Phân tích đồng chí ( khó phết =) )

K

kevin5236

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

P/tích cơ sở của tình đồng chí ở 7 câu đầu bài đồng chí
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
 
N

natsume1998

Trong 7 câu đầu bài thơ"đồng chí", Chính Hữu đã có những lí giải rất giản dị về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cụ Hồ thời kì đầu cuôc kháng chiến chống Pháp.
a) Bài thơ mở ra bằng lời tâm tình giữa 2 người bạn - 2 người nông dân cùng vào bộ đội:
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"​
\RightarrowHình ảnh "nước mặn đồng chua" gợi vùng đất trũng quanh năm lũ lụt khó cấy trồng, hình ảnh" đất cày lên sói đá" lại gợi về miền đất cao, khô cằn, khó trồng trọt. -> Muon thành ngữ dân gian để nói về làng quê là cách nói quen thuộc của những người vốn xuất thân từ nông dân -> ta thấy mỗi người mỗi quê khác nhau về địa giới nhưng chung nhau cái nghèo lam lũ. Có lẽ vì vậy nên những người lính dễ hiểu và thân nhau bằng tình cảm tương thân tương ái của những người nghèo.
- Tu những phương trời khác nhau, những người lính ấy đến bên nhau không phải bởi cái nghèo xô đẩy mà là để cùng đứng lên trong một đội ngũ chiến đấu, trong niềm tự hào gắn bó:
"Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau"​
\Rightarrow Tác giả không nói là hai mà là "đôi" vì hai là riêng còn đôi là hai mà một. Quê anh cùng làng tôi là đôi quê nhưng cùng Tổ quốc, "nuoc mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" là đôi hoàn cảnh cùng nghèo. Tôi với anh là đôi nhưng chung lòng yêu nước, chung lí tưởng chiến đấu thế nên có sự gắn kết trọn vẹn cả về lí trí và tình cảm mà hình ảnh "Súng bên súng đầu sát bên đầu/ Đêm đắp chung chăn thành đôi tri kỉ" đã thể hiện sự gắn kết bền vững của những người chiến sĩ. \Rightarrow Ý thơ chân trọng, lời thơ mộc mạc, giọng thơ tha thiết, hình ảnh thơ thân thương đầy ắp kỉ niệm và ấm áp tình đồng đội.
c) Cùng thống nhất trên con đường đến với cách mạng được giác ngộ bới lí tưởng của thời đại, những người lính nông dân đã thực sự đổi đời. Họ gọi nhau bằng 2 tiếng đầy tự hào "Đồng chí" - những người có cùng lí tưởng, chí hướng và chung nhiệm vụ. \Rightarrow Tình cảm mới mẻ này được xây dựng trên sự hiểu biết là tri kỉ với nhau nên thực sự thiêng liêng, bền vững. Hai từ "dong chí" được tách riêng 1 dòng thơ tạo kết thúc sâu lắng thể hiện cao trào của tác giả về tình đồng chí đồng đội mà ông đã tưng trải nghiệm.

Nếu bạn thấy hay thì tks nha...
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom