Văn 10 Quá trình phát triển của văn học Việt Nam

damdamty

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng năm 2017
1,909
1,637
291
Nghệ An
Trường Tâm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mn ơi có thể giúp em làm bài này được không ạ. Hiện tại em không nghĩ ra được gì hết
Phân tích, chứng minh các luận điểm sau:
- quá trình phát triển của văn học việt nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.
- nhìn tổng quát, văn học Việt Nam đã trải qua 3 thời kì lớn:
+ văn học từ thế kỉ 10 đến hết thế kỉ 19
+ văn học từ đầu thế kỉ 20 đến cmt8 năm 1945
+ văn học từ sau cmt8 năm 1945 đến hết thế kỉ 20
- những truyền thống lớn của văn học dân tộc như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo được hình thành, phát triển trong văn học trung đại đã được kế thừa, phát huy trong văn học hiện đại.
- tuy vậy, giữa văn học trung đại và văn học hiện đại cũng có một số khác biệt quan trọng
Giúp em với ạ :(((
 

Dương Hạ Chi

Học sinh
Thành viên
17 Tháng chín 2017
9
8
21
Cà Mau
THPT Thới Bình
-Quá trình phát triển của văn học việt nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước:
+Chính trị: Từ xa xưa, VN đã sớm có ý thức xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ. Trải qua biết bao cuộc chiến tranh và chiến thắng nhiều thế lực hung bạo. Phản ánh quá trình ấy chính là dòng văn học yêu nước phong phú và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Nhìn chung, lòng yêu nước được thể hiện qua tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền thống văn hóa, về quá trình dựng nước và giữ nước chói lọi những chiến công và đặc biệt là ý chí căm thù giặc, tinh thần dám hi sinh vì độc lập tự do của nước nhà. Những tác phẩm tiêu biểu về chủ đề này như: Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn Độc lập,v.v...
+Văn hóa: Văn học VN đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lí làm người. Các học thuyết như Nho, Phật, Lão-Trang và tư tưởng dân gian đều ảnh hướng sâu sắc tới quá trình này. Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, con người thường đề cao ý thức cộng đồng do đó nhân vật được xây dựng trong thời kì này có tinh thần hi sinh đến mức khắc kỉ. Trong hoàn cảnh khác, con người các nhân lại được đề cao. Tóm lại, hình mẫu nhân vật lí tưởng đều được xây dựng với những phẩm chất tốt đẹp.
+Xã hội: Mơ ước về một xã hội công bằng, nhìn thẳng vào thực tại và phê phán cái xấu. Trong văn học dân gian sẽ xuất hiện tiên, bụt,...; trong văn học trung đại có Vua Nghiêu- Thuấn; và văn học hiện đại nói về chủ nghĩa xã hội. Cảm hứng xã hội là tiền đề hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo.

- Những truyền thống lớn của văn học dân tộc như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo được hình thành, phát triển trong văn học trung đại đã được kế thừa, phát huy trong văn học hiện đại:
+Nhân vật của nhiều tác phẩm VHTĐ và VHHĐ không chỉ là nạn nhân đau khổ của xã hội mà còn là nngười biết đấu tranh cho tự do hạnh phúc của mình.
+Cả VHTĐ và VHHĐ đều phê phán thế lực chuyên quyền và cảm thông với người dân bị áp bức.
- Tuy vậy, giữa văn học trung đại và văn học hiện đại cũng có một số khác biệt quan trọng:
+VHHĐ đi theo khuynh hướng hiện thực và hòa nhậl với VHTG.

- Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam đã trải qua 3 thời kì lớn:
+ Văn học từ thế kỉ 10 đến hết thế kỉ 19: hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văm học vùng Đông Á, ĐN Á, có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực đặc biệt là TQ.
+ Văn học từ đầu thế kỉ 20 đến CMT8 năm 1945: đi theo khuynh hướng hiện thực và phát triển trong bối cảnh giao lưu văn hóa.
+ Văn học từ sau CMT8 năm 1945 đến hết thế kỉ 20: có điểm tương đồng với giai đoạn trước và phản ánh quá trình xây dựng CNXH.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom