Văn 7 Phân tích biện pháp tu từ trong trích đoạn "Đoàn thuyền đánh cá"

nguyenthiphuongthanh2006@gmail.com

Học sinh
Thành viên
29 Tháng một 2019
59
24
26
18
Hà Nội
trường trung học cơ sở trung tú
Last edited by a moderator:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Mình có 1 số ý bạn tham khảo
-Cánh buồm giương to đưa con thuyền tiến lên phía trước
-BPTT so sánh : cánh buồm >< mảnh hồn làng
+Hình ảnh cụ thể: cánh buồm
+Hình ảnh trừu tượng: mảnh hồn làng
=>mạnh mẽ, nêu lên những đức tính siêng năng cần cù của người dân => tình yêu quê hương của tg nhớ nhung về làng chài
=>tạo sinh động, tác động mạnh mẽ đến người đọc về tình yêu quê hương: thiêng liêng, xúc động

-Động từ "rướn" biểu cảm cao
-Nhân hóa: Cánh buồm -> "rướn thân trắng" để "bao thâu góp gió"-> đi chinh phục biển cả, đại dương bao la con người, người dân làng chài
=> Khắc họa sự chăm chỉ, cần mẫn làm việc của người dân, cảnh sinh hoạt lao động làng chài và sự hy vọng mưu sinh của người dân

Chỉ rõ và phân tích các biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ...
Văn 8 mà ta?

- Biện pháp:
+So sánh: "Cánh buồm giương to" (cụ thể) được so sánh như "mảnh hồn làng" (trừu tượng
=> Làm nổi bật truyền thống cần cù, chăm chỉ và những đức tính tốt của người dân làng chài -> Tác giả luôn nhớ, hướng về quê hương
+ Động từ "rướn", hình ảnh "rướn thân trắng" để "bao la thâu góp gió"
=> Biểu cảm cao, làm tăng vẻ đẹp muốn chinh phục, muốn vượt lên thử thách, ý chí kiên cường của người dân

=> Qua hình ảnh cánh buồm, cho ta thấy vẻ đẹp đáng trân trọng, quý báu của người dân, tô đậm tình yêu nồng nàn mà tác giả dành cho quê hương.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: NTD Admin

dovinavip

Học sinh
Thành viên
27 Tháng ba 2017
30
14
31
20
Quảng Bình
TRƯỜNG chém gió
“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.
 
Top Bottom