phân tích nghệ thuật(em cần gấp)

Y

yeuvanhoc_ziuri

phan tich' nghe thuat

sau loi` suy tu la` dieu^` tam^ niem^ cua Thanh Hai.Truoc het la loi` nguyen cau^` dc hoa' than^:"Ta lam` con chjm hot'...xao xuye^'n".con chim hot de goi mua` xuan ve`,dem den njem` vụ cho moi ng`.Mot canh` hoa de to diem cuoc song,lam` dep thjen nhjen song nui'. Một nốt trầm của bản hoà ca êm ai' dể lam` xao xuyến lòng ng`,cỗ vũ nhân dân.con chjm hot', mot nhanh` hoa,mot not tram.. la ba hjnh` anh an du tuong trung cho cai' dep,njem`vui, cho tai tri cua dat nuoc va` con ng` VN.:):):):p:p:p:cool::cool::cool:


>>>> Quinhmei: Lần sau post bài có dấu nhé em.
 
Last edited by a moderator:
H

hoanghahh

vậy mà là phân tích nghệ thuật đặc sắc sao? mọi người phân tích rõ giúp mình
 
T

thuyan9i

Hãy phân tích nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nhỏ nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời

Nghệ thuạt tiểu biẻu là ản dụ , điệp từ
Điệp từ "ta làm" nhấn mạnh được ước muốn tha thiết của tác giả tạo sự hài hòa cho câu thơ đồng thời khẳng mịnh được tam nguyện chân thành của thanh hải
NGhệ thuạt ẩn dụ"con chim" ,cành hoa tượng trưng cho những vật nhỏ bé ,đơn sơ trong cuộc đời này , nhưng ko chỉ có thế đau trong đầu bài thơ tác giả đã nhắc đến hình ảnh bong hoa,con chịm cuối bài nó lại được lặp lại ẩn dụ đặc sắc cho tâm nguyện tha thiết, chan thành của ông.Bông hoa,con chim ko còn là những vẻ đẹp của màu xuân nữa, đến lúc này nó tượng trưng cho ước muốn hóa than của thanh hải rôi.

Hic , chỉ vậy thui à:(:(
 
L

luvship

Hãy phân tích nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nhỏ nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời

điệp từ "ta làm " : nhấn mạnh được ước nguyện tha thết của tg tạo sự hài hòa cho câu thơ đồng thời khẳng định được sự chân thành của nhà thơ - mong muốn được cống hiến cho đất nước.
hình ảnh "con chim, cành hoa, nốt trầm" :
từ láy "xao xuyến" :
ẩn dụ "một mùa xuân nho nhỏ" :
mấy phần này mình lười làm quá, bn tự dùng lí lẽ của mình phân tích đi.
muốn cho bài văn được hay hơn bạn có thể thêm một bài thơ của tg khác như:
một con con nhỏ chẳng dệt nên mùa xuân
một bông lúa chín chẳng nên mùa vàng
một người đâu phải nhân gian
( Tố Hữu )
để khẳng định không chỉ tg nghĩ mình là nhỏ bé mà còn nhiều nhà văn, nhà thơ khác cũng nghĩ vậy
 
Q

quinhmei

>>> trả lời hoanghahh

Ý kiến của các bạn trên cũng khá đầy đủ, chị không muốn nhắc lại.
Nếu em cần thêm tài liệu để diễn ý thì có thể vào các topic bỏ hoang sau: (Những topic cũ và hẻo lánh của hocmai rất hay)

Bộ sưu tập""mùa xuân nho nhỏ"

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=41960
Mùa xuân ko hề nhỏ

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=40943

Ngoài ra đoạn văn dưới đây diễn ý cũng khá hay, nên học tập cái hành văn của người ta em nhé"

.....................
Niềm vinh dự tự hào như chất men say thôi thúc thơ ông cất lên tiếng hát:



“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến”


Người đọc bất ngờ bắt gặp một mùa xuân thi sĩ. Bằng điệp khúc “Ta làm”, “Ta nhập”… bài thơ đã tấu nên khúc ca chan chứa nhiệt huyết tình yêu cuộc sống và khát vọng dâng hiến mùa xuân cho cuộc đời và cho thi ca.

Nhà thơ – người nghệ sĩ ngôn từ đã nhận lấy trách nhiệm của mình với nhân dân đất nước : Làm một con chim hót trong muôn loài chim, làm một cành hoa trong rừng hoa muôn sắc. Làm “một nốt trầm” trong bản hoà ca muôn điệu. Làm “một mùa xuân nho nhỏ” trong mùa xuân rực rỡ và bất tận của đất trời.

Lời lẽ bình dị, nhẹ nhàng, khiêm tốn nhưng có sức khái quát cao về một lẽ sống chân chính, một quan điểm nhân văn về thơ ca và người nghệ sĩ.

