Phân tích các nguyên nhân thất bại của nhà Nguyễn trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nửa sau thế kỷ 19. Từ đó, hãy suy nghĩ về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp
Trandung155Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
*
Nguyên nhân sâu xa:
- Thế kỉ XIX Pháp chuyển sang đoạn đế quốc chủ nghĩa rất cần thuộc địa, ở Đông Nam Á, ở Việt Nam.
Việt Nam là bàn đạp hết sức quan trọng, một căn cứ hải quân lý tưởng cho Pháp hoạt động ở Viễn Đông. Nếu đứng vững ở Việt Nam, Pháp có thể tiếp cận thị trường Trung hoa một cách dễ dàng.
* Nguyên nhân trực tiếp:
Chế độ phong kiến dưới triều Nguyễn khủng hoảng →khiến cho sức đề kháng của dân tộc bị suy giảm nghiêm trọng.
Triều Nguyễn không đưa ra được một đường lối kháng chiến đúng đắn, thiếu quyết tâm chống Pháp → bỏ qua nhiều cơ hội để phản công, đi từ đầu hàng từng bước đến hoàn toàn.
Triều Nguyễn không tổ chức được chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, thậm chí còn can thiệp các phong trào đấu tranh.
Nhà Nguyễn chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của cải cách, canh tân đất nước; thi hành chính sách ngoại giao đơn phương đã làm cho triều đình bị cô lập trong cuộc chiến.
Suy nghĩ về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp
Trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây, nhà Nguyễn không có chính sách canh tân đất nước để cho nước mạnh lên, đủ sức chống Pháp mà vẫn duy trì chính sách bảo thủ, phản động.
- Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, manh mún, ruộng đất rơi vào tay cường hào, địa chủ. Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến, đê điều không được chăm sóc.
+ Công thương nghiệp, chính sách độc quyền của nhà nước hạn chế sự phát triển của sản xuất. Chính sách bế quan toả cảng khiến nước ta bị cô lập với bên ngoài.
-Quân sự lạc hậu,
- Ngoại giao: chính sách cấm đạo đã gây ra những sai lầm, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
=> Chính vì chính sách thủ cựu của nhà Nguyễn nên khi Pháp xâm lược ta không có tiềm lực kinh tế, điều kiện vật chất và không được lòng dân để đương đầu với thực dân Pháp đây là nguyên nhân cơ bản để đưa đến việc nước ta rơi vào tay Pháp.
Khi Pháp xâm lược Việt Nam, gần 20 năm nhà Nguyễn vẫn không có sự thay đổi trong quản lí đất nước, khước từ chính sách cải cách duy tân của quan lại tiến bộ. Ngày càng lún sâu sai lầm, khiến cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
Trong quá trình kháng chiến nhà Nguyễn đã không có nghệ thuật quân sự độc đáo, đã mắc phải sai lầm lớn đó là từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang, lựa chọn con đường thương lượng, từng bước đầu hang đi đến đầu hang hoàn toàn.
Nhà Nguyễn không đoàn kết nhân dân tổ chức đánh giặc mà ngược lại xa rời nhân dân, từ chỗ xa rời đi đến chống lại nhân dân.
Trong quá trình kháng chiến nhà Nguyễn đã bỏ qua nhiều cơ hội để phản công và thắng Pháp
- 1858, Pháp thất thủ ở Đà Nẵg nhà Nguyễn đã không dốc toàn lực để đanh P.
-1859, Pháp chiếm Gia Định, lâm vào thế khó khăn ở Trung Quốc, nhà Nguyễn đã phòng ngự bị động xây dựng đại đồn Chí Hoà và không đánh Phâp.
-1862 Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông nhưng gặp phải khó khăn vì nhân dân chống Pháp nhưng nhà Nguyễn đã cứu nguy cho Pháp bằng Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862.
- 1867, từ chỗ sợ Pháp nhà Nguyễn nhanh chóng đầu hàng nên Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn 1 viên đạn.
-1873, 1883 Pháp bị nhân dân Bắc Kì đánh bại 2 lần ở Cầu Giấy, lâm vào tình trạng hoang mang. Đây là cơ hội tốt song nhà Nguyễn không chớp lấy thời cơ. Vì vậy, năm 1883 Pháp lợi dụng cơ hội Tự Đức mất, Pháp đem quân đánh Thuận An, dùng áp lực buộc triều Nguyễn kí Hiệp ước Hác măng và Pa tơ nốt, nhà Nguyễn chính thức đầu hàng Pháp.
=>Như vậy, từ chỗ không tất yếu, nhà Nguyễn đã để nước ta rơi vào tay Pháp trở thành tất yếu.
*Tuy nhiên, trong quá trình chống Pháp cũng có những vị quan triều đình, kể cả vua (Hàm Nghi, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương..) đã nêu cao tinh thần đấu tranh chống Pháp, quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc.
-Tóm lại, việc để nước ta rơi vào tay Pháp cuối thế kỉ XIX là trách nhiệm phần lớn vua quan triều đình nhà Nguyễn.
Bên cạnh đó, bạn có thể xem lại kiến thức cơ bản của bài học: khu vực Tổng ôn kiến thức nh
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-kien-thuc-co-ban-den-nang-cao-tat-ca-cac-mon.827998/