-> Giá trị nhân đạo: đồng cảm với khao khát hạnh phúc lứa đôi, gián tiếp lên án chiến tranh phi nghĩa.

III/Tổng kết

- ND: Qua trường tâm trạng của người chinh phụ, đoạn trích thể hiện sự đồng cảm với khao khát hạnh phúc lứa đôi và gián tiếp lên án chiến tranh phi nghĩa.

-NT: Tiêu biểu nhất là nghệ thuật miêu tả nội tâm con người.

“Cả khúc ngâm đọng lại thành mối sầu thiên cổ mà không nhàm chán vì sự diễn biến tinh vi, đa dạng của thế giới nội tâm nhân vật. Tiếng nói độc thoại của người chinh phụ hấp dẫn lòng người vì giá trị nhân văn cao cả được khắc hoạ bằng nghệ thuật cổ điển tuyệt vời.”(st)

Thánks bác bài viết rất ổn ạ :D :D ;) :D:D:D:)>-
 
Top Bottom