Phải chăng “một nốt trầm” cũng có thể làm “xao xuyến” muôn lòng, khi người nghệ sĩ “từ chân trời của một người” đi đến và hoà nhập với “chân trời của nhiều người”, lặng lẽ hiến dâng những gì đẹp nhất, dù “nho nhỏ” của mình vào cuộc đời chung. Và nhà thơ đã kiên định một thái độ sống như vậy từ tuổi thanh xuân đến khi tóc bạc.
................​

Trích "Thanh Hải – Mùa xuân thi sĩ" - Lê Khánh Mai
Nguồn Tạp chí Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam,Số 2 năm 2008 - Bản của tác giả
 
T

thobiha

Mở bài Sông Hương, núi Ngự là những địa danh nổi tiếng của miền đất Huế thơ mộng và cũng là quê hương của nhà thơ Thanh Hải. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được ông sáng tác năm 1980 mang âm hưởng cùa vùng đất miền trung thương yêu này.
Thân bài : Ba khổ cuối của bài thơ đã thể hiện nguyện ước chân thành và thiết tha của nhà văn "lặng lẽ dâng cho đời" một mùa xuân nho nhỏ.
Tác giả đã có một ước nguyện thật chân thành và thiết tha. Vẫn là mùa xuân với chim hót, với một nhành hoa, một nốt nhạc- một nốt nhạc trầm xao xuyến lòng người, nhưng đã phô diễn được tâm trạng đắm say, yêu sự sống của nhà thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa.
Tác giả nguyện cầu được hoá thân thành "con chim hót" để gọi xuân về, làm một nhành hoa để tô điểm thêm cho cuộc sống này, làm một nốt nhạc trầm xao xuyến trong bản hoà ca của dân tộc. Những hình ảnh ẩn dụ thật đẹp, thật gần gũi nó tưọng trưng cho những gì đẹp nhất của đất nước và con người Việt Nam.
Với Thanh Hải việc hoá thân là sự dâng hiến, để phục vụ cho mục đích cao cả. Chỉ có thế thì bản hoà tấu của mùa xuân sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian. Và sự dâng hiến của Thanh Hải thật đầy đủ và trọn vẹn rồi.
Một mùa xuân nho nhỏ
......
Dù là khi tóc bạc.
Một lời tâm tình của tác giả thật thiết tha. Mỗi người hãy trở thành "một mùa xuân nho nhỏ" để góp phần làm nên mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc. Nếu có ý thức sống hết mình, yêu hết mình, lao động hết mình thì chắc rằng mùa xuân sẽ không có tuổi. Sống hết mình cho đất nước, hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước từ khi"hai mươi" đến khi"tóc bạc". Và Thanh Hải đã hiến dâng cuộc đời mình cho mùa xuân đất nước khi ông sáng tác bài thơ này trên giường bệnh, một tháng trước khi ông qua đời.
Ông đã sử dụng những điệp ngữ :ta làm", "ta nhập", "dù là tuổi", "dù là khi" đã làm cho lời thơ thêm sâu sắc và thật nhiều cảm xúc. Một giọng điệu thơ trữ tình và ấm áp tình đời.
Khổ thơ cuối là một tiếng hát yêu thương đối với miền đất Huế yêu thương:
Mùa xuân ta- xin hát
......
Nhịp phách tiền đất Huế.
Những câu Nam ai, Nam bình là làn điệu dân ca Huế nổi tiếng từ bao đời, cùng với tiếng gõ đều của nhịp phách tiền- một loại nhạc cụ dân tộc- đã tô điểm cho lời ca thêm ngân nga, sâu lắng gợi lên những cảm xúc tri ân, trữ tình trong lòng người đọc.
Mùa xuân là một mùa đẹp nhất và là một trong những đề tài thường được các nhà thơ, nhà văn đề cập đến. Và Thanh Hải lại một lần nữa đưa mùa xuân đến với bạn đọc với những niềm cảm xúc dâng trào. Với thể thơ năm chữ, ngôn ngữ trong sáng biểu cảm và hàm súc. Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ được vận dụng tài hoa, sắc sảo.
Những ước nguyện của Thanh Hải tuy giản đơn, bình dị nhưng đối với ông đó là những điều đẹp nhất mà ông muốn hiến dâng cho mùa xuân lớn của dân tộc.
Kết bài : Đối với Thanh Hải, "Một mùa xuân nho nhỏ" có ý nghĩa thật lớn lao. Nó góp phần làm cho mùa xuân đất nước thêm rộng hơn và mùa xuân ấy đã trở thành mùa xuân của lý tưởng và tiếng lòng cao cả của mình. Chúng ta hãy cùng góp chút sức mình làm nên một mùa xuân lớn của dân tộc, của đất nước như nhà thơ Thanh Hải đã làm để nước ta mãi mãi là những mùa xuân tươi đẹp
 
Top Bottom