phân tích cái hay của điệp ngữ

H

hoa_anh_dao_2000

Tớ chỉ nói ý thôi, bạn tự viết đoạn văn nhé.
Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng điệp từ "vì". Góp phần thể hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ của người cháu: Vì Tổ quốc, vì nhân dân; vì những người thân yêu trong gia đình, đặc biệt là vì người bà yêu quý với bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ; vì tiếng gà cục tác tức là vì cuộc sống yên bình; vì ''ổ trứng hồng tuổi thơ'' tức là vì thế giới tâm tưởng, kí ức lung linh thời thơ ấu của mình.
 
K

keohong2000

Ngoài BP điệp ngữ như bạn hoa_anh_dao_2000 đã nói thì còn
Phép liệt kê (từ khái quát đến cụ thể)
-Một loạt các hình ảnh gợi cảm, có hệ thống
"Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng"
-> Thể hiện tình cảm của tác giả vừa thể hiện ở diện rộng, vừa có chiều sâu
-> Hoàn thiện mạch cảm xúc, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của nhân vật trữ tình.
 
L

leo345

viết đoạn văn phân tích cái hay của việc sử dụng điệp ngữ trong đoạn thơ sau : ''cháu chiến đấu hôm nay...(đến hết)''

Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
nguồn : internet
 
Top Bottom