phân tích nghể thuật của truyện kiều NGUYỄN DU

A

ankuter123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phân tích Nghệ thuật của Truyện Kiều

Trở lại điểm bắt đầu của Truyện Kiều là Kim Vân Kiều truyện. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân thuộc thể loại tiểu thuyết viết bằng văn xuôi bạch thoại của Trung Quốc. Đề tài của loại tiểu thuyết này là tài tử - giai nhân, thư sinh - kĩ nữ vốn đã thành truyền thống từ đời Đường, phát triển mạnh trong thời Minh, Thanh. Không chỉ khuôn sáo, công thức về mô típ truyện, riêng về mặt tư tưởng, đó là sự dung hoà giữa nhu cầu buông thả tình cảm kiểu thị dân với việc ngợi ca, khẳng định lễ giáo phong kiến. Ảnh hưởng đến Việt Nam trong đó có Truyện Kiều, những mệnh đề mang tính xung đột như "tài mệnh tương đố", "hồng nhan bạc mệnh" là lẽ đương nhiên. Song cái mới, cái sáng tạo của Nguyễn Du là trên các mặt sau đây.

Trước hết, từ một cuốn tiểu thuyết chương hồi (20 hồi) bằng văn xuôi của Trung Quốc, Nguyễn Du đã tái tạo thành một truyện thơ của Việt Nam. Nếu tác phẩm chương hồi lấy những đoạn , những hồi làm cấu trúc tương đối chỉnh thể, độc lập với nhau thì Truyện Kiều là một truyện thơ liền mạch. Nói đến sự "liền mạch" như thế không thể không nghĩ đến hai điều. Đó là sự nhào nặn, thêm bớt tình tiết trên cơ sở lấy nhân vật làm trung tâm, và đó còn là vai trò của người dẫn truyện. Vai trò này tác động bằng giọng điệu, dù là ở một vị thế khách quan nhưng không phải không ảnh hưởng tới người nghe, người đọc. Chính vì đứng về phía người nghe, người đọc mà nhà văn tạo được cho tác phẩm một góc độ thẩm mỹ riêng, một quan hệ mới, những yếu tố thi pháp văn xuôi hiện đại sau này.

Nói đến một tác phẩm tự sự, ngoài vai trò của người dẫn truyện, phải kể đến nhân vật - linh hồn của tác phẩm. Trong bước phát triển còn sơ khai của thể loại truyện Nôm thời kỳ này, vị trí của nhân vật thường bị đầy lùi xuống hàng thứ hai, thay vào đó là cốt truyện. Nhưng ở Truyện Kiều, điều đó không xảy ra. Đó là một tiến bộ đáng kể, một sáng tạo lớn của Nguyễn Du so với mặt bằng truyện Nôm Việt Nam và cả so với tác phẩm nguyên mẫu. Chính vì vậy mà đọc Truyện Kiều, người ta nhớ đến nhân vật hơn là nhớ đến cốt truyện. Kết quả đáng ghi nhận này là nhờ cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Cách xây dựng ấy nhờ vào vốn sống dồi dào của tác giả tạo nên cái nền chất liệu; lại dựa vào vốn học, dùng lối "điểm nhãn" để tinh lọc của cổ hoạ, cổ thi. Vì thế nhân vật dù là chính diện hay phản diện, chỉ bằng vài nét chấm phá đơn sơ đã trở thành một nguyên khối, một cá tính, một con người có thực : Tú Bà, Mã Giám Sinh - phường buôn thịt bán người vì lợi vì tiền mà đang tay vùi hoa dập liễu; Hoạn Thư đày đoạ Thuý Kiều không chỉ bởi vì ghen tuông; Hồ Tôn Hiến danh vị cao sang mà nhân tâm hèn hạ; Từ Hải là bậc anh hùng cái thế mà có lúc cũng dại dột, cả tin; Kim - Kiều đôi trai tài gái sắc tuy cuồng nhiệt say đắm nhưng thanh cao trong sạch; Thúc Sinh lép vế nhưng vẫn là một kẻ chung tình... Trong việc xây dựng nhân vật, Nguyễn Du kết hợp miêu tả ngoại hình với khắc họa nội tâm, tả cảnh với tả tình, đặt cảnh và tình trong những trường hợp cụ thể của nhân vật. Bao nhiêu lần Kiều đánh đàn mà không lần nào giống lần nào. Tiếng đàn ấy dành cho Kim Trọng hai lần trước sau cũng khác. Nỗi nhớ mẹ cha cũng thế. Vầng trăng trong tác phẩm trở đi trở lại, khi buồn khi vui : có khi là nhân chứng cho sự thề nguyền, lúc bầu bạn cho đỡ cô đơn, cũng có lần là "vầng trăng xẻ nửa". Vẫn là cánh én mùa xuân nhưng xào xạc buồn tẻ cũng có mà tươi tắn nên thơ cũng có...
Cùng với thành công về xây dựng nhân vật, Truyện Kiều của Nguyễn Du còn được viết ra với một phong cách ngôn ngữ bậc thầy. Ngôn ngữ đó đúng là đẹp, giản dị mà sang trọng, ngắn gọn mà dư ba, dân gian mà bác học. Ngòi bút của Nguyễn Du như con dao phân tích và mổ xẻ, như một sợi dây độc huyền ngân lên nhiều tâm trạng, nhiều giọng điệu. Nhân vật, tâm trạng dù khó tả đến đâu, nhà thơ vẫn truyền đưọc cái thần của nó. Ngay khi lược thuật diễn biến thời gian như từ cuối hạ đến xuân - một năm vần xoay chuyển động, khó ai viết được hai câu :


Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.


Mỗi mùa một khác. Cả cái khác nhau trong sự giống nhau. Đó là trường hợp Nguyễn Du dùng từ đồng âm khác nghĩa : "Phận rầu dầu vậy cũng dầu" hay "Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình". Việc học tập và sử dụng ca dao trong Truyện Kiều cũng là một gợi ý cho các nhà thơ. Ở đây, sự kế thừa và sáng tạo để nâng cao và tạo được một bản sắc riêng rất rõ. Từ câu ca dao "Ai đi muôn dặm non sông. Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy", Nguyễn Du cắt đi và nén lại. Áp suất ngôn từ vì thế mà tăng lên :


Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.


Nói cho thật đúng, sự sáng tạo này còn nhờ dựa vào kiến thức của thơ ca bác học. Hai nguồn học vấn này tạo nên sự đặc sắc của văn chương. Ấy là chưa nói ngôn ngữ ấy vừa là của bút pháp tự sự lại vừa là của bút pháp trữ tình, chưa nói đến thể thơ. Bởi vậy Truyện Kiều là một kiến trúc vừa đồ sộ, vừa tinh vi. Nó là khối toàn bích đa chiều.

Với một nghệ sĩ, văn chương bao giờ cũng là một sự kí thác. Càng là nhà thơ sinh ra trong hoàng hôn của một chế độ xã hội đang tàn, điều gửi gắm ấy càng lặn sâu vào chiều dọc, chiều ngang - những sợi chỉ dệt nên tác phẩm. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm lớn, vì vậy tâm sự tâm tình càng lớn. Cái lớn ấy phải chăng là những yêu thương, đau đớn, những khát vọng, băn khoăn mà sau này Tố Hữu nói gọn lại là nỗi niềm : "Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương". Tâm sự, nỗi niềm ấy là một bi kịch, nhưng nó cũng là một bản tình ca mà tình yêu của nhà thơ tạo nên giai điệu. Ngày nay chưa đến ba trăm năm, đọc lại Nguyễn Du, chúng ta hiểu một con người mà với con người ấy, đời và thơ là một, tư tưởng và nghệ thuật là một. Thành công của Truyện Kiều chính là ở đó : sự chân thực và tài hoa.
 
H

huongvit98tb

Gia tri truyen kieu:
*Gia tri noi dung:
a)Gia tri hien thuc:
-Ông phơi bầy bức tranh hiện thực về 1 xã hội bất công,tàn bạo.Ông lên án,tố cáo những thế lực xấu xa.
-Phản ánh xã hội bất công,số phận bất hạnh của một người phụ nữ trong xã hội phong kiến
b)Giá trị nhân đạo:
-Thương cảm số phận bi kịch của nhân vật
-Khẳng định đề cao giá tri tài năng,nhân phẩm,khát vọng về quyền sồng,tự do,công lí,tình yêu,hạnh phúc
*Giá trị nghệ thuật:
-Tác phẩm truyện kiều la sự kết tinh nghệ thuật văn học.Nghệ thuật xây dựng nhân vật theo phương pháp truyền thống văn học trrung đại
-Truyện đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật trong đoạn trích truyện ngày xuân,biện pháp ước lệ tượng trưng trog bài chị em Thuý kiều,lấy phong cảnh thiên nhiên khắc hoạ tính cách nhân vật.VD: Mã Giám Sinh,Tú Bà,Bạc Bà,Sở khanh.Đặc biệt Thuý Kiều được khái quát cụ thể,sinh động chân thực,phùu hợp với sự phát triển tâm lý,tính cách nhân vật.Kiệt tác truện kiều đã được lưu truyền rộng rãi trên toàn thế giới.
 
H

huongvit98tb

Giá tri truyện kiều

:)Gia tri truyện kiều:
*Gia tri noi dung:
a)Gia tri hien thuc:
-Ông phơi bầy bức tranh hiện thực về 1 xã hội bất công,tàn bạo.Ông lên án,tố cáo những thế lực xấu xa.
-Phản ánh xã hội bất công,số phận bất hạnh của một người phụ nữ trong xã hội phong kiến
b)Giá trị nhân đạo:
-Thương cảm số phận bi kịch của nhân vật
-Khẳng định đề cao giá tri tài năng,nhân phẩm,khát vọng về quyền sồng,tự do,công lí,tình yêu,hạnh phúc
*Giá trị nghệ thuật:
-Tác phẩm truyện kiều la sự kết tinh nghệ thuật văn học.Nghệ thuật xây dựng nhân vật theo phương pháp truyền thống văn học trrung đại
-Truyện đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật trong đoạn trích truyện ngày xuân,biện pháp ước lệ tượng trưng trong bài chị em Thuý kiều,lấy phong cảnh thiên nhiên khắc hoạ tính cách nhân vật . VD : Mã Giám Sinh,Tú Bà,Bạc Bà,Sở khanh.Đặc biệt Thuý Kiều được khái quát cụ thể,sinh động chân thực,phù hợp với sự phát triển tâm lý,tính cách nhân vật.Kiệt tác truyện kiều đã được lưu truyền rộng rãi trên toàn thế giới.
 
Top Bottom