Chào bạn,
Mình xin gợi ý phần dàn ý cho bài văn này , bạn tham khảo nha !
I. Mở bài:
-Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
II. Thân bài:
- Nêu hoàn cảnh sáng tác bài Sa hành đoản ca :
Qua những lần nhà thơ vào Huế dự thi , đi qua những tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị
-Phân tích:
LUẬN ĐIỂM 1. Hình ảnh bãi cát và người đi trên cát
- Hình ảnh bãi cát:
+ Tả thực:
-Điệp từ “bãi cát” + “lại, dài”
=> Gợi thiên nhiên mênh mông, rộng lớn và trải dài ; gợi lên hình ảnh những bãi cát nối tiếp nhau đến vô tận.
-> thiên nhiên đẹp nhưng dữ dội và khắc nghiệt
+Ý nghĩa: Hình ảnh bãi cát tượng trưng cho môi trường xã hội, con đường đời đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn
-Hình ảnh người đi trên cát :
+Tả thực: Thời gian+không gian :
_Thời gian: chiều tối, cuối ngày
_Không gian :những bãi cát mênh mông
-”đi một bước lùi một bước”
->gian nan, vất vả
_ “nước mắt rơi”
->tâm trạng chán nản, mệt mỏi, cô đơn, buồn
+Ý nghĩa:
Hình ảnh người đi trên cát: Tượng trưng cho con người buộc phải dấn thân trong cuộc đời để mưu cầu sự nghiệp, công danh cho bản thân, cho gia đình, dòng họ
=> Tiểu kết: Cảnh tượng một người đi trong không gian mù mịt, mênh mông, khó xác định được phương hướng.Lúc mặt trời đã lặn, con người đều tìm chốn nghỉ ngơi, người lữ khách vẫn mải miết trên con đường vất vả đến nỗi phải tuôn rơi nước mắt.
LUẬN ĐIỂM 2: Tâm trạng và suy nghĩ của lữ khách khi đi trên bãi cát
+Phép ngủ của tiên ông: trạng thái nghỉ ngơi, không quan tâm, xa lánh tục trần
-> Ông tự thấy mình vẫn vướng tục trần, vẫn phải theo đuổi con đường mình đã chọn
->Ông giận bản thân, giận mình đã tự hành hạ thân xác mình
=> Hai câu thơ là lời tự trách
Tự trách mình không học được phép ngủ- đó chính là sự thờ ơ trước cuộc đời, nhắm mắt trước bao cảnh trái tai gai mắt, bao cảnh lầm than của người dân do sự trì trệ bảo thủ của chế độ phong kiến mà nên. Lời tự trách mình này cũng toả sáng nhân cách CBQ, một trí thức lớn không biết ngủ, luôn tỉnh táo trước việc đời
Đồng thời còn trách mình đã thấy con đường công danh là mịt mờ rồi mà vẫn phải vẫn vả đeo đuổi nó
Nhà thơ tự đặt ra một lối thoát là trong cuộc đi vô tận đó, nếu người ta có thể ngủ được theo phép “thuỵ du” (giấc ngủ) của những ông tiên thì may ra mọi nỗi thống khổ mới chấm dứt. Dường như nhà thơ tự trách mình vì không có khả năng như người xưa, chán nản, mệt mỏi vì tự mình phải hành hạ thân xác mình trên con đường đeo đuổi công danh
+ “Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?”
+2 câu đầu: Diễn tả những người theo đuổi công danh phải vất vả ngược xuôi, bon chen vì danh lợi
→ Sự cám dỗ của danh lợi đối với con người. Vì công danh, lợi danh mà con người bôn tẩu ngược xuôi.Danh lợi cũng là thứ rượu thơm làm say lòng người.
+2 câu tiếp:
Nghệ thuật ẩn dụ : danh lợi hấp dẫn như thứ rượu ngon
Câu hỏi tu từ: -> Thực tế, người bị cuốn theo vòng danh lợi thì nhiều mà người tỉnh táo thì còn rất ít
-> Tác giả đang trách móc, giận dữ với những người đang theo đuổi công danh một cách vô nghĩa, cũng là sự thức tỉnh bản thân và lay tỉnh mọi người
=> 4 câu thơ, tác giả thể hiện những suy ngẫm của mình về DANH LỢI. Ông tỏ thái độ chán ghét, khinh bỉ về con đường danh lợi tầm thường, về sự vô nghĩa của lối học thuật, thi cử cuối nhà Nguyễn
+ "Bãi cát, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây?
Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng",
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?"
-3 câu đầu: Nỗi băn khoăn, lo lắng trên con đường danh lợi
+Câu cảm thán + câu hỏi -> gọi, hỏi cuộc đời trong sự tuyệt vọng và tự hỏi chính mình
+”Tính sao đây?” -> là sự băn khoăn lo lắng, không biết nên đi tiếp hay dừng lại
-4 câu tiếp:
Thực tế : đường bằng mờ mịt; đường ghê sợ thì nhiều ; đường cùng ( là đường không có lối thoát, bế tắc -> ý nghĩa biểu tượng → nỗi tuyệt vọng của tác giả. Ông bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng không biết phải làm gì. Ấp ủ khát vọng cao cả nhưng ông không tìm được con đường để thực hiện khát vọng đó. Hay đó là niềm khao khát thay đổi cuộc sống
- Hình ảnh thiên nhiên: phía bắc, phía nam đều đẹp nhưng đều khó khăn, hiểm trở.
Tác giả đã có sự lựa chọn: nên chăng là quay về ở ẩn, giữ riêng mình trong sạch , hoặc có thể là có những lựa chọn mới ở phía bắc núi bắc, phía nam núi nam nhưng ông cũng ý thức được những thử thách lớn khác đang đón chờ ở phía trước, một khi mình theo một sự lựa chọn mới, bởi không có gì yên bình ở phía bắc, cũng như ở phía nam. Núi muôn trùng, sóng muôn đợt đã giăng sẵn để đợi người
-Câu cuối:
“Anh đứng làm chi trên bãi cát?”
câu hỏi mệnh lệnh cho bản thân → phải thoát ra khỏi bãi cát danh lợi đầy nhọc nhằn chông gai mà vô nghĩa.
=> Hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai.
=> Tác giả đứng giữa bãi cát dài mênh mông mà không biết mình sẽ phải làm gì. Ông không muốn đi tiếp theo phường danh lợi vì đã chán ghét, khinh thường, không muốn hòa nhập với những con người tầm thường đó. Nhưng ông cũng không muốn lui về ở ẩn.
-> khát vọng, mong ước muốn tìm được con đường mới để đi
(Sau: ông tham gia cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương và tìm được con đường mới)
*Trong quá trình phân tích bạn có thể bình luận thêm :
Tại sao CBQ lại đeo đuổi mãi chuyện công danh?
Công danh là hai tiếng vô cùng quan trọng với các nhà nho thuở trước, vì họ quan niệm đã là thân nam nhi thì phải khẳng định được vị thế tồn tại của mình giữa cuộc đời, phải phấn đấu lập công và lập danh
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”
(Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão)
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
(Nguyễn Công Trứ”
“Chí làm trai Nam,Bắc,Đông,Tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể “
(Nguyễn Công Trứ)
...
III. Kết bài :Tổng kết nghệ thuật & nội dung
Hy vọng phần trả lời này sẽ giúp được bạn . Chúc bạn học tốt nhé!