Phân tích cái ngông của nhà thơ Tản Đà trong bài thơ Hầu Trời

D

doremon.

Mb: giưói thiệu tác giả tác phẩm

Tản Đà được coi là “người nằm vắt mình qua hai thế kỉ”, là gạch nối giữa thơ mới và thơ cũ, là người đặt nền móng cho thơ mới. Những đánh giá ấy đã xác nhận vị trí quan trọng của Tản Đà đối với văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. Ông là đại diện tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn này, giai đoạn văn học dân tộc có những bước chuyển mình, bắt đầu cho giai đoạn hiện đại hoá mau lẹ. Hầu trời là một bài thơ có rất nhiều điểm mới .bài thơ cũng là bài cho chúng ta thấy rõ đuợc cái NGÔNG của Tản đà.
TB:

Cái "ngông" của Tản đà có những đặc thù do sự quy định của thời đại trong bài Hầu Trời , cái "ngông" của Tản Đà có những biểu hiện nổi bật:

+ Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng
+ Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm tri kỉ với mình ngoài Trời và chư tiên.
+ Xem mình là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội ngông.
+ Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả ( thực hành thiên lương ).
+ Nhà thơ bịa ra chuyện "hầu trời" đã hàm chứa một sự khiêu khích nhất định đối với cái tôn ti , đẳng cấp đang thống trị xã hội lúc ấy.Tản đà hình dung các đấng siêu nhiên như những rất bình dân ngang hàng với mình.....
Cái ngông của tản đà cónhiều điểm lặp lại cái "ngông" của Nguyễn Công Trứ ( bài ca ngất ngưởng):ý thứuc rất cao về tài năng của bản thân dấm nói giọng bông lơn về những đối tượng nhưu trời , bụt , dám phô bày toàn bộ con người "vuợt ngoài khuôn khổ"của mình trước thiên hạ , như muốn "giỡn mặt" thiên hạ,........
Cái "ngông" ở Tản đà k còn xem vấn đề " Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung"(NCT) là chuyện hệ trọng.Hơn nữa, Cái tài mà Tản Đà múon kheo vềcơn bản là cái tài thuộc phạm trù văn chương
Nhà thơ đã sống thoải mái hơn bởi thời đại đang chuyển động đang khẳng định tự do cá nhân một cách một cách mạnh mẽ
có thể tam khảo ở đây :http://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?t=10221
kb:
Hầu trời là một bài thơ hay , độc đáo , có nhiều nét mới về mặt thi pháp , rất tiêu biểu cho tính chất "giao thời" trong nghệ thuật thơ TĐ .qua bài thơ, có thể nhận ra được nhiều điề vễu hướng phát triển của câu thơ VN trong những năm 20 của thế kỉ XX
 
Top Bottom