Văn 7 Phân tích câu "tốt gỗ hơn tốt nước sơn"

Tzuyu-chan

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
16 Tháng một 2019
1,420
2,113
261
Thanh Hóa
THCS Nguyễn Du
hãy phân tích câu "tốt gỗ hơn tốt nước sơn"
giúp mk vs mk đang cần gấp !!!
Câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp, chất lượng bên trong, xem những giá trị bên trong tốt hơn các giá trị bề ngoài. Câu tục ngữ đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.
bạn tham khảo nha !!
 
  • Like
Reactions: Lê Tường Vi 7C1

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Câu này có nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen nói về việc chọn đồ gỗ thì nên quan tâm đến vấn đề chất lượng bên trong của gỗ hơn là màu sơn, những cái biểu hiện bên ngoài bề mặt mà quyết định. Nghĩa bóng là khuyên chúng ta khi đánh giá con người cần quan tâm đến phẩm chất bên trong, đừng quá đặt nặng hoặc nhìn bề ngoài mà nhận xét chủ quan về một người.
 
  • Like
Reactions: Hỗ trợ Windows

Hỗ trợ Windows

Banned
Banned
Thành viên
19 Tháng một 2019
304
506
71
Nghệ An
Trường THCS Hùng Sơn
Câu này có nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen nói về việc chọn đồ gỗ thì nên quan tâm đến vấn đề chất lượng bên trong của gỗ hơn là màu sơn, những cái biểu hiện bên ngoài bề mặt mà quyết định. Nghĩa bóng là khuyên chúng ta khi đánh giá con người cần quan tâm đến phẩm chất bên trong, đừng quá đặt nặng hoặc nhìn bề ngoài mà nhận xét chủ quan về một người.
Tóm lại là mang 2 nghĩa đúng không chị .Nếu sâu hơn thì còn nghĩa nào không
 
  • Like
Reactions: xuanle17

Sula Nhok

Học sinh mới
Thành viên
13 Tháng chín 2018
3
6
6
18
Hưng Yên
THCS Tân Lập
BÀI LÀM
Nhân dân ta từ xưa tới nay đã để lại biết bao nhiêu bài học sâu sắc, những triết lý cuộc sống trong những câu ca dao, tục ngữ để răn dạy người đời. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là một trong những câu tục ngữ ngắn gọn, xúc tích hàm ý khuyên dạy mỗi người nên coi trọng tính chất, giá trị cốt lõi bên trong hơn là vẻ hào nhoáng, đẹp đẽ bên ngoài.
Người xưa đã mượn hình ảnh quen thuộc gỗ, nước sơn để giãi bày triết lý sống. Gỗ vốn có nhiều công dụng như làm đình, làm nhà rồi làm các vật dụng rất cần thiết trong cuộc sống con người. Bởi thế nên “gỗ tốt” vô cùng quan trọng. Gỗ thật sự tốt sẽ có sức bền, dùng được lâu năm, không sợ mối mọt. Vậy nên, chọn gỗ tốt rất quan trọng. Bên ngoài gỗ thường được phủ lớp sơn. “Nước sơn” được quét bên ngoài gỗ để sản phẩm nhìn đẹp hơn. Nhưng nếu một sản phẩm làm từ gỗ không tốt, gỗ non, ọp ẹp thì dù được sơn một lớp “nước sơn” “tốt” cũng không thể bền lâu. Thử nghĩ xem, những ngôi nhà là nơi để ở nên sức bền lâu rất quan trọng, hay đình chùa thường là những nơi thờ cúng linh thiêng từ đời này qua đời khác thì việc dùng gỗ tốt là vô cùng cần thiết. Dù nước sơn có đẹp có tốt đến đâu mà chất liệu gỗ không tốt thì sản phẩm cũng sớm bị bỏ đi thật lãng phí.

