Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta, Và được khắc thành những lời mộc mạc mà chan chứa nghĩa tình gửi gắm vào trong từng câu ca dao tục ngữ, đã được ghi nhận qua câu tục ngữ: “uống nước nhớ nguồn”, một câu tục ngữ khác cũng cùng thể hiện lời khuyên đạo nghĩa đó: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ta cùng nhau giải thích câu tục ngữ trên để hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó mà ông cha ta muốn nhắn nhủ.
Bằng những từ ngữ thật giản dị thật dễ hiểu nhưng thật sâu sắc. Người ăn quả là kẻ hưởng thụ thành quả lao động do người khác, do xã hội tạo nên. Những thành qur đó bao gồm thành quả về vật chất và thành quả về tinh thần. Thành quả vật chất gồm lương thực, thực phẩm, y phục,tiện nghi đời sống…Thành quả tinh thần là những thành quả về tri thức mà ta tiếp thu, nền văn hóa văn minh mà ta đang hưởng thụ và mọi giá trị tinh thần khác. Còn kẻ trồng cây là những gieo hạt, châm bón cho cây đâm hoa kết trái, tức là những người đã làm ra những sản phẩm về vật chất cũng như tinh thần cho xã hội; bao gồm gia đình, xã hội, dân tộc ta và cả nền văn hóa do nhân loại để lại cho chúng ta ngày hôm nay. Người ăn quả và kẻ trông cây được nhấn mạnh bởi từ “nhớ”, sự liên kết đó nhắc nhở ta khi ăn một quả gì đó thì ta phải nhớ đến công lao của kẻ trồng cây.
Bởi lẽ, chính những người trồng cây này họ đã đổ biết bao mồ hôi, công sức và kể cả những giọt nước mắt để chăm bón, vun xới cho cây thì cây mới được xanh tươi, đâm chồi nảy lộc, ra hoa thơm kết trái ngọt. Họ hiểu rõ công việc của mình là tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần, văn hóa để duy trì và phát triển xã hội, lưu truyền cho con cháu mai sau. Chúng ta là kẻ hưởng thụ thì chúng ta phải ghi nhớ công ơn của những người tạo ra những thành quả đó. Chẳng hạn như, hạt lúa hạt gạo, củ ngô củ khoai , rau quả ta ăn; tấm áo ta mặc; sách vở giúp ta mở mang trí tuệ, phát triển tài năng và nhân cách….Trước mắt ta là cha mẹ, thầy cô, người nông dân, công nhân đang lao động sản xuất, đã chăm lo cho ta mọi thứ. Hơn thế nữa, cuộc sống yên bình mà ngày hôm nay chúng ta có được, chúng ta đang sống và hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp như thế này chính là do sự hi sinh xương máu của biết bao thể hệ cha ông đi trước đã xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ hàng ngàn năm nay. Rồi những nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đời sống văn hóa tinh thần phong phú với nhiều phong tục tập quán, lễ hội, vui chơi dân gian…Tất cả những gì mà ngày hôm nay chúng ta đang có và hưởng thụ được là do đâu, có phải tự nhiên mà có được hay không, nếu không có mồ hôi, xương máu của các bậc tiền nhân thì chúng ta có thẻ có được như ngày hôm nay hay không? Chúng ta cần phải biết suy nghĩ, chúng ta cần phải biết được những gì ta có được từ đâu? Chính vì vậy chúng ta phải biết trân trọng và biết ơn đén công lao to lớn của kẻ trồng cây cho mình ăn trái.
Bằng cách so sánh thật cụ thể, câu tục ngữ đã toát lên một ý nghĩa giao dục thật sâu sắc. Qua đây ta cần xác định thái độ và quan niệm sống của mình: phải cố gắng học tập thật tốt, trau luyện tài năng và nhân cách đẻ sau này đóng góp công sức bản thân cho sự nghiệp trồng cây để lại cho thế hệ mai sau, nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đi trước, đồng thời góp phần phát triển xã hội mai sau.
tham khảo nhé