1/ Nội dung :
Khẳng định ý nghĩa tích cực của tâm trạng nhân vật trữ tình trong khổ thơ và trong bài thơ Tràng giang. Nó gợi cho ta những rung cảm trong sáng trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Sự kết hợp hãi hòa giữa màu sắc cổ điển và màu sắc hiện đại, hiện tượng "bình cũ rượu mới” thú vị qua khổ thơ.
2/
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cảnh nhỏ bóng chiều sa
"Thiên nhiên, tạo vật buồn nhưng đôi lúc bộc lộ vẻ đẹp kì vĩ, lạ lùng", đó là lời tự bình của tác giả về hai câu thơ này. Thật vậy, không gì vui và rạo rực bằng lúc bình minh, nhưng cũng không gì buồn tan tác bằng buổi ngày tàn, khi "bóng chiều sa". Nhưng chính lúc ấy, trong thơ Huy Cận, nơi "Tràng Giang" lại rạng lên vẻ đẹp tráng lệ với "lớp lớp" những tầng mây hợp thành "núi mây" khổng lồ được những vạt nắng chiếu rọi thành "núi bạc". Đó là cảnh thực, song cung là một hình ảnh nghệ thuật đẹp tuyệt diệu.
3/
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Những suy tưởng miên man giữa những ám ảnh khiến nhà thơ một lần nữa phải mượn người xưa mà chuyển tải bức thông điệp của lòng mình. Con nước tràng giang dợn dợn nỗi buồn, hay lòng quê “dợn dợn” khiến tâm tư con người khôn nguôi niềm tưởng vọng? Nhà thơ sử dụng một điệp từ “dợn dợn” đã hòa điệu giữa ngoại cảnh và tâm tư trong một cảm giác miên man gửi vào sóng nước. Câu thơ gợi một hình dung về tư thế con người bất động trước thiên nhiên rộng lớn, gửi ánh mắt vọng về cố hương. Một chữ “vời” như khiến không gian trở nên rộng hơn, trống vắng hơn nhưng cũng ắp đầy tâm trạng hơn.
Tớ chỉ biết làm thế này thôi nhé, cậu thông cảm cho