Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, đoạn trích
- Nhân vật người cô đã để lại ấn tượng trong lòng người đọc, góp phần tạo nên thành công rực rỡ cho văn bản: hiện thân của cái ác, khiến tình máu mủ ruột thịt bị rạn nứt.
Thân bài:
1. Giới thiệu nhân vật:
- Cậu bé Hồng ngay từ nhỏ đã chịu nhiều khổ đau, cậu thiếu thốn tình cảm của những người thân từ nhỏ. Sống xa mẹ, cậu phải chịu bao nhiêu cay đắng tủi nhục, đặc biệt là sự hắt hủi của người thân bên nội.
- Dù đã lâu không có tin tức của mẹ nhưng Hồng vẫn không trách mẹ nửa lời, em vẫn dành niềm tin tha thiết và tình yêu mãnh liệt cho mẹ của mình.
- Chắc hẳn là một người phụ nữ, một người mẹ, bà cô phải hiểu hơn ai hết những thiệt thòi mà em phải chấp nhận. Vậy mà người đàn bà đó sẵn sàng giẫm đạp lên tình yêu thương của em dành cho mẹ, âm mưu cay độc trong từng lời nói.
2. Phân tích:
a. "Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với không?"
- Chẳng phải sự chia sẻ tình máu mủ mà là những ý nghĩ cay độc hiểm ác bên cạnh nét mặt cười rất kịch của bà cô.
- Bà ta gieo vào lòng trẻ thơ những suy nghĩ tiêu cực, khiến một đứa trẻ phải từ bỏ, ruồng rẫy tình mẫu tử.
b. "Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!"
- "Phát tài": Mẹ Hồng đã chịu nhiều đau khổ khi còn ở quê nhà, người chồng nghiện ngập mà chết, nợ nần túng quẫn nên bà phải tha hương cầu thực nơi đất khách quê người -> chà đạp lên tình yêu thương Hồng dành cho mẹ
c. "Vào mà bắt mợ mày may vá, sắm sửa quần áo, thăm em bé chứ"
- Những suy nghĩ độc đoán, tàn ác ngày một tăng
- Rắc vào suy nghĩ một cậu bé: Lẽ nào mẹ lại đổ đốn, chưa tang chồng, bỏ ngoài vỏ bọc khuôn phép mà đi tìm niềm vui mới? Bỏ mình lại bên cạnh người cô độc ác này? Mợ đã bỏ rơi mình thật vậy sao?
d. Một người họ nội thấy mẹ Hồng, bà ta lấy nón che đi.
- Sự tàn khốc trong lời nói đã đến đỉnh điểm, thứ gọi là "giọt máu đào" phải chăng chỉ là một điều giả dối? Những cảm xúc dồn nén tột cùng cứ thế vây quanh một đứa trẻ, đành câm lặng
Kết bài: Qua bức tranh của Nguyên Hồng vẽ nên bằng ngôn từ đặc sắc đã thể hiện hình ảnh người cô tàn ác, độc đoán, lên án xã hội phong kiến