Bọn sai nha gây nên vụ án oan sai đối vơi gia đình Thúy Kiều, nàng buộc phải hy sinhmối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền đút lót cho bọn chúng để cứu cha vàem ra khỏi đòn tra khảo dã man. Việc bán mình thu xếp xong xuio6, kiều phảitrắng đêm suy nghĩ về thân phận và tình yêu của mình, và rồi nàng đã đưa ra mộtquyết định vô cùng khó khăn là nhờ em gái mình kết duyên với Kim Trọng:
“Cậy em…
…… thơmlây”.
Nếu nóiNguyễn Du là nghệ sĩ tài hoa bậc thầy về miêu tả tâm lý nhân vật thì đoạn tríchnày là đoạn thơ tiêu biểu nhất, thần tình nhất khiến cho các nhà phân tích,bình giảng trước nay không hết lời thán phục và ca ngợi. Mở đầu đoạn trích,Nguyễn Du đã viết:
“Cậy em em có chịu lời, “
Tại saolại là “cậy” mà không phải là “nhờ”? Vì từ “cậy” bao hàm cái ý hy vọng thathiết của một lời trối trăng, có ý nươngtựa gửi gắm, tin tưởng nơi quan hệ ruột thịt. Và chính âm “trắc” của từ đó đãgây nên một điểm nhấ lắng đọng cho câu thơ. Nếu dùng từ “nhờ” thì bấy nhiêunghĩa sẽ nhạt đi hết. Chị cậy em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Baonhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ “cậy” ấy! Nguyễn Du thậttài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Và thêm từ “chịu” nữa, “chịulời” chứ không phải là “nhận lời”, cách nói đó như một sự bắt buộc mà Kiều muốnem không được từ chối lời đề nghị của mình. Lời lẽ thắt buộc được lựa chọn thậtchính xác, chặt chẽ.
“Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa “
Cũng khôngphải chỉ nói mà là thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự"thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em như thế. Nguyễn Du thật tài tình,như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật.Cái yêu cầu em ngồi lên cho mình lạytrước, thưa sau cũng là một ý nài ép. Nhưng bây giờ lại dùng lễ nghi để ràngbuộc. Việc Kiều lạy Vân cho thấy sự việc phải lớn lao và hệ trọng đến nhườngnào. Vừa tình vừa lễ như vậy thì Vân chối sao đặng ?
Lời thưacủa kiều rất rõ ràng, vắn tắt và dứt khoát:.
Giữa đườngđứt gánh…
… mặc em.
Người xưaxem tình yêu là một nghĩa vụ, gánh nặng, cho nên nói “gánh tương tư”, gánhtương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây bỗng giữa đường đứt gánh,ai mà không đau khổ.. Hình ảnh thơ đã cho thấy rõ tình trạng bất lực của kiều(oops!!) Mọi việc đều phó thác cho em gánh lấy. Nỗi đau khổ vì không giữ trọnlời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em,phải giãi bày tất cả. “Mặc em”, phó mặc cho em đó, dở hay gì em cũng phải gánhvác cho chị. Câu nói này mang giọng điệu phó thác của người chị cho em nữa, nêncó một áp lực hết sức nặng nề. Bốn câu thơ đã nói hết mọi sự hy vọng, ủy thácvà nài ép của Kiều, Vân không được phép từ chối. Và Vân chẳng phải đã im lặngkhông nói một lời nào hay sao?
Nhờ cậyxong Kiều mới nói lý do:
“Kể từ khigặp chàng…
…
Vẹn hai?”
Nội dungthông báo rõ ràng, nhưng sự trùng điệp 3 lần của chữ “khi” đã nói lên sự thềước nhiều lần sâu nặng, không thể nuốt lời. Kiều kể lại kỷ niệm xưa, tâm trạngđưa đẩy, cảm xúc của nàng đan xen giữa việc trao duyên và tình yêu với KimTrọng, tâm trạng nàng đưa đẩy. Nào ngờ“Sự đâu sóng gió bất kỳ”, tai họa ập đến đột ngột, vô cớ, bi kịch tình yêu xảyra, Kiều phải đau đớn tìm ra sự lựa chọn giữa hai chữ “hiếu” và “tình”. Nỗi đaumột chữ “tình” nỗi thương hại ba lần chữ “hiếu”. Nàng nhắc lại việc mình đã lựachọn, nhưng vẫn phân vân: “Hiếu tình không lẽ hai bề vẹn hai”. Trăm ngàn tiếcnuối, đắng cay, nàng cố cầm lòng, nén lại tiếng khóc để bình tĩnh bắc một bàncân chập chờn hai phía. Em ơi, thân chị chỉ có một mà tình nghĩa đòi hai. Giữahai chữ ấy, chị đã nhận rồi, chữ “hiếu”,còn em, em giúp chị làm tròn chữ“tình”.
Từ đây,Kiều chuyển sang làm tỏ sự tình:
“Ngàyxuân…
… thịt nátxương mòn
… thơmlây.”
Càng vềcuối, Kiều càng cố thuyết phục em bằng tình cảm nhỏ nhẹ, bằng trách nhiệm lớnlao. Nàng dùng những lời nói, những hình ảnh thiêng liêng, cao cả khiến Vân,hay bất kỳ ai nghe cũng không thể từ chối: Tuổi trẻ của em còn dài, thương chịmà thay chị nối tình với chàng Kim, chị dẫu có chết cũng hả dạ. Nhưng thực lòngthì kiều xem như mình từ đây trở đi như đã chết rồi. Câu “Ngày xuân em hãy còndài” cũng có nghĩa là ngày xuân của chị đã hết rồi, chị chỉ còn có thể “thịtnát xương mòn” mà “ngậm cười chín suối” mà thôi.
Lời traoduyên như một lời trăn trối, vĩnh biệt. Trước lời trao là tình của mình, su lờitrao là mình đã trắng tay. Trước khi trao mình là người còn sống, sau khi traomình như đã chết rồi. Trước khi trao, Kiều sống với hiện tại, khi trao xong thìvừa hiện tại, vừa quá khứ, nhưng tương lai lại là hư vô. Đoạn thơ là nỗi lòngđau đớn tan nát thê lương của nàng Kiều. Con chim sắp chết thì tiếng kêuthương. Mối tình sắp mất thì lời thê thảm. Đây đúng là đoạn thơ lâm li nhâttrong cả Truyện Kiều.