Một vài gợi ý cho đề này của bạn
Trước tiên phải khẳng định đây là 1 bài thơ viết theo lối Đường thi, sử dụng những bút pháp của thơ cổ, vậy tinh thần thời đại sẽ ở đâu?
- "cánh chim", "chòm mây" -> "lấy động tả tĩnh, lấy điểm vẽ diện" -> 1 bút pháp của Đường thi.
+ Sự xuất hiện của hình ảnh thiên nhiên ngay từ đầu bài thơ gợi dáng dấp cổ điển trong thơ xưa.
+ Dẫn chứng: cánh chim, chòm mây xuất hiện trong thơ Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Lý Bạch, Thôi Hiệu...
+Ta bỗng nhận ra 1 nét chung trong tâm hồn, cốt cách các bậc "tiền phong đạo cốt" xưa và Bác: ung dung, thanh cao như muốn vượt lên cuộc sống tầm thường.
+Tuy nhiên vẫn mang tinh thần thời đại: Nếu như cánh chim trong thơ thi sĩ thời xưa gợi về xa xăm, phiêu bạt, bay vào vô tận rồi mất hút; thì trong thơ Bác cánh chim ấy lại tìm về cánh rừng để ngủ sau 1 ngày mệt mỏi, tìm về với nhịp sống vẫn tuần hoàn. Trong câu thơ thoáng buồn, nhưng ta đồng cảm với nỗi lòng của Bác... vaf càng nhận thấy Bác có 1 tinh thần thép (khác với cái tôi trữ tình tuyệt vọng trong thơ xưa nếu đặt tâm trạng Bác vào hoàn cảnh thực tế): dù đang bị lưu đày vẫn ung dung cảm nhận thiên nhiên -> điều này cũng phản ánh chất hiện đại trong thơ Người.
- Từ phông thiên nhiên trên kia, đột ngột 2 câu sau hiện ra 1 bức tranh sinh hoạt của con người:
"Sơn thôn...hồng"
+ Hình tượng trung tâm: người thiếu nữ trong LĐ mang nét đẹp tươi trẻ, khoẻ khắn, bình dị => điều này khác lạ với thơ xưa, vì thơ xưa thường lấy những hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp cao sang, quý phái, mẫu mực mang tính ước lệ tượng trưng. Bác đã đưa hình ảnh người LĐ vào trong thơ. --> hiện đại.
+ Ko 1 chút hoa mĩ, cầu kì nhưng ko hạ thấp giá trị thơ => Hình ảnh người con gái toả sáng trong từng động tác xay ngô => con người trở thành chủ thể (trong khi thơ xưa con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng trước thiên nhiên). => hiện đại.
+ Bứt tranh thiên nhiên hiu quạnh phía trên đã chuyển mình thành bức tranh sự sống => Sự gắn bó với cuộc sống và những con người LĐ bình dị của Bác => hiện đại.
+ Bút pháp: láy âm, vắt dòng (mới lạ so với cổ thi) -> vòng quay của cối xay ngô -> câu thơ có sự vận động: "ma bao túc/ bao túc ma" -> sự vận động tự nó đã toát lên sự sống qua nhịp điệu xay ngô. -> giàu chất tạo hình.
+ Khi vừa xay xong -> thì lò than rực hồng -> ko 1 chữ tối viết ra trong câu thơ ta vẫn nhận ra trời đang tối, bởi trời tối thì ánh sáng của lò than mới rực sáng ánh lửa hồng => Bút pháp lấy sáng tả tối của thơ xưa (vd: ngõ tối đêm sâu đóm lập loè của Nguyễn khuyến trong "thu ẩm"). Tuy nhiên trong thơ xưa ánh sáng trong bóng tối thể hiện sự leo lét, yếu ớt; còn ở đây, trong thơ Bác, ánh sáng lại là hội tụ, kết tinh sự sống của toàn bài khi trời vừa chọt tối, ánh sáng trở thành điểm nhấn, điểm nổi bật giữa bóng tối. => hiện đại (điều này cũng thể hiện sự hoà quyện giữa bút pháp cổ điển và hiện đại). => Và đây cũng chính là "thi nhãn" của toàn bài thơ.
Câu thơ trên thể hiện sự vận động trong thơ Bác (trong khi thơ xưa chỉ ghi nhận sự tĩnh tại, những điều đã sẵn có, là kết quả cuối cùng của 1 quá trình vận động nay đã dừng lại) -> tính hiện đại. Sự vận động từ tối -> sáng, lạnh lẽo -> ấm áp, buồn -> vui.
Ánh sáng hồng ấy bừng lên hắt vào làm tôn lên vẻ đẹp khoẻ khoắn của cô gái lao động. Ánh sáng làm dậy lên niềm yêu đời, lạc quan dù trong hoàn cảnh khốc liệt => tinh thần thép.
==> Dù bài thơ được viết theo thể Đường thi, với bút pháp cổ điển, nhưng ta vẫn nhận thấy trong đó có sự hoà quyện với tinh thần hiện đại rất rõ nét và tinh tế.
Chúc bạn làm bài tốt