Văn 10 Phân tích chi tiết 8 câu thơ đầu của bài bài thơ "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ "

Min Hana

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng chín 2018
411
251
101
18
Đà Nẵng
Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Thái Bình

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Mọi người ơi, ai có bài phân tích chi tiết 8 câu thơ đầu của bài bài thơ "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ " hok ak. Em đang cần gấp!! Em cảm ơn trước ak!
Mình hướng dẫn bạn dàn ý nhé.
I, Mở bài:
-Giới thiệu tác giả(dịch giả- Đoàn Thị Điểm), tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và đoạn trích.
- Khải quát nội dung, nghệ thuật.
II, Thân bài:
Tình cảm lẻ loi, cô đơn của người chinh phụ:
- Cách thể hiện tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ: tả hành động, cử chỉ-) sự khắc khoải mong chờ của người chinh phụ.

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

+ Người chinh phụ có hai hành động:
  1. Hành động đi đi lại lại ngoài hiên vắng "thầm gieo" những bước chân nặng nề, người chinh phụ như đang đếm từng bước chân. -)Tâm trạng bồn chồn, lo lắng không yên.
  2. Hành động buông rèm, cuốn rèm lên nhiều lần một cách vô thức.
=) Tất cả hành động của nàng diễn ra trong vô thức mà không có chủ ý. Từ đó ta thấy được tâm trạng: người chinh phụ khắc khoải, đau đớn với hai chữ chờ đợi.
+ Đặng trong không gian "ngoài hiên vắng" và "căn phòng".
  • Một không gian nhỏ, hẹp, gợi sự quẩn quanhm tù túng, bế tắc.
  • Không gian của tâm trạng rợn ngợp, rộng lớn, mênh mang, vắng vẻ, cô quạnh khiến người chinh phụ cảm thấy cô dơn, lẻ bóng.
- Tác giả tả tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ thông qua bức tranh thiên nhiên- tả cảnh ngụ tình:
Ngoài rèm, thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

+ Tác gỉa dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình để biểu đạt sự khao khát có được sự đồng cảm, mong muốn có người sẻ chia. Trong nỗi chờ đợi khắc khoải ấy, chinh phụ hướng tới các đối tượng để được giãi bày tâm trạng.
  • Người chinh phụ hướng tói chim thước- tức là chim khách. Theo quan niệm dân gian, loài chim này báo tin lành. Nếu có người đi xa, chim hót báo người trở về. Thế nhưng "thước chẳng mách tin"-) sự chờ đợi trong vô vọng làm cho người vợ thất vọng.
    =) Câu thơ viết như vậy khiến cho giọng thơ như pha cút hờn dỗi, trách móc.
  • Nàng quay vào trong phòng, hướng tới ngọn đèn để bầu bạn. Ngọn đèn mang đến thông tin về thời gian cụ thể. Tuy nhiên, ngọn đèn trong văn học nó trở thành tín hiệu nghệ thuật, gợi về một người bạn để giãi bày, tâm sự. Và tất nhiên, có tâm trạng mới bật đèn mà trằn trọc mãi không ngủ được.
  • So sánh: trong những câu ca dao người con gái gửi nỗi nhớ thương thông qua hình ảnh ngọn đèn "đèn thương nhớ ai,/Mà đèn không tắt.". Trong tình cảm, nỗi đau khổ của Kiều trước đêm theo mã Giám Sinh cũng được thể hiện "Một mình nàng ngọn đèn khuya/ Áo dầm giọt lệ, tóc se mái sầu"
  • Có đèn bầu bạn mà tâm sự, vậy mà "đèn có biết dường bằng chẳng biết". Đèn cũng chỉ là vật vô tri vô giác, chỉ có thể soi sáng không gian chứ không thể soi tỏ lòng chinh phụ-) lời than thở.
  • Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ + điệp "đèn", láy đi láy lại nhiều lần như ló lên niềm hi vọng tìm được, có được người sẻ chia, giãi bày. Nhưng ngay sau đó là thất vọng. Nghệ thuật lặp vòng tạo giọng thơ triền miên, gợi sự quẩn quanh với nỗi cô đơn. Khát vọng không được đáp ứng, nỗi cô đơn đẩy lên đỉnh điểm.
- Lời độc thoại nội tâm của chinh phụ. Qua đó thấy được trạng thái lay lắt, vật vờ.
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

+"Lòng thiếp..." thổ lộ trực tiếp nỗi lòng với những bi ai, đau đớn thông qua cách xưng hô.
+ "bi thiết" mài cắt, bi ai -) nỗi đau mài cắt, vò xe tâm can như chà đi xát lại-) chinh phụ đối diện với lòng mình và tự cảm nhận được nỗi đau nghịch cảnh mang đến.
+"Buồn rầu...." hình dung chinh phụ với nôi buồn, đau khổ, bế tắc khiến nagf rơi vào trạng thái câm nín. Nỗi buồn sầu ngày càng chất chứa.
+ Hai hình ảnh:
  1. "Hoa đèn" đèn dầu đã cháy sáng suốt đêm, bấc đã cạn, đầu bấc còn một chút sắc đỏ. -) ngọn đèn lụi tàn.
  2. "bóng người" trạng thái vô hồn, không còn một chút sức lực, phập phờ, dật giờ, lay lắt vì nỗi cô đơn.
=) hai hình ảnh bổ sung ý nghĩa cho nhau làm rõ hình ảnh của nhân vật, hiểu được nỗi buồn tẻ, lẻ loi, dày vò.-) Lời của chinh phụ tự thương cho cảnh ngộ của mình. Đây có thể là lời nói của tác giả nhập vào nhân vật để bộc lộ nỗi thương cảm, xót xa, đau nỗi đau của chinh phụ.
- Nội dung: Khắc họa nỗi buồn, nỗi đau, nỗi nhớ của người chinh phụ, ẩn sau đó là sự đồng cảm, trân trọng của tác giả đối với số phận và phẩm hạnh người phụ nữ
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp liên hoàn, từ láy
+ Thủ pháp tả cảnh ngụ tình
+ Giọng điệu da diết, buồn thương
- Liên hệ mở rộng, đánh giá.(Bài này có thể liên hệ tới Bánh trôi nước nhe)
III, Kết bài.
 
  • Like
Reactions: gnghi.nd
Top Bottom