Từ hình ảnh gỗ, sơn cùng câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, người xưa dã dạy cho chúng ta một bài học sâu sắc về việc cần coi trọng giá trị cốt lõi bên trong hơn là vẻ hào nhoáng bên ngoài. Đối với bất cứ một đồ dùng nào, nên quan tâm trước tiên đến chất lượng sản phẩm, sau đó mới đến vẻ trang trí bên ngoài. Ngày nay, các mặt hàng trên thị trường nhiều vô kể. Có những đồ dùng gia đình hay đồ chơi trẻ em nhìn bắt mắt nhưng khi mua về dùng lại chẳng được bao lâu, gây lãng phí tiền bạc. Rồi những nhà sản xuất vì lợi nhuận mà làm nhanh, làm ẩu, bơm những chất độc hại vào thực phẩm để chúng được tươi, nhìn bóng lộn, ngon mắt mà không quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm, gây bệnh hay thậm chí tử vong cho người tiêu dùng. Trong bối cảnh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhức nhối như hiện nay thì câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” có giá trị răn dạy vô cùng đúng đắn.
Câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những ám chỉ coi trọng chất lượng sản phẩm mà quan trọng hơn cả là những triết lý sâu sắc về con người. Thông qua câu tục ngữ, nhân dân ta muốn đề cao phẩm chất, tính cách, vẻ đẹp tâm hồn bên trong mỗi con người hơn là vẻ đẹp bên ngoài. Trong cuộc sống, có những người giỏi giang, thông minh hơn người, có tài, có đức nhưng vẻ ngoài của họ lại rất đỗi bình thường, giản dị. Tiếp xúc lâu sẽ nhận được sự yêu mến, quý trọng của mọi người xung quanh. Nhưng cũng có không ít người, vẻ ngoài hào nhoáng, xinh đẹp, bảnh bao nhưng suy nghĩ thiển cận, thô lỗ, thậm chí là mưu mô, xảo quyệt, bất hiếu với mẹ cha. Những người như vậy dù bên ngoài có đẹp đẽ đến đâu thì cũng không thể nào che đi con người xấu xa bên trong, bị người đời căm ghét.
Ngày nay, có rất nhiều cuộc thi sắc đẹp trên toàn thế giới. Các cuộc thi không chỉ đánh giá vẻ đẹp bên ngoài mà còn đánh giá cả tài năng và phẩm chất của mỗi thí sinh. Sau một vài cuộc thi, có những thí sinh đăng quang nhưng lại có những hành vi, cử chỉ không đúng với chuẩn mực đạo đức nên dù có xinh đẹp đến đâu cũng bị mọi người chê cười. Cũng có những ý kiến cho rằng “đẹp nhân tạo còn hơn xấu tự nhiên” nên đi phẫu thuật thẩm mĩ. Đó cũng là một quan điểm của người yêu cái đẹp. Tuy nhiên, dù nói thế nào đi chăng nữa thì vẻ đẹp tâm hồn, tính cách, phẩm chất bên trong mới là điều đáng quý và đáng trân trọng nhất đối với mỗi người.
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa, triết lý sống mà nhân dân ta từ xưa đã để lại. Câu tục ngữ răn dạy con cháu ngày nay nên biết quý trọng, để cao chất lượng, phẩm chất, đạo đức bên trong trước tiên, hơn là vẻ đẹp hào nhoáng phô bày bên ngoài. Cái đẹp bên ngoài cùng cần thiết nhưng vẻ đẹp tâm hồn bên trong mới là điều đáng trân quý, cậu tục ngữ cũng răn dạy con người chúng ta biết sống sao cho có nghĩa, có tình.
 

Riana Arika

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng tám 2018
433
334
66
Thái Nguyên
Trường đại học quốc tế Nhật Bản - IUJ , Tokyo
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
kho tàn ca dao tục ngữ Việt Nam ta vô cùng phong phú. Những câu ca dao thục ngữ là lời ông ba ta djay bảo, khuyên rang được lư truyền qua câu tục ngữ. những câu tục ngữ luôn là lời dạy của ông bà, và cách dạy về nhân cách của con người, cách đánh giá con người. Những điều đó được thể hiện qua câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.

II. Thân bài: giải thích câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
1. Giải thích câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

- Ý nói về một vật được làm bằng gỗ và sơn bên ngoài, thì nên đánh giá chất lượng gỗ hơn là đánh giá chất lượng sơn
- Chất lượng của gỗ quyết định đến giá trị đồ vật, chứ sơn chỉ dung để trang trí
- So sánh giữa chất lượng bên trong và chất lượng bên ngoài
- Khẳng định giá trị bên trong hơn giá trị bên ngoài
2. Đánh giá câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
- Ý nghĩa câu tục ngữ hoàn toàn đúng: vì khi một vật dụng tốt gỗ còn hơn tốt về nước sơn, gỗ mà xấu, dỏm thì cũng sẽ hư hỏng khi có lớp sơn bóng bẩy.
- Ý muốn con người đánh giá cái đẹp bên trong con người hơn là bên ngoài:
+ Cái nết đánh chết cái đẹp
+ Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong
- Câu nói ý đánh giá phẩm chấ con người.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
- Câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” hoàn toàn đúng
- Chúng ta nên vận dụng câu tục ngữ vào khi đánh giá một con người
 
Top Bottom