Văn 8 Phân tích một số nội dung trong bài thơ Khi con thu hú

huong.nguyenthanh80@gmail.com

Học sinh
Thành viên
24 Tháng mười 2019
202
136
36
17
Hà Nội
THCS Cao Bá Quát
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho khổ thơ:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu..."
Câu hỏi:
a. Tại sao nhà thơ viết: "Ta nghe hè dậy bên lòng"? (chú ý đến động từ "nghe"). Em không biết, giúp em với.
b. Câu thơ thứ ba của đoạn thơ trên sử dụng cách ngắt nhịp đặc biệt như thế nào? Cách ngắt nhịp đó có giá trị nghệ thuật ra sao? (Câu thơ thứ 3 sử dụng nhịp 3/3, làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt, niềm khao khát tự do cháy bỏng) - Đúng ko ạ?
c. Mở đầu và kết thúc của bài thơ, tác giả đều nhắc đến tiếng chim tu hú. Đây là kiểu kết cấu gì? Nêu tác dụng. Em đã gặp kết cấu tương tụ trong văn bản nào? Ai là tác giả? ( Kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng, làm cho niềm khát khao trở nên mãnh liệt hơn.) Nhưng em ko biết văn bản có kết cấu tương tự và tác giả là ai ạ.
d. Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 8 -> 10 câu phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ trên để thấy rõ nỗi khát khao cháy bỏng của nhân vật trữ tình. Trong đoạn có sử dụng 1 câu ghép, 1 câu nghi vấn và chú thích rõ.
(Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu...
Bốn câu thơ lục bát thực sự là hai cảm thán trực tiếp bật ra từ tâm trạng ngột ngạt, uất ức đến không chịu nổi. Những cách ngắt nhịp bất thường kết hợp với những từ ngữ mạnh và những từ ngữ cảm thán đã làm nổi cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi nhà tù ngục để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài kia. Ngoài trời, con chim tu hú vẫn kêu, vẫn cứ gọi bầy, nghe càng thúc giục, người tù càng đau khổ thấm thía hơn. Và trong lòng, niềm khao khát tự do cũng lên tiếng gọi, thôi thúc người tù vượt thoát khỏi cảnh giam cầm để trở về với cuộc đời hoạt động sôi nổi, tự do. Bằng những vần thơ lục bát giản dị, thiết tha, 4 câu thơ đã thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cuộc sống tù đày.
Câu ghép: Ngoài trời, con chim tu hú vẫn kêu, vẫn cứ gọi bầy, nghe càng thúc giục, người tù càng đau khổ thấm thía hơn. ( giúp em phân tích thành phần câu này với ạ.)
Đoạn văn của em hiện tại không có câu nghi vấn, giúp em thêm 1 câu vào chỗ phù hợp ạ. Với cả hình như em viết đoạn văn thành tổng phân hợp thay quy nạp, sửa giúp em ạ. Em cảm ơn a.:meohong3
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Cho khổ thơ:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu..."
Câu hỏi:
a. Tại sao nhà thơ viết: "Ta nghe hè dậy bên lòng"? (chú ý đến động từ "nghe"). Em không biết, giúp em với.
b. Câu thơ thứ ba của đoạn thơ trên sử dụng cách ngắt nhịp đặc biệt như thế nào? Cách ngắt nhịp đó có giá trị nghệ thuật ra sao? (Câu thơ thứ 3 sử dụng nhịp 3/3, làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt, niềm khao khát tự do cháy bỏng) - Đúng ko ạ?
c. Mở đầu và kết thúc của bài thơ, tác giả đều nhắc đến tiếng chim tu hú. Đây là kiểu kết cấu gì? Nêu tác dụng. Em đã gặp kết cấu tương tụ trong văn bản nào? Ai là tác giả? ( Kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng, làm cho niềm khát khao trở nên mãnh liệt hơn.) Nhưng em ko biết văn bản có kết cấu tương tự và tác giả là ai ạ.
d. Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 8 -> 10 câu phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ trên để thấy rõ nỗi khát khao cháy bỏng của nhân vật trữ tình. Trong đoạn có sử dụng 1 câu ghép, 1 câu nghi vấn và chú thích rõ.
(Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu...
Bốn câu thơ lục bát thực sự là hai cảm thán trực tiếp bật ra từ tâm trạng ngột ngạt, uất ức đến không chịu nổi. Những cách ngắt nhịp bất thường kết hợp với những từ ngữ mạnh và những từ ngữ cảm thán đã làm nổi cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi nhà tù ngục để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài kia. Ngoài trời, con chim tu hú vẫn kêu, vẫn cứ gọi bầy, nghe càng thúc giục, người tù càng đau khổ thấm thía hơn. Và trong lòng, niềm khao khát tự do cũng lên tiếng gọi, thôi thúc người tù vượt thoát khỏi cảnh giam cầm để trở về với cuộc đời hoạt động sôi nổi, tự do. Bằng những vần thơ lục bát giản dị, thiết tha, 4 câu thơ đã thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cuộc sống tù đày.
Câu ghép: Ngoài trời, con chim tu hú vẫn kêu, vẫn cứ gọi bầy, nghe càng thúc giục, người tù càng đau khổ thấm thía hơn. ( giúp em phân tích thành phần câu này với ạ.)
Đoạn văn của em hiện tại không có câu nghi vấn, giúp em thêm 1 câu vào chỗ phù hợp ạ. Với cả hình như em viết đoạn văn thành tổng phân hợp thay quy nạp, sửa giúp em ạ. Em cảm ơn a.:meohong3
a. Nhà thơ Tố Hữu lúc bấy giờ đang bị nhốt trong ngục tù tăm tối nên tác giả không thể cảm nhận qua thị giác hay một giác quan nào khác ngoại trừ lắng nghe được âm thanh của tiếng chim tu hú, của mùa hè, sự sống, khát khao tự do đang nảy nở mãnh liệt trong tâm tưởng vị thi nhân/người chiến sĩ cách mạng.
b. Đúng rồi em có thể hiểu đó như một bức tường thành muốn phủ lấp niềm tin chiến đấu của người lính cách mạng, sự khao khát được cống hiến bị dồn nén chặt lại trong không gian tăm tối, u uất.
c. Bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên.
d. Câu ghép: Ngoài trời (TN) / con chim tu hú (CN) vẫn kêu, vẫn cứ gọi bầy, (VN) /nghe càng thúc giục, người tù (CN) / càng đau khổ thấm thía hơn (VN)
(In nghiêng là thành phần phụ chú, bổ sung thôi em nha)

Bốn câu thơ lục bát thực sự là hai cảm thán trực tiếp bật ra từ tâm trạng ngột ngạt, uất ức đến không chịu nổi. Những cách ngắt nhịp bất thường kết hợp với những từ ngữ mạnh và những từ ngữ cảm thán đã làm nổi cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi nhà tù ngục để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài kia. Ngoài trời, con chim tu hú vẫn kêu, vẫn cứ gọi bầy, nghe càng thúc giục, người tù càng đau khổ thấm thía hơn. Phải chăng niềm khao khát tự do cũng lên tiếng gọi?Phải chăng lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ đã thôi thúc người tù vượt thoát khỏi cảnh giam cầm để trở về với cuộc đời hoạt động sôi nổi, tự do? Bằng những vần thơ lục bát giản dị, thiết tha, 4 câu thơ đã thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cuộc sống tù đày.
 
Top Bottom